Nguyên nhân

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 85)

i. Khái niệm công ty chứng khoán

2.3.3.Nguyên nhân

2.3.3.3. Nguyên nhân chủ quan

Là những nhân tố chính xuất phát từ phía công ty tác động chủ yếu lên kết quả của hoạt động môi giới của công ty:

Thứ nhất, trình độ nhân viên môi giới vẫn chưa đồng đều, số người đã có

chứng chỉ hành nghề còn ít. Tính đến 31/12/2010, số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề mới chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số nhân viên cả công ty.

Đội ngũ nhân viên môi giới của TLS chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 23 – 27. Tuy có lợi thế là nhân sự trẻ năng động, nhưng do kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kinh nghiệm trong giao tiếp, tiếp xúc khách hàng chưa tích lũy được nhiều, nên chất lượng môi giới tư vấn không được đồng đều, chưa thực sự thể hiện được uy tín lớn với khách hàng.

Thứ hai, nhân viên môi giới vẫn chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách

hàng. Đa phần là khách hàng tự tìm tới TLS hoặc do các mối quan hệ đem lại. Với sự quan hệ rộng rãi, có uy tín, nhân viên môi giới của TLS đã thu hút được rất nhiều những khách hàng lớn, có tiềm năng. Tuy nhiên, tới một lúc nào đó, nguồn khách hàng này cũng sẽ không mở rộng hơn được. Nếu như không chủ động tìm kiếm, phát triển mạng lưới khách hàng thì hoạt động môi giới của TLS không thể phát triển mạnh và bền vững được.

Mặt khác, sự tư vấn và chăm sóc khách hàng của nhân viên môi giới chưa thực sự hiệu quả. Họ chỉ tập trung tư vấn cho những khách hàng lớn, khách hàng thân thiết mà bỏ quên những khách hàng tiềm khác cũng có nhiều nhu cầu đầu tư. Việc phân bổ thời gian tư vấn khách hàng và phương tiện tiếp xúc với khách hàng còn hạn chế, chủ yếu là qua điện thoại. Với thời gian hạn chế, nhất là trong những lúc thị trường phát triển nóng, sẽ có rất nhiều khách hàng lớn có nhu cầu đầu tư không được nhân viên môi giới tư vấn, bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư, gây thiệt hại và giảm lòng tin của khách hàng về dịch vụ của TLS.

Thứ ba, việc áp dụng những phần mềm kỹ thuật mới vào hoạt động môi giới

của công ty vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Đôi khi vẫn xảy ra một số trường hợp trục trặc do lỗi của phần mềm, như hệ thống Contact center không gửi SMS báo khớp lệnh do lỗi kết nối với cổng nhà mạng điện thoại di động cung cấp, hoặc hệ thống giao dịch trực tuyến Stock24 thời gian đầu thường bị quá tải, khách hàng không đăng nhập vào được… Điều này, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của khách hàng dẫn đến việc khách hàng mất đi sự tin tưởng, tín nhiệm đối với hoạt động môi giới của công ty.

Tuy phần mềm phục vụ cho việc đặt lệnh của nhân viên môi giới khá hiện đại và nhanh chóng, dễ dàng theo dõi diễn biến thị trường, nhưng phần mềm dành cho nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch lại khá cồng kềnh, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho nhân viên khi hạch toán giao dịch tiền và chứng khoán của khách hàng, làm giảm hiệu quả công việc. Hơn nữa, đôi khi làm chậm trễ, lỡ mất cơ hội đầu tư của khách hàng, làm giảm uy tín của TLS trong mắt khách hàng.

Thứ tư, tuy biểu phí giao dịch của công ty được thiết kế khá linh hoạt theo từng mức giao dịch của khách hàng, nhưng so với mặt bằng chung của các công ty chứng khoán khác, đặc biệt là những công ty chứng khoán mới thành lập vẫn còn tương đối cao. Đối với những nhà đầu tư lớn hay những nhà đầu tư giao dịch thường xuyên thì đây là một yếu tố cản trở trong việc thu hút khách hàng đến với công ty.

Thứ năm, các dịch vụ hỗ trợ của công ty chưa đáp ứng được hết những nhu

chứng khoán khác.

Trong thời kỳ giao dịch sôi động của thị trường, khách hàng có nhu cầu về vốn rất nhiều và nhất là sự kịp thời. Những công ty chứng khoán khác như VNDirect hoặc chứng khoán Kim Long đã triển khai dịch vụ tài khoản mua ứng trước, tức là ngay khi lệnh bán của khách hàng vừa khớp thì khách hàng có thể đặt lệnh mua luôn trên số tiền vừa bán được đó, nếu lệnh mua của khách hàng khớp thì mới tính phí ứng. Và phí ứng trước này tính chỉ tính trên số tiền khách hàng đã vay để đặt lệnh đó. Dịch vụ này vừa đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa thúc đẩy khách hàng giao dịch, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty chứng khoán. Ngoài ra, còn rất nhiều những công ty chứng khoán khác triển khai các dịch vụ đa dạng hỗ trợ khách hàng giao dịch, như chuyển tiền qua internet, đặt lệnh qua SMS, hoặc qua hình thức chat trực tiếp với nhân viên môi giới…. Trong điều kiện các công ty dành giật nhau để phân chia miếng bánh thị phần, thì việc đáp ứng những dịch vụ hỗ trợ tiện ích, hiệu quả, theo kịp với nhu cầu của thị trường là một biện pháp tích cực để thu hút khách hàng. Đó là những hạn chế mà TLS cần sớm khắc phục.

