nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc trong thời gian qua qua
Trung Quốc là quốc gia đã rất thành công trong chiến lược thu hút FDI phục vụ cho quá trình phát triển đất nước. Năm 2003, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới với 53,5 tỷ USD (con số này của Mỹ năm 2003 là 53,146 tỷ USD) và đến năm 2008 đạt mốc kỷ lục 108.312 tỷ USD; cuối năm 2011, con số này đã là 116 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng thu hút FDI hàng năm của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua cũng rất ấn tượng, cao nhất năm 2005 lên tới 19,4%, duy nhất chỉ có năm 2009 là suy giảm.
Bảng 1.2: Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc từ 2001-2011
25 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thu hút FDI (Triệu USD) 46,878 52,743 53,505 60,630 72,406 72,715 83,521 108,312 95,000 105,735 116,000 Biến động (%) 15.1 12.5 1.4 13.3 19.4 0.4 14.9 29.7 -12.3 11.3 9.7 Số Dự án 26,140 34,171 41,081 43,664 44,001 41,485 37,871 27,514 23,435 27,406 27,712 Biến động (%) 17 30.7 20.2 6.3 0.8 -5.7 -8.7 -27.3 -14.8 16.9 1.1
Nguồn: Central Statistical Oraganisation (2000-2011), Statistical Year Book, Beijing Trung Quốc thực sự nổi lên như là một điểm đến giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư, và Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà đầu tư của xứ Hoa Anh đào cũng đã rất coi trọng thị trường Trung Quốc và coi đây là một trong những địa bàn chủ lực trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của mình. Đến giữa năm 2008, vốn FDI đăng ký tích luỹ của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã lên đến 60,7 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tư nhiều thứ 2 vào Trung Quốc sau Hồng Kông. Trong đó, quy mô của các dự án cũng rất lớn, nhiều dự án hàng tỷ USD, lớn hơn nhiều so với Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực; và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký cũng rất cao.
Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành, FDI vào khu vực sản xuất chiếm từ 40 -60% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Một số ngành công nghiệp thu hút được nhiều vốn FDI của Nhật Bản nhất cũng là những ngành mà Nhật bản có lợi thế, bao gồm: điện, điện tử, ô tô, xe máy, hoá chất và dược phẩm… Trong tương lai, Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục đầu tư nhiều vào những ngành này, song có xu hướng chuyển dần sang các ngành mới như dịch vụ bán buôn bán lẻ, thông tin, viễn thông…
Sở dĩ Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn như vậy là do so với các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực Trung Quốc có chi phí sản xuất tương đối thấp, chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng lại tốt hơn, có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển
26
phong phú và hệ thống luật pháp chính sách ngày càng hoàn thiện hơn.
1.4.2. Một số biện pháp, chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản
Để đạt được những thành tựu nói trên trong thu hút FDI của Nhật Bản, Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều những biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc. Các biện pháp cụ thể là:
Về hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trung quốc đã ban hành khung pháp lý với 500 văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư. Trong đó, về cơ bản, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được thiết lập trên cơ sở 3 đạo luật: Luật liên doanh nước ngoài, Luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, và Luật doanh nghip có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, Trung Quốc ngày càng quy định thông thoáng hơn như: cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không phải báo cáo kế hoạch sản xuất và điều hành doanh nghiệp với các cơ quan liên quan.
Về chính sách thu hút đầu tư: Trung Quốc đã xây dựng các chính sách chi tiết, cụ thể nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài như: Chính sách đảm bảo đầu tư, Chính sách mở cửa đầu tư theo khu vực địa lý, Chính sách mở rộng lĩnh vực đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Các chính sách ưu đãi thuế, tài chính tín dụng, ngoại hối, đất đai cũng được áp dụng rộng rãi trong khoảng thời gian tương đối dài. Ví dụ như: đầu tư nước ngoài vào các vùng khó khăn được hưởng chính sách thuế ưu đãi trong hơn 10 năm sau khi bắt đầu dự án đầu tư; hay Chính phủ cũng khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước bằng cách bán một phần cổ phiếu của các doanh nghiệp này để đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) thông qua hỗ trợ vốn, kỹ thuật, ưu đãi tài chính, tín dụng, và đặc biệt là dành nhiều thuận lợi cho việc thành lập liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước trong ngành
27
CNHT để không những làm tăng khả năng sản xuất trong nước mà để các doanh nghiệp này có thể từng bước tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho đến nay, ngành CNHT của Trung Quốc đã rất phát triển, họ có thể tạo ra những sản phẩm phụ trợ với chi phí thấp, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được cả yêu cầu về số lượng và chất lượng của các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.
Chính sách tỷ giá cũng là một trong các biện pháp mạnh mà Trung Quốc áp dụng để thu hút FDI nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Về mặt đặc điểm, như đã trình bày, các doanh nghiệp Nhật đầu tư rất nhiều vào ngành sản xuất tại Trung Quốc; sản phẩm sản xuất ra một phần tiêu thụ tại nước sở tại, phần lớn sẽ xuất khẩu. Chính vì thế, việc giảm giá đồng Nhân Dân tệ là một trong các lý do có ảnh hưởng lớn đối với sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu từ Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Bảng 1.3: Tỷ giá USD/RMB qua các năm 2005-2012
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ giá
USD/RMB 8.191 7.971 7.605 6.949 6.831 6.826 6.356 6.293
Nguồn: http://www.chinaglobaltrade.com/
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một trong những lợi thế và là yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Trung Quốc làm nơi đầu tư lý tưởng. So với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam, Nga, Inđônêsia thì ngoài Nga ra, Trung Quốc được đa số các nhà đầu tư của Nhật cho rằng có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn cả (Biểu đồ 1.1). Cụ thể là: chỉ có 16.8% nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cần cải thiện nhiều hơn nữa. Trong khi con số đó ở Inđônêxia là 35.5%, ở Việt Nam là 44.6%, và ở Ấn Độ - đối thủ số 1 của Trung Quốc trong thu hút FDI là 47.8%.
28
Đơn vị: %
Biểu đồ 1.1: Các nước cần cải thiện nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ % đồng ý của nhà đầu tư Nhật Bản.
Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations