Phân tích sự phát triển của hoạt động môi giới tại TLS

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 72)

i. Khái niệm công ty chứng khoán

2.2.4. Phân tích sự phát triển của hoạt động môi giới tại TLS

Giai đoạn 2008 – 2010 là một thời kì thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vượt qua những khó khăn và thách thức, TLS đã gặt hái được rất nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực hoạt động nói chung và hoạt động môi giới nói riêng.

2.2.4.1. Số lượng tài khoản giao dịch

Năm 2008, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Thị trường giao dịch trầm lắng, niềm tin của nhà đầu tư giảm mạnh, thanh khoản thị trường thấp. Giai đoạn 2009 – 2010, thị trường có sự tăng trưởng rất ấn tượng. Tình hình đó cũng phản ánh trên số lượng tài khoản khách hàng mở tại các công ty chứng khoán. Tại TLS, tài khoản quản lý của công ty không ngừng tăng lên, kết thúc năm 2010 số lượng tài khoản quản lý đạt 45.729 tài khoản giúp TLS lọt vào danh sách TOP 10 công ty chứng khoán có số lượng tài khoản lớn nhất.

Hình 2.7. Số lượng tài khoản quản lý tại TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Chính sách TLS thực hiện trong thời gian qua là tập trung chăm sóc tốt khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới trên cơ sở chất lượng dịch vụ, tiện ích sản phẩm, công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu của khách hàng nhanh và chính xác. Chính vì vậy, TLS ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty và xây dựng được lòng tin của họ về chất lượng dịch vụ của TLS. Số lượng tài khoản tăng lên mỗi năm với tốc độ xấp xỉ 100%.

Với thế mạnh là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên của thị trường, TLS đã có được một bộ phận khách hàng gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập. Và trong quá trình phát triển của thị trường, dựa trên uy tín, phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và những dịch vụ tiện ích đa dạng, TLS đã thu hút được rất nhiều khách hàng, đặc biệt những nhà đầu tư lớn, giao dịch thường xuyên.

Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ tài khoản giao dịch trên tổng số tài khoản mở lại không lớn.

Hình 2.8. Tỷ lệ tài khoản giao dịch (active) tại TLS năm 2008 - 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Thực tế, trong quá trình đi tư vấn cho các DN niêm yết như HBE, C92, SD5, PHR…, nhiều cổ đông là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp niêm yết chỉ mở tài khoản để phục vụ cho mục đích lưu ký chứng khoán. Sau khi bán chứng khoán, những tài khoản này thường không giao dịch, mà chờ cho đợt lưu ký tiếp theo (khi DN đó phát hành thêm cổ phiếu, thưởng cổ phiếu…). Thế nên, mặc dù tài khoản tại TLS tăng mạnh, nhưng số tài khoản thường xuyên giao dịch thì vẫn ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.4. Tỷ lệ tài khoản cá nhân và tổ chức tại TLS năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Cá nhân 14.886 99,63 26.851 99,67 45.562 99,63 Tổ chức 55 0,37 88 0,33 167 0,37

Tổng số 14.941 100,00 26.939 100,00 45.729 100,00

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS 2008, 2009 & 2010)

Nhìn chung, số lượng tài khoản khách hàng tổ chức và số lượng tài khoản khách hàng nước ngoài mở tại TLS chưa nhiều, còn chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong tổng số tài khoản. Đây là đối tượng khách hàng giao dịch khá ổn định, thường xuyên, có kiến thức và am hiểu lĩnh vực đầu tư. Vì vậy, việc thu hút nhiều hơn đối tượng

khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài mở tài khoản và giao dịch tại TLS là một mục tiêu cần đạt tới của TLS trong những năm phát triển tiếp theo.

Bảng 2.5. Tỷ lệ tài khoản trong nước và nước ngoài tại TLS năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Trong nước 14.839 99,32 26.834 99,61 45.619 99,76 Nước ngoài 102 0,68 105 0,39 110 0,24

Tổng số 14.941 100,00 26.939 100,00 45.729 100,00

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

2.2.4.2. Giá trị chứng khoán giao dịch

Tình hình sôi động của thị trường phản ánh khá rõ trên số liệu giá trị chứng khoán giao dịch của công ty.