Thứ sáu, bộ máy nhân sự môi giới của công ty khá cồng kềnh, hoạt động

chưa thực sự hiệu quả. Do phần mềm phức tạp, khối lượng công việc nhiều nên số lượng nhân viên hỗ trợ khá đông. Vì vậy, gây lãng phí nguồn lực và chi phí cho hoạt động môi giới cao, làm giảm lợi nhuận của công ty.

Thứ bảy, hoạt động PR – Quảng cáo của công ty vẫn chưa thực sự đạt hiệu

quả. Thời gian vừa qua, công ty mới chủ yếu thực hiện việc chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu và đặc tính của từng nhóm khách hàng hiện có. Việc gây dựng và phát triển hình ảnh công ty thông qua truyền thông, quảng cáo còn manh mún, nhỏ giọt, không gây được hiệu ứng cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân gián tiếp tác động tới hoạt động môi giới của công ty: Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng tính ổn định không cao, thiếu sự đồng bộ và sự bền vững. Nguyên

nhân chính ảnh hưởng tới tình hình thị trường chứng khoán giai đoạn 2008 – 2010 là do kinh tế vĩ mô không thuận lợi, khiến cho thị trường chứng khoán rơi vào rủi ro hệ thống, doanh thu môi giới do đó cũng suy giảm đáng kể.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế năm 2008 - 2010

2008 2009 2010

VN – Index -65.90% 58.33% -3.40%

Lạm phát 18.89% 6.88% 11.75%

Tăng trưởng tín dụng 30.00% 37.73% 27.65%

Tăng trưởng GDP 6.23% 5.32% 6.78%

Lãi suất cơ bản 8.25% - 14% 7% - 8% 8% - 9%

(Nguồn: Báo cáo vĩ mô TTCK Việt Nam 2010 – 2011 – VCBS)

Giai đoạn 2008 – 2010 là những năm đầy biến động đối với nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chạm đáy và kinh tế thế giới đang dần phục hồi với những dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới hậu khủng hoảng với những rủi ro tiềm ẩn đang gây mất ổn định trên thị trường tài chính của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam và TTCK Việt nam cũng không là ngoại lệ. Khủng hoảng nợ Châu Âu là sự kiện mang tính bước ngoặt khi đưa VN-Index đi từ vùng 550 điểm xuống dưới 500 điểm và hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của NĐT. Sự kiện này cũng tác động rất lớn đến hiệu quả các chính sách tiền tệ của Việt Nam mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp.

1 Sự cộng hưởng của các kỳ vọng không được hiện thực hóa và các sự kiện không mong muốn xảy ra đã đẩy VN-Index và HNX-Index thành ‘thất vọng’ của NĐT khi luồng tin xấu luôn chiếm ưu thế chủ đạo. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này suy giảm nghiêm trọng, nhập siêu vẫn còn rất lớn, thâm hụt ngân sách cao và kiều hối giảm, FDI trong năm vẫn có sự suy giảm đáng kể, lạm phát tuy đã được kiểm soát tương đối nhưng sức ép gia tăng vẫn luôn tiềm ẩn… Đây là nguyên nhân tạo ra nhiều rủi ro với các bên tham gia thị trường và tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong hầu hết năm 2010, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng thiếu dòng tiền hỗ trợ, thanh khoản liên tục ở mức dưới 1.000 tỷ/phiên.

2 Thứ hai, lượng nhà đầu tư tham gia thị trường khá lớn phản ánh qua

cư và thành phần xã hội, từ công nhân đến trí thức, từ cán bộ công chức đến thương nhân và thậm chí là các cụ già đã về hưu hay những bà nội trợ. Chính sự không đồng đều về sự hiểu biết như vậy sẽ gây cản trở cho hoạt động môi giới do việc tư vấn cho các Nhà đầu tư mới tham gia và các Nhà đầu tư đã tham gia lâu trên thị trường là hoàn toàn khác nhau.

3 Do kiến thức về chứng khoán còn ít, tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư thấp cộng với tâm lý bầy đàn, sự lựa chọn đầu tư của đa số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là đi theo sự đầu tư của các NĐT nước ngoài, NĐT có tổ chức… Khi trên thị trường có thông tin tốt hay xấu thì hầu như có tác động trực tiếp đến tâm lý đầu tư của họ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Thứ ba, đó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Tính tới cuối năm 2010, trên thị trường đã có hơn 100 công ty chứng khoán hoạt động, làm cho cuộc chiến giành giật thị phần giữa các công ty chứng khoán ngày càng khốc liệt. Hàng loạt công ty đã tiến hành giảm phí, thậm chí miễn phí giao dịch trong một thời gian dài để thu hút nhà đầu tư. Cạnh tranh bằng phí thay vì chất lượng dịch vụ đã khiến môi trường kinh doanh nhiều lúc bị méo mó và cái giá phải trả chính là tổn thất của bản thân công ty chứng khoán và cả nhà đầu tư.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập. Điều này khiến cho dòng vốn đầu tư vào chứng khoán còn bị hạn chế; và phần nào những yếu tố này cũng ảnh hưởng rất mạnh, rất trực tiếp đến các hoạt động và doanh thu của Công ty.

Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bảnvà chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng

chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…

Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK. Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm.

Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

Tóm lại, chương 2 đã giới thiệu về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long và thực trạng hoạt động môi giới của công ty; đồng thời nêu ra những nguyên nhân tồn tại dẫn đến hoạt động môi giới của công ty chưa phát triển. Các nguyên

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 3.1. Định hướng phát triển của CTCP chứng khoán Thăng Long

3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn2010 - 2020 đoạn2010 - 2020

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mô hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khoán và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Sau 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh cả về quy mô và chất lượng. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Trong đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020 do Bộ tài chính đã trình lên Chính phủ thì định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới như sau:

3.1.1.1 Mục tiêu phát triển của TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung

của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an

toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức

giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 85)