2.1.1. Về vốn đăng ký và vốn thực hiện
Có thể nói, từ năm 2000 tới nay, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định đối với việc thu hút luồng FDI
Bảng 2.1: Tình hình thu hút và thực hiện FDI của Việt Nam 2000-2011
Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Biến động (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Biến động (%) Qui mô bình quân một dự án (triệu USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 2000 391.0 2,838.9 2,413.5 7,26 85.02 2001 555.0 3,142.8 9.7 2,450.5 1.5 5,66 77.97 2002 808.0 2,998.8 -4.8 2,691.0 9.8 3,71 89.74 2003 791.0 3,191.2 6.0 2,650.0 -1.5 4,03 83.04 2004 811.0 4,547.6 29.8 2,852.5 7.6 5,61 62.73 2005 970.0 6,839.8 33.5 3,308.8 16.0 7,05 48.38 2006 987.0 12,004.0 43.0 4,100.1 23.9 12,16 34.16 2007 1,544.0 21,347.8 43.8 8,030.0 95.8 13,8 37.62 2008 1,171.0 64,011.0 66.6 11,400.0 42.0 54,66 17.81 2009 839.0 21,480.0 -198.0 10,000.0 -12.3 25,60 46.55 2010 969.0 18,600.0 -15.5 11,000.0 10.0 19,20 59.14 2011 1,090.0 14,683.0 -26.7 11,000.0 0.0 10,09 74.92 Tổng số 10,926.0 175,684.9 71,896.4 16,1
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (2011), Niên giám thống kê
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy trong hơn 10 năm qua, tổng số vốn nhà đầu tư nước ngoài đăng ký là hơn 175,6 tỷ USD, tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân mới đạt 71,89 tỷ USD, tương đương với tỷ lệ 40,92%.
Để dễ dàng quan theo dõi các xu hướng vận động của dòng FDI, ta sẽ nghiên cứu thêm đồ thị sau:
31
Đơn vị: Triệu USD
Biểu đồ 2.1: Số vốn FDI đăng ký và giải ngân Giai đoạn 2000-2011
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1
Giai đoạn 2000-2003: dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam bắt đầu phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tuy nhiên vẫn duy trì ổn định ở mức thấp, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt dưới 10%, thậm chí có những năm tỷ lệ tăng trưởng âm (năm 2002, -4,8%); đồng thời, số dự án đăng ký cũng ở mức thấp, dưới 1000 dự án/năm, quy mô dự án vì thế cũng nhỏ tương ứng, dưới 8 triệu USD/dự án, tổng dòng FDI đăng ký trong giai đoạn này đạt mức 12,171 tỷ USD. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này là rất ấn tượng, thấp nhất là năm 2001, đạt mức 77.97%.
Giai đoạn 2004-2008: Giai đoạn này chứng kiến sự phục hồi của một số nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, vốn là các nhà đầu tư chiến lược vào thị trường Việt Nam; sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO…đây là những trong các lý do cơ bản đẫn tới sự gia tăng đột biến của dòng FDI. Thời kỳ này, tổng số dự án vào Việt Nam đạt mức rất cao so với giai đoạn trước, đạt mưc kỷ lục 1,544 dự án vào năm 2007. Năm 2008, quy mô dự án đạt mức 54,66 triệu USD/dự án; vốn đăng ký đạt mức cao nhất là 64,011 tỷ USD. Tổng dòng vốn FDI thời ký này ở mức 108, 75 tỷ USD, cao gấp gần 9 lần so với
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn đăng ký Vốn thực hiện
32
giai đoạn 2000-2003; tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân lại thể hiện xu thế giảm dần theo các năm, đạt mức thấp nhất 17,81% vào năm 2008.
Giai đoạn 2009-2011: Bước vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Giai đoạn này thể hiện sự đi xuống của dòng FDI vào Việt Nam. Tổng vốn đăng ký trong giai đoạn này chỉ đạt mức 54,76 tỷ USD, quy mô dự án đạt mức dưới 25 triệu USD/dự án. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này đạt mức khá, cao nhất vào năm 2011 ở mức 74,92%. Đây cũng là tín hiệu cho ta có sự lạc quan vào bức tranh thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới.
