Vai trò của công tác khen thưởng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40)

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Khen thưởng là một trong những biện pháp có thể tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích người lao động phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Theo luật thi đua khen thưởng ban hành năm 2003:

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân tập thể có thành tích trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc”.

Trong phạm vi doanh nghiệp, khen thưởng chính là việc doanh nghiệp biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích tài chính đối với người lao động khi họ có những thành tích trong việc phát triển doanh nghiệp.

* Đối với người lao động

Khen thưởng có vai trò kích thích, thúc đẩy người lao đông phát huy năng lực, tư duy sáng tạo và làm việc khoa học.

Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy có mối quan hệ giữa thù lao và kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Khen thưởng cũng là một loại thù lao lao động. Khen thưởng mà cao, hợp lý, sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực cũng như sự sáng tạo trong công việc của nhân viên. Trong quá trình làm việc, khi người lao động có suy nghĩ tích cực thì tất yếu họ sẽ làm việc với kết quả cao nhất có thể. Do đó, người lao động sẽ tự hoàn thiện được những kỹ năng, phẩm chất của mình, sẽ cố gắng hết mình, làm giảm và loại bỏ các loại lãng phí để từ đó nhận được phần thưởng xứng đáng, nâng cao thu nhập và giá trị bản thân. Chính tinh thần làm việc thoải mái với suy nghĩ tích cực giúp người lao động có cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra, sự đền đáp đối với cá nhân khi có tư duy sáng tạo đó chính là “sự nâng cấp” của bản thân mình, bởi vì:

Người lao động sẽ tự tin hơn vì họ luôn tự xem xét chính mình, luôn chú ý cải sửa chính mình

Uy tín cá nhân sẽ được nâng cao vì người lao động sẽ suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra ý kiến.

Đồng sự sẽ tin tưởng, tổ chức công ty sẽ tín nhiệm, cơ hội thăng tiến sẽ cao, tài năng sẽ được công nhận và phát triển

* Đối với tổ chức

Khen thưởng giúp người lao động làm việc có động lực, tăng năng suất và chất lượng. Qua đó, làm giảm giá thành sản phẩm vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ vững vàng hơn trong nền kinh tế đầy cạnh tranh.

Đôi khi, khen thưởng lại tạo ra phong trào thi đua làm việc giữa các nhân viên. Những nhân viên gương mẫu, muốn nâng cao giá trị bản thân thường không chịu đứng yên nhìn phần thưởng qua đi, họ không muốn mình thua kém người

khác. Nên tự bản thân họ sẽ học hỏi để hoàn thiện bản thân mà tổ chức không mất công đào tạo do đó giảm chi phí cho tổ chức.

Khi mục tiêu của doanh nghiệp đạt được sẽ có điều kiện nâng cao mức sống vật chất và tinh thần người lao động. Nhờ có những phần thưởng đúng lúc cho đúng người, đúng việc mà tạo sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức, giảm được chi phí do bỏ việc, đồng thời thu hút và giữ chân được nhân viên giỏi. Tính cạnh tranh vì thế sẽ cao bởi trong điều kiện hiện nay lợi thế cạnh tranh hiệu quả nhất của các doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực có trình độ cao.

Vì vậy doanh nghiệp phải coi trọng việc khen thưởng khích lệ đối với nhân viên, đồng thời xây dựng một cơ chế khen thưởng khích lệ hoàn thiện.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Trường hợp Công ty TNHH Hoàn Mỹ. Các vấn đề như: tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực, làm việc nhóm, tính khích lệ lao động, tính khen thưởng được đề cập đến như là những nhân tố liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40)