Những hạn chế

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 80)

Qua nghiên cứu thực tiễn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam trong thời gian qua, ta cũng thấy còn một số hạn chế ở cả môi trường đầu tư, tình hình đầu tư và tác động đến kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đang bắt đầu có tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút, sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.

2.3.2.1. Về môi trường đầu tư

Luật pháp chính sách tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh nói chung vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy, trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp không chỉ từ Nhật Bản mà các doanh nghiệp nói chung xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phương đều gặp phải vấn đề này).

Ngoài ra, các chính sách đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thuế, bất động sản, lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định thiếu, nhiều quy định có nhưng không đồng bộ đã không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép mà còn hạn chế khả năng thu hút vốn FDI của nước ta.

71

Đơn vị: %; Mẫu điều tra là 121 doanh nghiệp

Biểu đồ 2.9: Các vấn đề tồn tại chủ yếu tại Việt Nam theo ý kiến của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

Bên cạnh hệ thống pháp luật phát triển chưa đầy đủ, môi trường đầu tư của Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế khác mà theo các nhà đầu tư Nhật Bản thì đó là những vấn đề lớn có thể cản trở đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đó là: chi phí lao động tăng lên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, ngành CNHT còn yếu,…

Lợi thế về lao động rẻ của Việt Nam đang dần mất đi do chi phí lao động đang ngày càng tăng lên.

6.6 8.3 8.3 9.1 9.1 9.9 11.6 11.6 13.2 14.9 14.9 14.9 17.4 18.2 20.7 21.5 21.5 22.3 23.1 28.9 34.7 44.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tăng thuế Hệ thống thuế phức tạp Khó khăn trong việc thu hồi vốn Hạn chế nhập khẩu/Thủ tục hải quan Khó khăn trong việc huy động vốn Bất ổn an ninh/chính trị Bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ Khó khăn trong việc đảm bảo kỹ sư, kỹ thuật viên Những hạn chế đầu tư nước ngoài Việc thực thi hệ thống thuế còn chưa rõ ràng Hạn chế đối với ngoại hối/chuyển tiền ra nước ngoài Các vấn đề về lao động Thiếu thông tin về nước sở tại Thủ tục cấp phép đầu tư phức tạp/không rõ ràng Các ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển Khó khăn trong việc đảm bảo cán bộ quản lý Bất ổn định về tiền tệ và/hoặc chi phí Hệ thống luật pháp chưa phát triển đầy đủ Cạnh tranh khốc liệt với các công ty khác Tăng chi phí lao động Việc thực thi hệ thống luật pháp còn chưa rõ ràng Cơ sở hạ tầng chưa phát triển

72

Biểu đồ 2.10: Năng suất lao động ở Việt Nam và một số nước

Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010), Báo cáo năng suất Việt Nam

Điều này có thể là kết quả của tổng hợp các lý do sau đây: i) chất lượng lao động Việt Nam đang ngày càng tăng lên, do đó mức lương mà các doanh nghiệp phải trả cũng cao hơn; ii) do tình trạng lạm phát tăng cao trong mấy năm qua nên nhà nước liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên, bên cạnh đó các khoản phí khác liên quan đến lao động như bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, phí bảo hiểm thất nghiệp cũng đang làm tăng gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay; iii) năng suất lao động Việt Nam thấp đang ngày càng là trở ngại lớn cho doanh nghiệp, tính bình quân thì lương của lao động ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước khác nhưng do năng suất lao động không cao nên chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm đang chiếm một tỷ lệ lớn. Lý do cuối cùng ở trên là một trong những trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và cũng là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam so với các nước trong khu vực (biểu đồ 2.10) bởi năng suất lao động quá thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng không cao.