2.1.2. Về ngành, lĩnh vực đầu tư
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đền cuối năm 2011 thì tình đầu tư theo ngành, lĩnh vực vào Việt Nam được cụ thể hóa trong bảng sau:
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam theo ngành, lĩnh vực
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2011)
TT Chuyên ngành Số dự
án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) 1 CN chế biến,chế tạo 7,987 93,053,036,629.00 47.01 2 KD bất động sản 373 47,002,093,570.00 23.75 3 Xây dựng 839 12,499,828,279.00 6.32
4 Dvụ lưu trú và ăn uống 314 11,830,450,512.00 5.98
5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 68 7,397,576,933.00 3.74
6 Thông tin và truyền thông 713 5,697,348,354.00 2.88
7 Nghệ thuật và giải trí 134 3,636,188,809.00 1.84
8 Vận tải kho bãi 318 3,261,787,463.00 1.65
9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 496 3,218,267,739.00 1.63
10 Khai khoáng 70 2,974,765,137.00 1.5
11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 669 2,066,900,735.00 1.04
33
TT Chuyên ngành Số dự
án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) 13 Y tế và trợ giúp XH 73 1,015,496,074.00 0.51 14 HĐ chuyên môn, KHCN 1,137 982,999,594.00 0.5 15 Dịch vụ khác 115 716,481,106.00 0.36 16 Cấp nước;xử lý chất thải 27 709,884,540.00 0.36
17 Giáo dục và đào tạo 152 354,721,448.00 0.18
18 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 104 187,693,821.00 0.09
Tổng số 13,664 197,927,071,416
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Báo cáo Đầu tư tổng hợp
Để dễ dàng theo dõi cơ cấu FDI đầu tư theo ngành và lĩnh vực, ta cùng nghiên cứu biểu đồ sau:
(Tính tới 31/12/2011)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI theo ngành, lĩnh vực ở Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1 Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy FDI vào Việt Nam trong tất cả các thời kỳ, cũng như giai đoạn 2000-2011 đều tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp và chế tạo, chiếm tới 47% tổng luồng vốn. Điều này có thể lý giải bởi xu hướng dịch chuyển các ngành có xu hướng sử dụng nhiều lao động, diện tích nhà xưởng và các điều kiện khác của các nhà đầu tư ở các nước phát triển hơn sang Việt Nam.
Tiếp đến là ngành bất động sản và xây dựng chiếm tỷ trọng tương ứng là 24% và 6%. Đây cũng là xu thế dễ đặc trưng ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, cơ sở hạ tầng cũng như các công trình về giao thông, căn hộ..còn chưa
47% 24% 6% 6% 4% 3% 10% CN chế biến,chế tạo KD bất động sản Xây dựng Dvụ lưu trú và ăn uống SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa Thông tin và truyền thông Các ngành khác
34
phát triển mạnh. Điển hình trong giai đoạn này có một số dự án lớn như: nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung 670 triệu USD, dự án sản suất thiết bị điên tử của Meiko với số vốn đầu tư 300 triệu USD năm 2008, Tập đoàn Hưng Nghiệp (Formosa) của Đài Loan được cấp phép năm 2008 sản xuất thép và kinh doanh cảng biển ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh với số vốn đăng ký lên tới 7,8 tỷ USD, đây cũng là một trong các dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam …
2.1.3. Về hình thức đầu tư
Theo cục đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm cuối năm 2011, cả nước có 13,664 dự án được phân bổ vào 6 ngành với các số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2011)
TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)
Tỷ trọng trong tổng vốn (%) 1 100% vốn nước ngoài 10,592 127,694,942,777 64.52 2 Liên doanh 2,644 54,010,610,564 27.29 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 14 5,857,317,913 2.96 4 Hợp đồng hợp tác KD 219 5,429,931,329 2.74 5 Công ty cổ phần 194 4,836,260,833 2.44 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 0.05 Tổng số 13,664 197,927,071,416 100%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Báo cáo Đầu tư tổng hợp
Như vậy, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn mang âm hưởng chủ đạo, chiếm tới 10,592 sổ dự án trong tổng số 13,664 dự án, đạt tỷ lệ 64,52% tổng vốn đầu tư; kế tiếp là hình thức liên doanh với mức 27,29%. Các hình thức đầu tư khác có tỷ lệ rất thấp so với các hình thức kể trên, điển hình như hình thức Hợp đồng BOT, BT, BTO chỉ có 14 dự án; cá biệt, loại hình công ty mẹ con mới có duy nhất 1 trường hợp được cấp phép thí điểm, đó là trường hợp của Tập đoàn
35
Matsushita của Nhật Bản với thương hiệu Panasonic, được cấp phép đầu tư năm 2005 theo dạng công ty mẹ con, địa điểm thực hiện dự án tại KCN Thăng Long, Hà Nội.
