Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 58)

i. Khái niệm công ty chứng khoán

2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.4.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

Như một quy luật, năm 2008 là năm điều chỉnh giảm cho giai đoạn bùng nổ 2006-2007, nhưng với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã khiến VN-Index tụt giảm sâu hơn dự đoán của nhiều chuyên gia, quay trở lại vạch xuất phát của đầu năm 2006 là 300 điểm.

Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008, xu hướng này bắt đầu từ đỉnh VN-Index 1.179 điểm vào tháng 3/2007..

Chỉ số chứng khoán sàn TP HCM sụt gần 70% giá trị so với giao dịch mở hàng đầu năm ngày 2/1/2008, và càng tệ hại hơn nếu nhìn lại đỉnh cao trên 1.000 điểm năm 2007. Lạm phát kỷ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối trong tài chính vĩ mô khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, ngân hàng siết vốn đổ vào chứng khoán. Thị trường không có thêm sản phẩm mới như giao dịch ký quỹ hay bán khống, trong khi repo được yêu cầu triển khai một cách hạn chế. Động thái bán tháo trước lực cầu yếu ớt đẩy chỉ số chứng khoán hai sàn tuột dốc không phanh. Gượng dậy được một chút, Vn-Index lại hứng thêm cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, đưa chỉ số về khởi điểm của 3 năm trước, thiết lập đáy tại mức 286,85 điểm, một con số không ai có thể nghĩ tới trong những tháng đầu năm 2008. Thảm hại hơn, HaSTC-Index còn rơi khỏi vạch xuất phát 100 điểm, "bốc hơi" gần 67% giá trị so với đầu năm này.

Năm 2009 là một năm đáng nhớ, với nhiều biến động thăng trầm trong nền kinh tế. Sự phục hồi của kinh tế trong nước đã diễn ra nhanh hơn dự báo. Tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát tương đối thấp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng ở mức khá. TTCK Việt Nam phục hồi cùng với sự cải thiện sau suy thoái của nền kinh tế. Cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index bật lại mạnh mẽ với mức tăng trên 50%.

Mặc dù về những tháng cuối năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng rất ấn tượng.

Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì Vn-Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%. Nếu tính từ đấy thấp nhất trong năm khi Vn-Index ở mốc 234,66 điểm ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì Vn-Index đã

tăng 2,69 lần. Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX- Index là 60,9% và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần.

Có thể nói so với các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất động sản, tiết kiệm… thì kên đầu tư chứng khoán rất hấp dẫn và đem lại lợi nhuận lớn nhất ở Việt Nam trong năm 2009.

Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VN – Index từ 2008 - 2010

(Nguồn: www.tls.vn)

Thị trường chứng khoán năm 2010 không tăng ồ ạt và mạnh mẽ như năm 2009 mà chỉ có những con sóng “lăn tăn”, suy giảm mạnh nhưng phục hồi yếu. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tác động của kinh tế vĩ mô, việc ban hành Thông tư 13, sức ép lãi suất cũng như lực hút từ thị trường tiền tệ, bất động sản và vàng đã làm suy giảm đáng kể dòng tiền vào TTCK.

Trái với sự tăng ồ ạt và mạnh mẽ như năm 2009, thị trường chứng khoán năm 2010 đã gặp nhiều khó khăn và khiếu giới đầu tư thất vọng khi sụt giảm nhiều so với năm 2009. Mặc dù thì trường có đợt hồi phục mạnh gây bất ngờ từ cuối tháng 11/2010, VNI vẫn đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốt phiên

31/12/2010 tại 484,66 điểm. HNX-Index gây thất vọng nhiều hơn khi đóng cửa năm tại 114,24 giảm tới 32% so với cuối 2009.

Kết thúc năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong số ít thị trường không tăng trưởng ở châu Á và chịu sự suy giảm đi ngược lại với xu hướng thế giới.

2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TLS

Doanh thu thuần của công ty sau mỗi năm tăng gần gấp đôi, tuy nhiên, do chi phí hoạt động cũng lớn nên lợi nhuận của công ty đạt được không cao.

Đơn vị: tỉ VND

Hình 2.2: Kết quả kinh doanh của TLS từ 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS 2008, 2009 & 2010)

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu:

Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng vượt bậc so với những năm trước. Tổng tài sản công ty tính tới thời điểm 31/12/2010 đạt 6.519 tỉ đồng (tăng 1,4 lần so với năm 2009 và 3,3 lần so với năm 2008). Trong năm 2010, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỉ đồng và nguồn vốn chủ sở hữu đạt 1.394 tỉ đồng.

