Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Phương pháp phân tích dữ liệu là việc tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá bằng cách đánh giá các kết quả điều tra trên mẫu và đưa ra các nhận xét từ kết quả thu thập được. Trong đó việc sử dụng phân tích đánh giá chỉ tiêu theo tỷ lệ % trên tổng hợp mẫu và tổng hợp các kết quả đánh giá của chuyên gia nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực ở công ty. Từ đó rút ra các kết luận về khó khăn tồn tại để đưa ra các giải pháp giải quyết các khó khăn đó giúp công ty hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực một cách tốt nhất. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp là phương pháp theo đó các dữ liệu đã được xử lý sẽ tiếp tục được đánh giá. Sử dụng các phương pháp sau để phân tích dữ liệu:

* Phƣơng pháp thống kê so sánh:

Là phương pháp dựa trên những gì điều tra khảo sát được, tiến hành tổng hợp lại bao gồm số liệu thống kê và bảng phân tích các số liệu đó là sản phẩm thu được của hoạt động thống kê đã được người điều tra tiến hành trong một không gian cụ thể, thời gian cụ thể. Nó cung cấp các thông tin trung thực, khách quan và chính xác các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Thông qua phiếu điều tra phỏng vấn thu được để đưa ra thông tin cụ thể và chính xác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Đối với dữ liệu sơ cấp: Phát ra 91 phiếu điều tra trắc nghiệm sau một tuần tiến hành thu lại phiếu, cùng thời gian đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp giám đốc

Công ty, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Nhân sự, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ

Sau khi thu lại phiếu điều tra và ghi chép phỏng vấn, tiến hành xử lý các số liệu, thông tin thu thập được là kết quả tổng hợp của phương pháp thống kê so sánh.

Đối với dữ liệu thứ cấp

Các số liệu trong 3 năm (được thu thập từ các phòng ban, bộ phận có liên quan cung cấp) là cơ sở để thống kê so sánh.

* Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu. Qua đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn các chuyên gia về việc phát triển nguồn nhân lực của công ty trong 3 năm.Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn để tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Đối tượng của việc nghiên cứu phân tích tổng hợp là tất cả những kết quả thu thập được từ phiếu điều tra cùng những ý kiến chuyên gia qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp và các dữ liệu thứ cấp để đánh giá được những tồn tại, những cái đã đạt được để từ đó có những giải pháp đề xuất một cách khách quan về phát triển nguồn nhân lực ở công ty Hoàn Mỹ.

Kiểm tra Chi-Square được sử dụng để kiểm định giả thiết thống kê liên quan đến những khác biệt trong việc đánh giá của lãnh đạo và nhân viên như với mức độ tuyển dụng; đào tạo; khích lệ lao động; làm việc nhóm và khen thưởng được quan sát.

Công thức sau được sử dụng: X2 = e e F f f0 )2 (  

Các mức độ của tự quyết được tính toán cho mỗi yếu tố theo một khía cạnh cụ thể bằng loại công thức đó:

df= (R – 1) x (C – 1) Với

X2 = giá trị Chi-square được tính fo = liên tục quan sát

fe =liên tục hi vọng df = mức độ tự do R = số lượng hàng C = số lượng cột

Số liệu đạt được được phân tích, giải thích và giới thiệu về cơ bản cho những đề nghị đối với Công ty TNHH Hoàn Mỹ với vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH HOÀN MỸ

4.1. Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)