Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 26)

Trong tác phẩm văn học, hình tượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung lý tưởng đạo đức thẩm mỹ của tác giả, là nơi tác động đến người đọc trên ba mặt: nội dung nghệ thuật, trình độ và hiệu lực của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Thông qua ngôn ngữ nhân vật - lời nói trực tiếp của các nhân vật với nhau trong tác phẩm văn học - đời sống của chính họ được thể hiện.

Ngôn ngữ của nhân vật có thể tồn tại dưới hai dạng: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại. Dù ở dạng nào thì ngôn ngữ nhân vật vừa là hiện thân cuộc đời, số phận của chính nhân vật, vừa là hiện thân của một tầng lớp, một giai cấp, có khi là đại diện cho cả một thế hệ trong thời đại nào đó nói chung.

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi gửi gắm nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.

Nhân vật được coi là “con đẻ” tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong hoạt động giao tiếp ở mỗi tác phẩm văn học, các nhân vật tham gia giao tiếp có sự khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội và tâm lí cũng khác nhau. Hơn nữa, các phương tiện xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và mang màu sắc biểu cảm. Việc lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp không chỉ thể hiện mối quan hệ liên cá nhân, mà còn thể hiện “chuẩn mực lịch sự trong giao

tiếp của người Việt”.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)