Các TXH biểu hiện thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 64)

Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ thể hiện sắc thái tình cảm của người nói khi tham gia giao tiếp, trong đó có các TXH. Các TXH của các nhân vật trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng không nằm ngoài những giá trị đó. Qua lời thoại của nhân vật, độc giả phần nào hiểu về thái độ, tình cảm của các nhân vật và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Trong Tắt đèn, có bao nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu vai giao tiếp. Các vai luôn thể hiện thái độ tình cảm của mình trong khi giao tiếp. Đó là sự tôn trọng, kính nể của vai thấp đối với vai cao; Đó là tình cảm thân mật, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Đó là sự khinh rẻ của tầng lớp quan lại đối với nông dân. Đó là thái độ hống hách lộng quyền của hệ thống quan lại làng xã...

“ - Vâng, thì cô... Cô Hai bên kia hiếm hoi, mấy lần xem bói, thầy bói bảo

cô ấy phải nuôi con nuôi thì mới đứng số. Bởi thế, tao muốn mua cho cô ấy một

đứa để nó “gánh vác đỡ đi”. Chứ nhà tao thiếu gì người hầu hạ? Vả lại, con bé mới lên sáu tuổi, đã làm được công trạng gì mà tao phải chuốc? Huống chi nó

sang ở với cô ấy, cơm no áo lành, lại không sung sướng hơn gấp trăm nghìn ở

nhà với vợ chồng mày hay sao? Đáng lẽ biếu không thì phải... Cho một đồng

cũng quá lắm rồi. Không phải nài nẫm gì nữa!” [37; 44].

Qua ví dụ trên, vợ chồng Nghị Quế, vì học đòi làm sang mà gọi con gái là cô. Sự nâng bậc trong giao tiếp một cách thái quá tạo nên sự lố bịch. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy, thể hiện được sắc thái tôn trọng của Nghị Quế với con gái mình. Trường hợp khác, quan Phủ gọi thủ quỹ, Chánh tổng và viên thừa phái (cấp dưới của mình) bằng “thày”. Qua đó, nhân vật quan Phủ muốn thể hiện sự tôn trọng đối với cấp dưới.

Các thày có trông thấy nó nộp sưu cho Lý trưởng không?” [37 ;127]

Thày thảo biên bản, nói rằng hôm nay tôi về đây khám thuế bắt được

Lý trưởng thu thuế của tên Dậu mà không biên nhận cho nó. Rồi bảo Chánh

tổng ký vào. Nghe không?” [37 ;129]

Chị Dậu gọi em trai của chồng mình bằng chú (gọi thay) để tỏ sự tôn trọng:

Thưa ông, chú nó chết từ tháng giêng rồi mà! Nhà con vẫn chưa khai

tử hay sao?” [37 ;92]

Như vậy, để tỏ sự tôn trọng nhau, các nhân vật thường hô nâng bậc. Bố mẹ gọi con là cô; chị dâu gọi em chồng là chú; cấp trên gọi cấp dưới là thày...

Không chỉ có thế, các TXH còn thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi của những người tham gia giao tiếp. Ví dụ:

Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị sang

ở với cụ Nghị kia đây. Từ rày trở đi, chị không được ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu

lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!”.

Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi.

Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy. khóc thì Dần dỗ , không được đánh đấy

nhé. Bao giờ lớn rồi thì Dần rủ nó sang cụ Nghị với chị. Thôi, Dần ở nhà,

chị phải đi với u đây, chị không được về nữa đâu, Dần ạ!”. [ 37;77]

Việc nhân vật Tý dùng TXH bằng tên riêng của hai em mình kết hợp với ngữ khí “nhé” và “” đã tạo cho lời nói thân mật và nặng tình. Người đọc cảm nhận được tình chị em ruột thịt của các nhân vật và không khỏi xót xa cho những đứa trẻ vì cha mẹ chúng thiếu tiền nộp sưu mà đã phải chịu cảnh chia lìa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các TXH cũng góp phần thể hiện thái độ khinh bỉ, coi thường của các nhân vật. Khi muốn tỏ thái độ coi khinh các nhân vật khác, người nói thường hô bằng thằng, con... trước danh từ. Ví dụ: thằng Mới, thằng Biện, con mẹ kia, con ranh con, con mẹ đĩ Dậu, cái....

Con mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà!...” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[37 ;42]

“- Chỗ mày kêu khóc ở đây à, con mẹ kia? Muốn sống thì câm cái

mồm, không thì ông sẽ cho một trận nữa!” [37;94]

Tên Hợi là tên nào? Sao thằng Dậu phải đóng sưu cho nó?” [37;128]

“Sưu đâu? Thằng kia? Đem nộp nốt đi!” [37;138]

Con mẹ đĩ Dậu! Mày đã biết nhục chưa con? Ông còn làm cho bõ

ghét mới thôi!” [37;141]

Thái độ khinh thường của các nhân vật trong cuộc thoại xuất phát từ lời của những người có tiền, có vai vế trong xã hội: Bà nghị, cai lệ, quan phủ, lý trưởng... Người nhận những lời đó là những Chị Dậu, anh Dậu... Họ là những người nông dân “dưới đáy xã hội”, nghèo về tiền bạc, kém về vị thế trong xã hội. Đi cùng với thái độ khinh rẻ những người nông dân nghèo khó, các nhân vật thuộc “lớp trên” của xã hội thường tự cao, ta đây, lộng quyền và hách dịch. Trước thái độ đó của địa chủ, quan lại, những người nông dân thường sợ sệt, khúm núm. Ví dụ:

Chị Dậu nói với vợ chồng Nghị Quế về việc phải bán con: “Thưa lạy

hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con.” [37;42]

Con gái chị Dậu lên bảy tuổi nhưng vợ chồng Nghi Quế bảo nó lên sáu và trả giá cho đứa bé sáu tuổi, chị Dậu vẫn nghe theo vì quá túng bí. Bán con, bán cả mẹ con đàn chó mới được “hai đồng đem về”, chị Dậu đành chấp nhận: “Vâng, con xin bán hầu hai cụ. Nhờ các cụ cho bảo ông giáo làm giấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, các TXH có vai trò đáng kể trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật khi họ tham gia giao tiếp. Tùy theo từng vai nhân vật khác nhau mà tình cảm và thái độ mà họ thể hiện khác nhau sao cho phù hợp với vai mà họ đảm nhiệm. Điều đó góp phần làm sáng rõ giá trị của tác phẩm.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 64)