Đơn vị: tỉ VND

Hình 2.3: Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của TLS từ 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS 2008, 2009 & 2010)

Về tình hình tài chính của công ty từ năm 2008 – 2010 đã có những kết quả tiến bộ:

Bảng 2.1: Tình hình tài chính của công ty qua các năm

Đơn vị: Tỉ VND

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Doanh thu thuần 344,48 676,257 1.307,065

Lợi nhuận sau thuế 0,373 97,323 44,570

Vốn điều lệ 420 800 1.200

Vốn chủ sở hữu 440,296 975,257 1.394,231

Đơn vị: Tỉ VND

Hình 2.4. Tình hình tài chính của TLS qua các năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS 2008, 2009 & 2010)

Qua bảng số liệu 2.1 và hình 2.4 ở trên, có thể thấy tình hình tài chính của TLS tăng đều đặn và có xu hướng tăng dần qua từng năm.

Vốn điều lệ của công ty từ thời điểm ban đầu là 9 tỉ VND năm 2000, cho tới cuối năm 2010, sau 10 năm hoạt động của công ty, đã tăng lên tới 1.200 tỉ VND (tăng 133 lần). Điều này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của TLS trong những năm qua. Công ty đã có được thành tích lớn lao trong việc huy động vốn đầu tư, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, tạo cơ sở phát triển hơn trong tương lai.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng dần qua từng năm và qua sự tích lũy từ lợi nhuận, sự tăng về vốn điều lệ… đã tạo ra sự tăng mạnh của vốn chủ sở hữu từ mức 8,695 tỉ VND năm 2002 đến 1.394,231 tỉ VND năm 2010 (tăng gấp 160 lần).

Sự mở rộng của quy mô vốn đã tạo điều kiện để công ty mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường. Qua từng giai đoạn phát triển của thị trường, tình hình kinh doanh của công ty đã không ngừng đi lên, doanh thu thuần đã tăng đều trong giai

đoạn từ năm 2002 – 2005, và thực sự tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010 – giai đoạn phát triển mạnh nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước tới nay.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế không tăng tỷ lệ thuận cùng với các chỉ tiêu tài chính của công ty, và đạt mức cao nhất năm 2009 (hơn 97 tỉ VND). Lợi nhuận đạt được chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với doanh thu.

Như vậy sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được một thể chế tài chính vững mạnh và không ngừng được nâng cao, tạo điều kiện phát triển hơn trong tương lai.

2.1.4.3. Cơ cấu doanh thu của TLS

Hình 2.5. Cơ cấu doanh thu của TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS 2008, 2009 và 2010)

Qua biểu đồ 2.5 thể hiện cơ cấu doanh thu của TLS qua các năm, có thể thấy doanh thu từ hoạt động lưu ký, tư vấn đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng doanh thu của công ty.

Hoạt động môi giới và tự doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, có sự tăng lên về giá trị, tuy nhiên không giữ được mức ổn định qua các năm và vẫn chưa đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của công ty. Có thể nhận thấy sự biến động nguồn thu từ hoạt động môi giới và tự doanh gắn liền với sự sôi động của thị trường

chứng khoán.

Cơ cấu doanh thu khác có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu.

Đơn vị: Tỉ VND

Hình 2.6. Doanh thu khác của TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Doanh thu khác chủ yếu bao gồm:

- Doanh thu về vốn kinh doanh: đạt được dựa trên hoạt động kinh doanh vốn của công ty, thông qua các dịch vụ tài chính như ứng trước tiền bán, hợp đồng mua và bán lại chứng khoán, hỗ trợ tài chính cho khách hàng, hợp đồng ủy thác đầu tư thu lợi tức cố định… Hoạt động này thực sự phát triển trong giai đoạn cuối năm 2009 và nửa đầu năm 2010. Đây là thời kỳ TLS phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ để thu hút khách hàng mở tài khoản, giao dịch nhiều hơn.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác như bán bất động sản đầu tư, hay cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin… Đây chỉ là một hoạt động phụ nhưng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Đặc biệt trong 2 năm 2009 và 2010 khi công ty thu tiền bán bất động sản đầu tư thu về các khoản tương ứng là 60,5 tỷ và 128,4 tỷ.

của TLS. Đặc biệt, qua hình 2.5 ở trên có thể thấy doanh thu từ vốn kinh doanh rất phát triển và tăng đột biến năm 2010 lên tới 762 tỉ VND, cao gấp 3 lần doanh thu từ hoạt động môi giới hay hoạt động tự doanh.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 58)