Đơn vị: tỷ VND

Hình 2.9. Tổng giá trị chứng khoán giao dịch của TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Năm 2008, tổng giá trị mua bán chứng khoán của TLS đạt 17.707 tỷ VND, do cả năm 2008 thị trường chứng khoán giao dịch trầm lắng. Tới tháng 4/2009, thị trường có những bước đột phá mạnh, tổng giá trị chứng khoán giao dịch của TLS

tăng lên gấp gần 7 lần so với năm 2008. Đặc biệt ghi nhận có những phiên, giá trị giao dịch chứng khoán của TLS đạt hơn 1.000 tỷ VND, liên tục phá vỡ các kỉ lục của thị trường và của chính TLS.

Năm 2010, tuy thị trường giao dịch kém sôi động hơn so với năm 2009,Tthị trường không có những phiên giao dịch kỷ lục, nhưng lại khá đều đặn.Tổng giá trị chứng khoán giao dịch của TLS vẫn đạt được bằng 118% năm 2009.

2.2.4.3. Doanh thu từ hoạt động môi giới

Hình 2.10. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động MGCK trên tổng doanh thu của TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán trên tổng doanh thu không lớn và không ổn định qua các năm. Qua hình 2.9 trên cũng có thể thấy doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán vẫn chiếm phần tương đối nhỏ trong tổng doanh thu. Với tổng số 5 loại dịch vụ cung cấp nhưng doanh thu từ hoạt động môi giới cũng chỉ chiếm 10% (năm 2008), cao nhất là 28,4% (năm 2009), trong khi nhân sự và chi phí dành cho dịch vụ này luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công ty.

Hình 2.11. Doanh thu từ HĐ MGCK của TLS năm 2008 – 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên TLS năm 2008, 2009 & 2010)

Như hình 2.11 trên có thể thấy doanh thu từ hoạt động môi giới của TLS qua các năm tăng lên đáng kể. Đặc biệt là từ năm 2008 sang năm 2009, doanh thu từ hoạt động môi giới tăng lên xấp xỉ 5 lần. Năm 2010 tuy thị trường chứng khoán giao dịch có phần chững lại, nhưng doanh thu từ hoạt động môi giới của TLS vẫn tăng hơn 22% so với năm 2009. Điều này cũng phản ánh quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của TLS nói riêng.

2.2.4.4. Thị phần môi giới

Hiện nay, theo cách tính của các sở giao dịch chứng khoán, thị phần môi giới được tính dựa trên giá trị giao dịch của các công ty môi giới thành viên trong kỳ, rồi chia cho số tổng của cả thị trường.

Với thế mạnh là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên của thị trường, TLS đã xây dựng được một khoảng thị phần đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 – 2007, do chưa chú trọng phát triển mảng môi giới, công ty chỉ được ghi nhận là một trong số những công ty có thị phần lớn, trong TOP 10 hoặc TOP 15 toàn thị trường.

gắt, nhiều công ty đã tiến hành giảm phí, thậm chí miễn phí giao dịch trong 1 thời gian dài để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng TLS luôn thực hiện cạnh tranh công bằng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng.

Chính sách công ty thực hiện trong thời gian qua là tập trung chăm sóc tốt khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới trên cơ sở chất lượng dịch vụ, tiện ích sản phẩm, công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu của khách hàng nhanh và chính xác.

Ngoài ra, TLS tích cực quan hệ, hợp tác với các Tổ chức tín dụng để hỗ trợ khách hàng tiếp cận với các khoản tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn như ứng trước tiền bán chứng khoán và hỗ trợ vay cầm cố chứng khoán.

Thành công lớn nhất mà TLS đạt được trong năm 2009 đó là Công ty đã vươn lên nắm giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới trên cả 2 sàn HNX và HOSE. Trước đó, năm 2008 Công ty chỉ đứng trong top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất, bước sang năm 2009 TLS đã chủ động, kịp thời nắm bắt cơ hội và đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt được thành công như vậy.