2.1.4. Về địa bàn đầu tư
Có thể nói, tình hình đầu tư theo địa bàn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có rất ít sự biến động. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bảng so sánh sau đây
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn
TÍNH TỚI CUỐI NĂM 2008 TÍNH TỚI CUỐI NĂM 2011
TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)) Tỷ trọng theo vốn đầu tư (%) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng theo vốn đầu tư (%) 1 TP Hồ Chí Minh 2,874 26,073,730,718 16.32 1 TP Hồ Chí Minh 3,877 32,669,969,466 16.51 2 Bà Rịa- Vũng Tàu 198 20,686,540,318 12.95 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 275 27,161,187,668 13.72 3 Hà Nội 1,349 18,864,589,686 11.81 3 Hà Nội 2,243 21,802,618,720 11.02 4 Đồng Nai 1,012 14,016,097,827 8.77 4 Đồng Nai 1,073 17,930,639,556 9.06 5 Bình Dương 1,856 10,879,310,065 6.81 5 Bình Dương 2,242 15,038,678,316 7.60 6 Ninh Thuận 20 9,968,046,566 6.24 6 Hà Tĩnh 42 8,503,592,000 4.30 7 Hà Tĩnh 9 7,920,105,000 4.96 7 Thanh Hóa 45 7,087,650,144 3.58 8 Thanh Hóa 33 6,996,148,144 4.38 8 Phú Yên 53 6,480,654,438 3.27 9 Phú Yên 47 6,377,956,438 3.99 9 Hải Phòng 341 6,085,343,222 3.07 10 Hải Phòng 294 4,255,252,040 2.66 10 Hải Dương 482 5,266,001,994 2.66
11 Địa phương khác 2,413 33,726,682,260 21.11 11 Địa phương khác 2,991 49,900,735,892 25.21 Tổng số 10,105 159,764,459,062 100 Tổng số 13,664 197,927,071,416 100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2008, 2012), Báo cáo Đầu tư tổng hợp
Nhìn vào báng số liệu trên ta dễ nhận thấy ít có sự thay đổi ở địa bàn đầu tư giữa 2 thời kỳ, năm 2008 là năm FDI vào Việt Nam đạt mức kỷ lục và thời điểm cuối năm 2011. Ở cả hai giai đoạn, 5 địa phương đứng các vị trí đầu đều không có sự thay đổi. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa bàn dẫn đầu cả nước về cả quy mô và số lượng dự án đầu tư, thu hút tới hơn 16% tỷ trọng vốn ở cả hai thời kỳ. Tiếp
36
đến là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.Chỉ tính riêng 5 địa phương này trong cả 2 thời kỳ đã chiếm tới gần hơn 55% tổng luồng vốn, hơn 70% tổng số các dự án FDI vào Việt Nam.
