Dùng từ xưng hô thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 75)

Viết về đề tài người nông dân, Ngô Tất Tố đã lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ dân dã chất phác trong tác phẩm Tắt đèn. Vì thế, những câu văn trong tác phẩm rất bình dị, chân thực như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày. Trong số đó, những từ xưng hô thể hiện phong cách sinh hoạt rất rõ nét. Ví

dụ: tao, chúng tao, mày, bóp con nhà mày, bố thằng nào, con mẹ đĩ Dậu, con

vợ thằng Dậu, bà mày, ông mày, chúng ông...

“ - À! Con vợ thằng gì ở xóm cuối làng phải không? Chị ta cứng cổ

lắm, lý sự lắm. Hôm nay, nếu không phải vội đi bắt đứa khác thì tôi biếu thêm cho chị ấy vài chục quả phật thủ nữa.” [37;55]

“- Giấy má gì đấy? Con mẹ đĩ Dậu? Đơn kiện phải không? Ừ! Được!

Có giỏi thì đi kiện ngay ông đi! Ông thử cho mày thêm một trận nữa, để mày đi kiện luôn thể”[37;59]

Đoạn văn như vẽ ra trước mắt chúng ta cảnh làm việc trong mùa thu thuế ở làng Đông Xá trong tác phẩm của Ngô Tất Tố. Trong khung cảnh tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sân đình, các quan làng hống hách, trịnh thượng (ông) và đe dọa dân chúng. Cách gọi dân của các quan kèm theo thái độ khinh bỉ, coi thường: “con mẹ đĩ

Dậu”, “con vợ thằng gì” là những từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt, không mang tính quy thức. Phong cách đó được quan làng sử dụng trong khi làm nhiệm vụ thu thuế cho “nhà nước”. Chính quan lại đã phá vỡ tính nghi thức của công việc là do họ không còn đúng với vai mà mình đảm nhiệm. Điều đó chứng tỏ quan lại hết sức nhố nhăng, không có quy tắc, không có trật tự.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng mang lại cho chúng ta cảm nhận về một gia đình nghèo khổ, túng quẫn nhưng những thành viên của gia đình ấy rất thương yêu, đùm bọc nhau:

Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người

ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông

xơi, ông đừng làm tội u nữa!”[37;70]

Đoạn văn không chỉ cho ta thấy cái nghèo, cái thiếu của người dân quê mà còn cho ta thấy được tình cảm của họ. Cái Tý mặc dù mới lên bảy tuổi nhưng đã đảm đương hết mọi việc ở nhà khi bố thì bị bắt giam ở đình, mẹ thì chạy tiền sưu. Không chỉ có thế, cách chăm sóc, yêu thương và dạy bảo các em của Tý thật ra dáng là chị cả. Từ xưng hô tôi/ông, mày, nhà mày vừa giúp em hiểu, vừa để nựng, để dỗ em chịu khó ăn khoai thay cơm vì nhà không có. Tình cảm đó thật đáng thương và đáng trân trọng biết bao!

Không đáng trân trọng sao được khi trong hoàn cảnh khó khăn đó, những con người khốn khổ từ trẻ nhỏ đến người lớn đều là nạn nhân của sưu thuế nhưng vẫn dành cho nhau sự yêu thương. Không đau lòng sao được khi người mẹ phải rứt ruột bán đi đứa con gái mới bảy tuổi để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Trong cảnh mua bán đó, chị Dậu thì đau đớn ê chề còn vợ chồng Nghị Quế vui mừng vì được lợi. Ngô Tất Tố dùng từ xưng hô của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để miêu tả lại cảnh đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“ - Thế mà cả vợ lẫn chồng dám xưng xưng nói rằng con bé đã lên

bảy. Lên bảy mà bằng cái nhãi thế à? Bà biết ngay mà! Cái đời nhà chúng

bay còn có câu nào nói thật!

- Bẩm cụ, chúng con không dám nói dối, thật quả cháu đã lên bảy tuổi,

thằng em nó lên năm, còn con bé nữa lên hai. Con được ba cháu cả thảy.

... - Này liệu hồn! Bà thì tống cổ cả đi, không thèm mua bán gì nữa bây

giờ.; Dễ bà bằng đôi bằng lứa với mày hay sao? Chưa nói mày đã cãi liền!

Láo quen! Con bé bằng ngần kia mày dám xoan xoét bảo náo lên bảy, nói

cho chó nó nghe à?” [37;83]

Vợ chồng Nghị Quế hòng mua rẻ được của chị Dậu cả con lẫn chó mà vừa đấm vừa xoa. Đã thế lại còn giả tạo như đang làm phúc cho chị Dậu. Thực tế trong cuộc mua bán này, vợ chồng Nghị Quế là người quyết định giá và ép chị Dậu tuân theo. Không chỉ có vậy, bà Nghị còn xỉa xói chị Dậu, khiến chị đã đau đớn lại càng đau đớn hơn.

Như vậy, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày có ở hầu hết các từ xưng hô trong cuộc thoại của các nhân vật trong Tắt đèn. Việc nhà văn sử dụng phong cách ngôn ngữ này trong lời thoại của các nhân vật giúp chúng ta hiểu được sự nghèo khổ đến tận cùng của những người dân quê và sự giàu sang mà bủn xỉn, xảo quyệt của giai cấp thống trị.

2.3.7. Dùng từ xưng hô thuộc phương ngữ Bắc Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố viết về đề tài nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ nên các từ xưng hô mà các nhân vật sử dụng trong cuộc thoại thuộc phương ngữ Bắc Bộ. Ví dụ: bay, chúng bay, hắn, thày, u, cậu, mợ...

“ Con van thày! Con van u! Thày u để con ở nhà chơi với em con. Con

van thày! Con van u! Thày u đừng đem bán con.” [37;29]

“ Anh ấy phải cảm đấy. Chị xem nhà ai có dầu bạc hà xin một ít mà bôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Thôi! Mợ lên xe đi đi! Kẻo nữa tối nay thứ bảy, ngài lại đi chơi đâu

chăng?”[37;147]

Những từ trên thuộc phương ngữ Bắc Bộ. Từ bố, mẹ trong tiếng toàn dân thì trong tác phẩm, nhân vật dùng thày, u. Trong tiếng toàn dân dùng vợ

thì trong tác phẩm, nhân vật dùng mợ... Đây là những từ chỉ có riêng ở phương ngữ Bắc. Với việc sử dụng phương ngữ trong tác phẩm của mình Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thật, sinh động vẻ đẹp riêng của từng hình tượng nhân vật. Đồng thời đưa ngôn ngữ của nhà văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Bắc Bộ hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm tắt đèn (Trang 75)