Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 89)

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam

Những tồn tại, hạn chế trên nảy sinh và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng là do một số các nguyên nhân chính sau đây:

Một là quan điểm, tư duy của những người làm chính sách về FDI nói chung còn chậm đổi mới so với quá trình hội nhập, và nhiều khi không kịp nắm bắt những biến động thất thường của tình hình thế giới do hệ quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Có thể thấy rằng, sau khi gia nhập WTO dòng vốn FDI nói chung và FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tăng mạnh, do đó việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này phải được thống nhất và hoàn thiện. Song hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc tiếp nhận FDI ở Việt Nam bao gồm hạn chế và tiếp tục tăng cường hút. Tuy nhiên, vấn đề lại không nằm ở việc nên hạn chế hay nên tăng cường thu hút mà ở khâu đánh giá chất lượng, quản lý, điều hành sử dụng nguồn vốn này ra sao. Ví dụ liên quan đến vấn đề môi trường, lâu nay các địa phương thường không có thói quen từ chối tiếp nhận các dự án đầu tư của nước ngoài. Song thực tế là Việt Nam nên học từ chối các dự án có nguy hại lớn đến môi trường do sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiên liệu…, hoặc phải đánh giá, khảo sát thật kỹ càng về kế hoạch kinh doanh và xử lý các vấn đề môi trường của dự án trước khi cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách chưa thực sự nhạy cảm đối với những biến động của thị trường thế giới để có những thay đổi về mặt chính sách như lãi suất, tín dụng, thuế, các khoản phí… cho phù hợp để giúp doanh nghiệp hạn chế bớt những khó khăn trong kinh doanh.

80

Hai là hệ thống luật pháp, chính sách của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ. Pháp luật còn chồng chéo khiến nhà đầu tư Nhật Bản khó nắm bắt được luật cũng như chính sách ưu đãi nên nhiều khi còn trần trừ trong quyết định đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, năng lực của các cơ quan và cán bộ quản lý nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề, đặc biệt ở cấp địa phương. Vậy nên mới xảy ra tình trạng văn bản pháp lý từ trung ương đã rất rõ ràng và ưu đãi nhưng khi xuống đến các tỉnh thực hiện thì lúng túng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài làm mất đi ý nghĩa của những chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, nhiều loại chính sách còn chưa được xây dựng một cách hợp lý như: chính sách nội địa hoá, chuyển giao công nghệ, giá cả… Ta cũng thấy sự phụ thuộc khá nhiều vào chính sách Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ba là chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao. Theo JETRO Nhật Bản cho biết cước phí viễn thông, chi phí lưu thông giao nhận, điện… hiện nay tại Việt Nam quá cao. Cước điện thoại quốc tế của Việt Nam cao gấp khoảng 7 lần so với Singapore, gần 6 lần so với Malaysia, 4 lần so với Jakarta, Bangkok và gần 2 lần so với Trung Quốc. Chi phí lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container thì cao gần gấp 3 lần so với Singapore, khoảng 2,5 lần so với Kuala Lumpur, khoảng 2 lần so với Jakarta, Thượng Hải. Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển và sân bay quá cao. Có nhiều loại phí và lệ phí bất rất cao mà doanh nghiệp phải nộp như phí lưu kho sân bay, phí an ninh, phí lao vụ, phụ phí xăng dầu, phí hàng lẻ, phí nâng hạ, thu phí đường bộ. Giá điện cao hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc …

Bốn là việc sử dụng vốn ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng cấp cho Việt Nam chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam bên cạnh mục đích nhân đạo còn phần lớn vào việc cải thiên môi trường đầu tư thông qua phát triển cơ sở hạ tầng và CNHT. Tuy nhiên, khi nguồn vốn này xuống đến các địa phương thì lại thường xuyên được sử dụng sai mục đích, bị bòn rút nên trên thực tế, ODA không có tác động nhiều đến cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá, điện, nước và các công trình công cộng khác như mục đích vốn có của nó. Đây là

81

một trong những lý do mà môi trường đầu tư Việt Nam chậm phát triển, khiến cho kết quả thu hút FDI bị hạn chế và làm gia tăng các tác động xấu của FDI đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam.

Năm là công tác xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua dù đã đạt được nhiều thành công song vẫn còn một số bất cập như: thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta còn chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác này thiếu một tầm nhìn dài hạn và có tính hệ thống. Nói chung trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, đặc biệt ở cấp địa phương, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác này chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luậtquy định cụ thể về vấn đề này.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Nhật Bản

Đối với những hạn chế về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam thì những nguyên nhân từ phía Việt Nam vẫn là chủ yếu và mang tính quyết định, tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân từ phía Nhật Bản như:

Nhật Bản cũng hứng chịu những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP tăng trưởng hàng năm rất thấp, thậm chí cho xu hướng giảm, điển hình như năm 2009 tỷ lệ này là -6,29%; năm 2010 là 4%, năm 2011 là 3,9%. Ngoài ra, quốc gia này còn thường xuyên phải hứng chịu các ảnh hưởng của thiên tai, điển hình là vụ sóng thần đầu năm 2011 làm GPD sụt giảm 5%.

Đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản tập trung chủ yếu vào những ngành họ có lợi thế, cụ thể là khu vực sản xuất công nghiệp như: lắp ráp, ô tô, xe máy, điện, điện tử… nên dẫn đến sự thiếu đạ dạng trong lĩnh vực đầu tư

Các công ty của Nhật khi đầu tư vào Việt Nam thời kỳ này cũng vẫn chọn những địa bàn đầu tư thuận lợi như các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu công

82

nghệ cao góp phần dẫn tới sự mất cân đối trong về địa bàn đầu tư, sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền của Việt Nam

*************

Tóm lại, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, song nhìn chung là đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Đặc biệt trong những năm gần đây, lượng vốn FDI của Nhật đổ vào Việt Nam không những tăng mạnh về lượng mà phát triển cả về chất, tức là đầu tư sâu hơn vào những ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà những hạn chế trong môi trường đầu tư cũng như công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam càng nổi lên như những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Những thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đã trình bày trong chương 2 chính là cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút trong dài hạn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam trong chương tiếp theo.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP WTO

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)