Các địa phương thu hút nhiều số dự án và luồng vốn kể trên đều là các tỉnh/thành phố có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần cảng biển, sân bay quốc tế, có dân trí cao và các điều kiện sống tốt. Các địa phương còn lại chia nhau số dự án và luồng vốn còn lại; tuy nhiên, tỷ lệ cũng không đồng đều, giảm dần theo các địa phương có các điều kiện tự nhiên và các yếu tố thu hút đầu tư thuận lợi, cá biệt là tỉnh Điện Biên, chỉ thu hút được 1 dự án tính cho tới cuối năm 2011 với số vốn đăng ký đầu tư cũng rất khiêm tốn, ở mức 129,000 USD.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Vai trò của FDI Nhật Bản đối với Việt Nam
Nguồn vốn FDI của Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, bởi nó không chỉ cung cấp một nguồn vốn lớn để phát triển các ngành kinh tế mà còn vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Nhật đã xác định được thế mạnh trong ngành công nghiệp, hàng công nghiệp của Nhật có chất lượng cao, trình độ kỹ thuật công nghệ, năng lực quản lý trong sản xuất đã và còn đang dẫn đầu thế giới. Vốn FDI của Nhật Bản đầu tư nhiều vào Việt Nam nhưng chủ yếu vào ngành công nghiệp, trong đó tập trung vào những ngành họ có lợi thế như: lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất máy công nghiệp, điện, điện tử, hoá chất,… Đây là yếu tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tỷ trọng ngành công nghiệp. Các dự án FDI Nhật Bản lại thường kèm theo hoạt động chuyển giao công nghệ. Các công nghệ này không phải mới nhất nhưng cũng góp phần nâng cao trình độ công nghệ Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình chuyển giao công nghệ của Nhật Bản thường diễn ra qua thực tiễn sản xuất nên dần được cải tiến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam để sử dụng hiệu quả nhất. Nhờ đó, công nghệ đóng góp lớn hơn vào tăng
37 trưởng kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, Nhật Bản luôn là một trong các đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI từ Nhật Bản luôn được đánh giá là có tỷ lệ giải ngân cao, ổn định và hiệu quả sử dụng vốn cũng đạt mức tốt trong mối tương quan với các nguồn vốn từ những nước khác.
Thứ ba, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động. Điều này không chỉ góp phần giảm thất nghiệp, tăng thu nhập mà còn cải thiện trình độ của người lao động Việt Nam. Bởi lao động làm việc trong các nhà máy của Nhật Bản không những được tiếp cận với công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mà còn được doanh nghiệp đào tạo lại cho phù hợp với công việc.
Thứ tư, Nhật Bản cũng là quốc gia có nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam như: xây dựng cầu đường, công trình nhà ở… với số vốn lớn. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư trong thời gian tới của họ là đầu tư nhiều vào ngành CNHT Việt Nam. Điều này sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ta, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đặc biệt là vào ngành công nghiệp, cũng thông qua đó đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.
Thứ năm, so với những nền kinh tế mới phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là quốc gia có nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs) như Honda, Toyota, Panasonic… trong “top Fortune 500” (danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới) với mạng lưới tiếp thị và cung ứng rộng khắp thế giới vì thế khi vốn FDI được đầu tư bởi các công ty xuyên quốc gia này cũng góp phần tạo cầu nối giúp Việt Nam có thể nhanh chóng tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như các chuỗi cung ứng, chuỗi sản phẩm của thế giới
Tóm lại, FDI của Nhật Bản là một trong những động lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, giúp đẩy nhanh quá trình tham gia phân công lao động quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ thu hút FDI của Nhật Bản luôn được coi trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút FDI của Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện khủng
38
hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tất cả các nước bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam đều lâm vào khó khăn, thì Việt Nam càng phải làm nhiều việc hơn nữa để duy trì cả về số lượng và hiệu quả của nguồn vốn này.
2.2.2. Các biện pháp, chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản Nhật Bản
2.2.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chính sách
Trong quá trình thu hút FDI nói chung và thu hút FDI của Nhật Bản nói riêng, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn đối