Vai trò của tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34)

Tuyển dụng nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các đơn vị, xí nghiệp, công ty. Tuyển dụng được xem là hoạt động trọng tâm cho sự thắng lợi của tổ chức vì góp phần đảm bảo nguyên tắc đúng người đúng việc, đúng thời điểm cần. Tuyển dụng nhân lực tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tuyển dụng nhân lực có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao động và xa hơn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội.

* Đối với doanh nghiệp

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Những nhân viên không có đủ năng lực cần thiết để thực hiện công việc sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hiệu quả quản trị và chất lượng công việc, thậm chí có thể còn là nguồn gốc mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo

trộn trong đơn vị xí nghiệp. Phí tổn để tuyển dụng nhân viên rất cao. Tuyển nhân viên không phù hợp sau đó sa thải họ không những gây tốn kém cho công ty xí nghiệp như chi phí sa thải, chi phí đào tạo lại, chi phí sản phẩm hỏng, chi phí do phàn nàn của khách hàng, có thể làm cho doanh nghiệp mình vướng vào các quan hệ pháp lý, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác. Do đó việc tuyển người phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có.

Việc tuyển chọn tốt là điều kiện thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản trị nhân lực khác như đào tạo, phân tích công việc… và cũng là một điều kiện để phát triển văn hóa của tổ chức ngày càng lành mạnh.

Tuyển dụng nhân lực tốt giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người phù hợp với công việc, có đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu.

Chất lượng của đội ngũ nhân lực tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân lực tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra đầu ra của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhu cầu nguồn lực của doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân lực tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân lực tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định.

Như vậy, tuyển dụng nhân lực có tầm quan trọng rất lớn với doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến

tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí còn là nguồn gốc gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh.

* Đối với người lao động

Tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn

Tuyển dụng nhân lực giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm triết lý, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó.

Tuyển dụng nhân lực tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người lao động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Đối với xã hội

Việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Người lao động có việc làm, có thu nhập, giảm bớt gánh nặng xã hội như thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp còn giúp cho việc sử dụng nguồn nhân lực của xã hội một cách hữu ích nhất.

Tóm lại tuyển dụng nhân lực là một công việc rất quan trọng, nhà quản trị phải trực tiếp theo dõi và thực hiện những công đoạn quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân lực.

2.3.2.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả.

Đào tạo bồi dưỡng huấn luyện giáo dục và phát triển nhân viên chính là cách đầu tư lâu dài để giữ chân nhân viên. Khi đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, các

doanh nghiệp mong muốn nhân viên có kỹ năng làm việc tốt hơn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng của thực hiện công việc và đạt hiệu quả cao trong công việc. Mặc dù nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp rất lớn, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đây thực sự là cách đầu tư dài hạn chứ không phải là một khoản chi phí. Muốn xây dựng được thương hiệu uy tín, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp. Để có được điều đó, chỉ có một cách là doanh nghiệp phải tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên học hỏi, bổ sung kiến thức mới. Đào tạo là một công việc cần thiết vì nhiều nhân viên mới được tuyển dụng trong doanh nghiệp không thể ngay lập tức đáp ứng tốt các nhu cầu công việc. Họ chưa thể hòa nhập vào môi trường mới, do vậy việc đào tạo lại là rất cần thiết. Các công ty sử dụng công việc của họ để đào tạo hiệu quả, điều này có thể nâng cao thành tích trong khi việc đào tạo không hiệu quả hay thiếu đào tạo không thể làm được. Những yêu cầu của công việc khó khăn cần có sự đào tạo và tái đào tạo những nhân viên cũ, bổ sung kịp thời kiến thức mới cho họ để duy trì đứng đầu trong cuộc cạnh tranh với các công ty khác.

Đối với người lao động, việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ tạo được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai, tạo cho người lao động có cách nhìn cách tư duy mới trong công vệc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Việc đào tạo đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp được xác định cần phải có sự nỗ lực rất lớn, có kế hoạch tỉ mỉ của nhà quản lý, thông qua các chỉ dẫn thích hợp, để thực hiện “làm thế nào” và phát triển nâng cao các kỹ năng cá nhân, quan điểm, kỷ luật, ứng xử, hay kiến thức để nâng cao tinh thần và làm động lực thúc đẩy nhân viên phấn đấu cao hơn và khiến nhân viên trung thành và tận lực với công ty.

2.3.2.3. Vai trò của tính khích lệ lao động

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên . Các nhân viên tự nguyê ̣n đào ta ̣o nếu ho ̣ thấy hoa ̣t đô ̣ng có hiê ̣u quả , Kreitner và Kinicki đã nói rằng : tạo đô ̣ng lực cho nhân viên là mô ̣t trong những nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ ng và khó khăn nhất của nhà quản lý. Để đa ̣t được thành công la ̣i là mô ̣t thách thức mà các nhà quản lý phải đối mặt và tìm cách giải quyết . Khích lệ lao động là một trong những phương pháp mà nhà quản lý hay dùng để tạo động lực lao động cho nhân viên.

