Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 112)

Kết quả của một cuộc điều tra mới đây cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài nên làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong khi đó một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thu hút FDI từ Nhật Bản nhiều và liên tục là vì CNHT trong nước của họ kết nối tốt với khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tư rất cần, vì họ có thể giảm được giá thành sản phẩm.

Có thể thấy vai trò của ngành CNHT đối với nền kinh tế là hết sức quan trọng (hộp 3.1), song thực trạng ngành này ở Việt Nam còn rất yếu kém, không đáp ứng

103

nổi nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, về phía đối tác Nhật Bản, các quan chức cũng như doanh nghiệp cho rằng nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá và giữ chân nhà đầu tư thì cần phát triển CNHT.

Có một thực tế là khi một tập đoàn sản xuất lớn của Nhật Bản vào Việt Nam thì họ kéo theo cả một hệ thống các công ty con, công ty vệ tinh để cung cấp các yếu tố đầu vào; điển hình là trường hợp của Panasonic, Canon, Brother…

Vậy, phát triển CNHT trở thành một nhiêm vụ vô cùng cấp bách của Việt Nam, có vai trò quyết định đối với sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế đất nước. Sau đây là một số giải pháp cơ bản:

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có khái niệm rõ ràng và xác định tầm quan trọng của CNHT từ đó lựa chọn các ngành trọng điểm để đầu tư, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền CNHT. Hoàn thiện, ban hành

Hộp 3.1. Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế

Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế được ví như “đôi giầy dành cho vận động viên điền kinh”, nếu không có giầy hoặc giầy không tốt sẽ ảnh hưởng tới bước chạy, nếu thiếu ngành CNHT thì nền kinh tế khó lòng phát triển nhanh và lành mạnh

i) Sản phẩm CNHT là một trong những đầu vào hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất công nghiệp

ii) Tạo công ăn việc làm, thu hút sử dụng lao động giúp giảm áp lực thất nghiệp của nền kinh tế.

iii) Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu.

iv) Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tăng khả năng thu hút FDI. Chính vì thế, CNHT là cầu nối, vật truyền dẫn để TNCs thâm nhập và thích ứng nhanh với thị trường nội địa.

v) Phát triển ngành CNHT không chỉ tạo ra sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, mà còn là con đường ngắn nhất để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mạng lưới hoạt động của TNCs. tham phân công lao động quốc tế.

104

mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm công nghiệp, xây dựng các rào cản kỹ thuật cần thiết cho từng ngành, từng chủng loại sản phẩm.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ, trước mắt là thiết lập một cơ quan đầu mối tạo sự chuyên nghiệp về CNHT. Mặc dù hiện Việt Nam đã có 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho CNHT tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp; tạo ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... nhưng đây không phải là đầu mối chính thức. Điều này đã khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Vì thế, Nhà nước cần nhận diện lại vấn đề và tham gia tích cực bằng cách lập ra một cơ quan đầu mối giúp các doanh nghiệp sản xuất cung cấp linh kiện nội địa tiếp xúc với khách hàng. Trong đó chính quyền địa phương có vai trò quan trọng, thông qua việc quan tâm đến chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phụ trợ phát triển tại các địa phương.

Cần rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành hiện thực. Chính phủ phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm CNHT đạt hiệu quả, chất lượng tốt. Nhưng điều quan trọng hơn là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong phát triển những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu về sản phẩm phụ trợ do đầu tư mới đặt ra

Giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng chính sách nội địa hoá như các

105

nước chung quanh đã làm trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng CNHT là chiến lược thích hợp nhất hiện nay.

Để phát triển ngành CNHT theo hướng hiện đại, sự hỗ trợ đúng mức từ các đối tác Nhật Bản là rất cần thiết. Để làm được điều đó, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trở thành chỗ dựa quan trọng. Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng CNHT hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành phụ trợ công nghiệp.

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)