Bảng 2.6: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sàn HOSE từ 2008 - 2010 STT CTCK Năm 2008Thị phần (%) CTCK Năm 2009Thị phần (%) CTCK Năm 2010Thị phần (%)

1 SSI 8,53 TLS 9,13 TLS 10,00 2 VCBS 6,11 SSI 8,26 SSI 8,94 3 SBS 5,34 SBS 7,77 HSC 7,02 4 ACBS 5,26 HSC 5,63 SBS 6,02 5 BVSC 5,06 ACBS 4,37 ACBS 4,21 6 TLS 5,02 FPTS 3,84 FPTS 4,16 7 BSC 3,89 KEVS 3,40 VNDS 2,86 8 AGS 3,76 BVSC 3,37 BVSC 2,49 9 HSC 3,47 VCBS 2,90 KEVS 2,32 10 FPTS 2,88 VIS 2,59 HBS 2,08

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên HoSE 2008 - 2010)

Bảng 2.7: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sàn HNX từ 2008 - 2010

STT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

CTCK Thị phần (%) CTCK Thị phần (%) CTCK Thị phần (%)

1 SSI 7.12 TLS 8,45 TLS 11,90

2 ACB 5.49 SSI 4,52 VNDS 5,12

3 BVS 4.67 ACBS 4,31 HSC 4,71

5 VCBS 4.43 FPTS 4,13 SBS 4,11 6 KLS 3.87 HSC 3,76 SHS 4,00 7 HSC 3.61 IRS 3,27 APEC 2,92 8 FPTS 3.35 VNDS 3,17 ACBS 2,80 9 VNDS 3.06 VCBS 3,16 HBS 2,57 10 BSC 3.00 ABS 2,85 ABS 2,47

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên HNX 2008 - 2010)

Mặc dù năm 2010 cũng là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về môi giới chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HNX với thị phần tương ứng là 10,04% và 11,09%.

Môi giới trái phiếu không phải là thế mạnh của TLS.

Trên sàn HoSE, năm 2009 là năm duy nhất TLS lọt vào TOP 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần trái phiếu trong giai đoạn 2008 – 2010. TLS đứng thứ 10 với thị phần 2,57% trong khi ACBS dẫn đầu với 18,21%.

Trên sàn HNX, TLS trải qua các vị trí thứ 6, thứ 2 và thứ 8 về thị phần trái phiếu qua các năm 2008 (2,51%), 2009 (12,73%) và 2010 (2,45%), kém xa công ty dẫn đầu là VCBS với thị phần tương ứng là 52,61%; 37,31% và 26,23%.

Nói chung thị phần môi giới chứng khoán của TLS đã có những bước đột phá và đạt được thành tích lớn trong giai đoạn 2008 – 2010. Tuy nhiên, TLS cần phát triển hơn nữa những mảng còn yếu như môi giới cho khách hàng tổ chức, khách hàng nước ngoài, hay chú trọng hơn về hoạt động môi giới trái phiếu. Có như vậy, hoạt động môi giới chứng khoán của TLS mới có thể phát triển mạnh và bền vững được

2.2.4.5. Mạng lưới hoạt động

Từ 2 phòng giao dịch ban đầu (1 tại trụ sở chính ở Hà Nội, 1 tại chi nhánh TP. Hồ Chí Minh) được thành lập năm 2000, tính đến cuối năm 2010, TLS đã xây đựng được 15 14 phòng giao dịch và 15 phòng môi giới tại 07 tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Với thế mạnh là nguồn nhân lực năng động, các phòng giao dịch và môi giới của TLS đã và đang gây dựng một hình ảnh Chứng khoán Thăng Long phát

triển mạnh mẽ và tin cậy tới các nhà đầu tư trên cả nước.