Ngày càng có không ít nhà quản lý than phiền rằng họ chưa biết cách khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty. Trong khi đó đội ngũ nhân sự lại là những người nắm giữ sức mạnh và yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức, công ty.

Khi nhà quản lý xây dựng được chiến lược khuyến khích nhân viên phù hợp thì kết quả mà họ nhận được sẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với những gì mà họ đã làm cho nhân viên. Bởi vì việc công nhận sự đóng góp của nhân viên tạo ra hiệu quả tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của họ và khi một người cảm thấy những cố gắng của mình được ghi nhận thì họ sẽ càng nổ lực nhiều hơn nữa.

Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối quan hệ. Xét trên tổng thể, việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần lao động tốt và là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích người lao động. Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc. Nhờ việc động viên khích lệ nhân viên hiệu quả, các nhà quản lý sẽ gây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, luôn tránh được sự đố kỵ. Đồng thời tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt mọi người đem lại được thành công cho công ty của mình với thực tế mà người lao động đạt được. Do vậy, khuyến khích người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực.

2.3.2.4 Vai trò của làm việc nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm việc nhóm là yêu cầu khách quan của hoạt động kinh doanh hiện đại. Nền sản xuất hiện đại và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được. Khi mọi người làm việc như một nhóm, họ đem lại lợi ích nhiều hơn khi họ làm việc một cách độc lập.

Trong doanh nghiệp thường có các nhóm được lập nên cho các mục tiêu, dự án ngầm hoặc các nhóm chuyên trách các mảng hoạt động như quan hệ công chúng, xúc tiến quan hệ khách hàng, marketing, quản trị thương hiệu, quản trị mạng…

Mô hình nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức, do đó nó có khả năng khơi dậy và duy trì tinh thần đồng đội, sự đoàn kết cao độ trong tập thể công ty. Thực tế chứng minh, sự thành công của doanh nghiệp quả thực không thể tách rời khỏi sự đoàn kết của toàn thể nhân viên. Thông qua sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích tổng thể của công ty, biết suy nghĩ vì người khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự hào là nhân viên của một doanh nghiệp nào đó, tập thể có thể chiến thắng được mọi khó khăn.

Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cản, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. Các thành viên trong nhóm có cảm giác kiểm soát công việc mình tốt hơn và không phải chịu sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào.

Thông qua tương tác nhóm, các thành viên có thể trau dồi năng lực bản thân và bổ sung, bù đắp cho nhau những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng làm việc. Tham gia thảo luận, tìm hiểu mục đích và văn hóa nhóm, mỗi người sẽ có khả giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ đó mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn. Mặt khác, nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm,

và cả người lãnh đạo và bổ sung những kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề cơ bản.

Với mô hình nhóm, doanh nghiệp không chỉ khai thác được năng lực của từng cá nhân mà còn tận dụng được nguồn sức mạnh tổng lực khi họ liên kết với nhau.

Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí với những vấn đề có thể được xử lý bởi cá nhân, thì việc giao cho đội nhóm giải quyết vẫn có những lợi ích riêng. Việc tham gia của nhóm sẽ giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn từng cá nhân riêng lẻ.

Mặt khác, việc ra quyết định theo nhóm xác nhận một cách gián tiếp sự đồng thuận giữa những người phải thực thi quyết định. Làm việc theo nhóm giúp lãnh đạo đảm bảo một quá trình quản lý suôn sẻ và thống nhất.

2.3.2.5 Vai trò của công tác khen thưởng

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Khen thưởng là một trong những biện pháp có thể tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích người lao động phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Theo luật thi đua khen thưởng ban hành năm 2003:

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân tập thể có thành tích trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc”.

Trong phạm vi doanh nghiệp, khen thưởng chính là việc doanh nghiệp biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích tài chính đối với người lao động khi họ có những thành tích trong việc phát triển doanh nghiệp.

* Đối với người lao động

Khen thưởng có vai trò kích thích, thúc đẩy người lao đông phát huy năng lực, tư duy sáng tạo và làm việc khoa học.

Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy có mối quan hệ giữa thù lao và kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Khen thưởng cũng là một loại thù lao lao động. Khen thưởng mà cao, hợp lý, sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực cũng như sự sáng tạo trong công việc của nhân viên. Trong quá trình làm việc, khi người lao động có suy nghĩ tích cực thì tất yếu họ sẽ làm việc với kết quả cao nhất có thể. Do đó, người lao động sẽ tự hoàn thiện được những kỹ năng, phẩm chất của mình, sẽ cố gắng hết mình, làm giảm và loại bỏ các loại lãng phí để từ đó nhận được phần thưởng xứng đáng, nâng cao thu nhập và giá trị bản thân. Chính tinh thần làm việc thoải mái với suy nghĩ tích cực giúp người lao động có cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra, sự đền đáp đối với cá nhân khi có tư duy sáng tạo đó chính là “sự

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34)