Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp lớn.

Số doanh nghiệp DNNVV đăng ký mới từ năm 2000 đến năm 2005 là 160.089 DN với số vốn đăng ký 310.111.265trđ. Năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm xuống còn 16% năm (46.054 DN năm 2006), tốc độ vốn tăng 32% (132.479.887 trđ). Tốc độ tăng vốn đã tăng đột biến lên 313% năm 2007 so 2006 (415.167.194 trđ), tốc độ tăng vốn đăng ký này là do tốc độ tăng vốn của công ty cổ phần(tăng 325%), tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 9% (50.034 năm 2007). Sự tăng nhanh về vốn do nhiều nguyên nhân, thứ nhất là do sự tác động của luật doanh nghiệp năm 2005, kế hoạch phát triển DNNVV từ năm 2006-2010 được chính phủ phê duyệt và thực hiện, chỉ thị 40 (năm 2006) về đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp dân doanh; thứ 2 do năm 2007 là năm rất thành công của thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp thành công ở chứng khoán đã chuyển sang mở công ty kinh doanh; thứ 3 các doanh nghiệp đã hoạt động thực chất hơn họ đăng ký vốn hoạt động sát với thực tế

số lượng DNNVV thành lập năm 2008 tăng không đáng kể 2% so với năm 2007 (51.016DN) tốc độ tăng về vốn là 19% (492.265.399trđ). Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực trong tổng số vốn đầu tư xã hội tăng dần từ 38% năm 2005 lên hơn 40% năm 2008, sau đó giảm xuống còn 31% năm 2009 tương đương khoảng 708,5 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2010 số doanh nghiệp trên toàn quốc theo Bộ kế hoạch đầu tư có trên 513.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động với số vốn gần 2.313.857 tỷ đồng và đã tạo công ăn việc làm mới cho 83,5% người lao động và đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương, tăng vốn đầu tư phát triển, đóng góp vào xuất khẩu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời góp phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều, số DNNVV giải thể ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Tính đến hết năm 2011, cả nước có 623.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, hầu hết số này là DNNVV. Theo Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Cao Sỹ Kiêm, hiện cả nước có gần 500 nghìn DNNVV, chiếm hơn 97% số DN với tổng số vốn đăng ký 121 tỷ USD (chiếm trên 30% tổng số vốn các doanh nghiệp). Các DNNVV tạo ra 45 đến 50% khối lượng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đóng góp 33% sản lượng công nghiệp, 30% giá trị xuất khẩu đất nước, đóng góp 20% cho ngân sách nhà nước, thu hút 56% số lao động trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)