Ngoài ra, trong năm 2010 TLS đã kết hợp với ngân hàng TMCP Quân đội (MB) xây dựng kế hoạch thành lập các điểm giao dịch chứng khoán trực tuyến trên cả nước, song song với mạng lưới chi nhánh của MB. Tháng 11/2010, điểm giao dịch chứng khoán trực tuyến chi nhánh MB – Quảng Ninh được thành lập và chính thức hoạt động. Đây là một chính sách phát triển vừa đem lại lợi ích cho khách hàng ở các tỉnh xa nơi không có chi nhánh của TLS, vừa đem lại hiệu quả hoạt động cho cả MB và TLS. Trong thời gian sắp tới, tùy thuộc vào tình hình phát triển của thị trường, TLS sẽ tiếp tục triển khai mở rộng, thành lập các điểm giao dịch chứng khoán trực tuyến tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

2.2.4.6. Các sản phẩm dịch vụ

Cùng với sự phát triển của hoạt động môi giới, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, TLS liên tục xây dựng và triển khai các sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ cho dịch vụ môi giới chứng khoán. Những dịch vụ này ra đời không chỉ đem lại doanh thu tăng lên cho TLS mà còn đem tới sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ, thu hút thêm những khách hàng mới đến với công ty.

• Các dịch vụ tài chính:

Với nền tảng tài chính vững chắc và phát triển, TLS luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu kinh doanh của đối tác và khách hàng bằng các dịch vụ tài chính. TLS đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ đa dạng với các đối tác cung cấp vốn để hỗ trợ tài chính cho các khách hàng trong đầu tư chứng khoán.

Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính tại TLS như:

- Ứng trước tiền bán: Với tiện tích này, khách hàng của TLS có thể sử dụng tiền bán chứng khoán vào thời điểm T+0 (ngay sau khi bán chứng khoán), T+1, T+2; với những tiện ích như thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức phí ứng trước thấp… - Hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết: Là dịch vụ trong đó TLS và khách hàng cùng hợp tác kinh doanh chứng khoán. TLS sẽ góp vốn và khách hàng góp chứng khoán. Đây cũng là 1 hình thức tương tự với cầm cố chứng khoán, nhưng có nhiều tiện ích hơn đối với khách hàng, như: thủ tục nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, được đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn để đầu tư chứng khoán

niêm yết trên sàn và được hưởng mọi quyền lợi tài chính phát sinh từ chứng khoán đang tham gia các dịch vụ này…

- Cầm cố chứng khoán: Là dịch vụ khách hàng có thêm tiền để quay vòng vốn mà không muốn bán chứng khoán đang sở hữu. Hiện nay TLS đang hợp tác với ngân hàng TMCP Quân đội (MB) để cung cấp dịch vụ này tới khách hàng. Dịch vụ này có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào chính sách của MB tại mỗi thời điểm khác nhau.

- Năm 2010, TLS triển khai dịch vụ tài chính qua điện thoại. Chỉ cần gọi điện tới TLS, khách hàng có thể yêu cầu nhân viên ứng trước tiền bán, hoặc chuyển tiền mà không cần tới trực tiếp để ký hồ sơ. Dịch vụ này ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu và mang lại tiện ích lớn cho khách hàng của TLS.

• Các sản phẩm dịch vụ của hoạt động nghiên cứu:

Hoạt động nghiên cứu được coi là một hoạt động gia tăng giá trị cho Khách hàng. TLS có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên phân tích có trình độ cao, có kỹ năng phân tích, dự báo tốt, hiểu biết sâu sắc về thị trường chứng khoán. Hoạt động nghiên cứu của TLS đã kết nối được với khách hàng thông qua các báo cáo nghiên cứu, chất lượng các báo cáo ngày càng được khách hàng đánh giá cao. Hoạt động nghiên cứu đã góp phần thực hiện chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp tiềm năng về với TLS.

Các báo cáo nghiên cứu đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về cơ hội cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thông qua các buổi tọa đàm với khách hàng, các nhà đầu tư của TLS đã có bức tranh tổng quan về thị trường hàng tháng và định hướng đầu tư trong tương lai. Hoạt động nghiên cứu đã góp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu TLS.

• Dịch vụ tư vấn đầu tư:

TLS có một đội ngũ trên 200 chuyên viên quan hệ khách hàng được đào tạo bài bản, có thể cung cấp các tư vấn đầu tư cho các khách hàng trên cơ sở trung thực,

tin cậy và kịp thời. Đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng được hỗ trợ bởi Khối Nghiên cứu với các sản phẩm nghiên cứu chuyên nghiệp, độc lập, cung cấp các báo

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 72)