Trong tiếng Việt, có một bộ phận lớn các từ chỉ vai vế trong họ tộc được dùng làm các TXH, chúng được gọi là các TTT. Theo Tác giả Đặng Thị Vân Chi, có điều đó là do ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam là văn hóa duy tình. Chúng tôi cũng đồng tình ý kiến đó. Bởi người Việt mang đặc điểm của văn hóa nông nghiệp nên nơi cư trú chủ yếu là làng xã. Quan hệ làng xã và quan hệ huyết thống là hai yếu tố cơ bản. Vì vậy, giao tiếp trong cộng đồng mang đậm dấu ấn của quan hệ huyết thống. Dần dần, phạm vi làng xã được mở rộng và các từ chỉ quan hệ huyết thống được sử dụng trong xưng hô thậm chí thành một bộ phận lớn trong vốn TXH của tiếng Việt.
Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố viết về nông thôn của xã hội Việt Nam những năm nửa thực dân - phong kiến thì các TXH trong lời thoại của các nhân vật sử dụng rất nhiều các TTT.
Ví dụ: Anh Dậu xưng “con” và gọi Chánh tổng là “ông”:
“Thưa ông, con có muốn chi thế này! Trời làm vận hạn đau yếu nên
con phải chịu. Xin ông thương lại vợ chồng nhà con, một đồng bạc con cũng
xin vâng, nhưng con hãy khất ngày mai xong thuế con bắt nhà con cấy trừ
hầu ông.” [37 ;68]
Chị Dậu xưng “cháu” và hô “ông” với biện lệ:
“Cháu xin vâng lời hai ông, nhưng các ông hãy để cho cháu thuần
chân cái đã.” [37;157]
Chị Dậu xưng “con” và hô “cụ” với bà lão bán nước không quen biết:
“...Thưa cụ, trong mình cháu thật quả không có xu nào, cháu không
dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho ngồi đây một lát...”. [37;164].
Như vậy, mặc dù các nhân vật không có quan hệ huyết thống, những trong cuộc thoại, họ vẫn dùng những TTT để xưng hô. Thậm chí, cách dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TTT để xưng hô ngoài xã hội trong tiểu thuyết Tắt đèn là phổ biến. Và điều này phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt, nhất là trong những năm trước Cách mạng. Trong giai đoạn lịch sử này, ở các cuộc thoại, vai giao tiếp chính là những người có quyền, có tiền, có địa vị xã hội như quan lại, địa chủ phong kiến; các vai phụ chỉ có tính chất bổ sung cho vai chính. Vì thế, thông qua lời nói, chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm cá nhân của chính người nói và bóng dáng của người được nói đến hay của đối tác giao tiếp. Điều này chúng tôi sẽ đề cập kĩ hơn ở những phần tiếp theo của luận văn.
Việc sử dụng các TTT là TXH trong xã hội không chỉ cho chúng ta biết về vai giao tiếp mà còn cung cấp cho chúng ta biết về quan hệ quyền uy. Trong cuộc thoại, những nhân vật có địa vị xã hội thường có quyền xưng hô ở những vai trên và ngày càng tôn cao vai của mình. Ví dụ: ông, bà, cụ... Khi giao tiếp với những nhân vật này, những nhân vật vai dưới thường đề cao và tôn trọng họ. Và nhiều khi, sự lễ phép quá mức làm cho họ mang tư thế khúm núm, nhỏ bé với những cách xưng: con, cháu...
Việc dùng các TTT làm TXH ngoài xã hội còn tạo sự gần gũi trong quan hệ giữa những nhân vật giao tiếp. Vì thế, hiệu quả giao tiếp dễ được thực hiện hơn. Chẳng hạn, tại đình làng, khi chị Dậu đã thỏa thuận xong việc bán con và bán chó ở nhà Nghị Quế, chị đến đình làng xin dấu vào tờ nhận thực nhưng Lý trưởng không bằng lòng đóng triện vì chị không có tiền, anh Dậu nằn nì:
“Thưa ông! Con có muốn chi thế này! Trời làm vận hạn đau yếu nên
con phải chịu. Xin ông thương lại vợ chồng nhà con, một đồng bạc con cũng
xin vâng, những con hãy khất ngày mai xong thuế con bắt nhà con cấy trừ
hầu ông” [37; 68]
Nhờ câu nói của anh Dậu mà chánh tổng bằng lòng cho vợ chồng anh Dậu đóng triện nợ và trả nợ bằng cách cấy thuê một mẫu ruộng. Tuy việc trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nợ đó là quá đắt, nhưng trước mắt, việc dùng các từ thân tộc làm từ xưng hô đã giúp vợ chồng anh Dậu đạt được hiệu quả giao tiếp. Cũng chính nhờ câu nói lễ phép của chị Dậu và lối xưng hô “cụ” với “con” mà bà lão bán hàng nước thương tình và cho chị Dậu ngồi nhờ trong đêm. Đó chính là hiệu quả giao tiếp mà có phần đóng góp không nhỏ của các từ xưng hô thân tộc. Các TTT được dùng thường xuyên nhất là ông, bà, anh, chị.