Nếu so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì Năng suất lao động của Nhật Bản cao gấp 39 lần Việt Nam, năng suất lao động của Singapore cao gấp 26 lần Việt Nam và Năng suất lao động của Hàn Quốc cao gấp 16 lần Việt Nam. So sánh vớicác nước đang phát triển trong khu vực thì năng suất

73

lao động của Malaysia cao gấp tới 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốccũng cao gấp 2 lần Việt Nam và thậm chíNăng suất lao động của Philippines cũng cao gấp rưỡi năng suất lao động của Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu kém nhất của Việt Nam gây ra tâm lý ngần ngại đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Biểu đồ 2.9 cho thấy đây là yếu tố hạn chế lớn thứ hai của môi trường đầu tư Việt Nam, sau yếu tố về chi phí lao động tăng. Trong biểu đồ này, 44.6% trong số 121 nhà đầu tư tham gia cuộc điều tra của JBIC năm 2011 cho rằng đây là vấn đề lớn còn tồn tại ở Việt Nam. Nổi cộm hiện nay có vấn đề về giao thông vận tải, điện, nước sạch. Xét riêng trong số các ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản thì 70% ý kiến về sân bay, 36% ý kiến về hệ thống điện, 34% ý kiến về hệ thống đường, 17% ý kiến về hệ thống cung cấp nước sạch … của Việt Nam cần được nâng cấp, sửa chữa (biểu đồ 2.11 dưới đây).

Đơn vị: %; Mẫu điều tra là 121 doanh nghiệp

Bểu đồ 2.11: Tỷ lệ các yếu tố của cơ sở hạ tầng cần được cải thiện ở Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

Có thể đơn dẫn ra một số ví dụ như hiện tượng đào đường tràn lan ở các tuyến đường, sau đó chỉ được san lấp qua loa đã vừa ảnh hưởng tới mỹ quan và còn gây ra các hiện tượng sụt lún, giảm tuổi thọ công trình. Ví dụ khác như mặt cầu Thăng

34 36 17 15 15 14 70 0 20 40 60 80

Đường Điện Nước sạch Thông tin

liên lạc

74

Long vừa được một đơn vị thuộc ngành giao thông tu sửa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, nhiều khi cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Ngành CNHT của Việt Nam còn rất thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất Nhật Bản.

Theo các số liệu gần đây nhất thì tình hình nội địa hóa cũng chưa được cải thiện nhiều so với thời gian trước. Tỷ lệ nội địa hóa công nghệ quá thấp là thực tế dễ thấy trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao. Điều này được thấy rõ qua sự đổ vỡ của Chương trình cơ khí trọng điểm hay cảnh báo về sự phá sản của bản "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020" được biết đến gần đây.

Chiến lược phát triển đặt ra mục tiêu đến năm 2010 phải nội địa hóa được 40 - 50% sản phẩm cơ khí, trong đó thiết bị đồng bộ khoảng 40%. Nhưng, đến nay là năm 2012 tỷ lệ này không đạt được. Thực tế cho thấy trong mấy chục nhà máy thủy điện, chúng ta cũng chỉ làm được phần xây dựng và cơ khí thủy công; về nhiệt điện chỉ nội địa hóa được 15-17% và thủy điện chỉ nội địa hóa được khoảng 20%. Trong khi đó, "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020" đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ nội địa hóa hơn 50% đối với hầu hết các chủng loại sản phẩm ô tô và phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt mức 5-10% giá trị tổng sản lượng của ngành. Song, với những gì đang diễn ra trong ngành công nghiệp ô tô, mức nội địa hóa thường không quá 6%, trừ một số công ty có một vài dòng sản phẩm có mức nội địa hóa 20 - 25%, chẳng hạn như Innova của hãng Toyota. (Nguồn:http://hanoimoi.comvn)

Trong sản xuất CNHT, trình độ chuyên môn hoá và khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp. Các doanh nghiệp trong nước chỉ đủ khả năng cung cấp các sản phẩm phụ hoặc linh kiện thô sơ nhất như: bao bì, thùng carton… Do đó, doanh nghiệp FDI bắt

75

buộc phải nhập linh kiện, phụ tùng từ nước ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất, khiến cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.

Vậy sự yếu kém của ngành CNHT không những là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng cao mà còn làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Công nghiệp phụ trợ thực sự là vấn đề nan giải của Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm phát triển ngành này để tạo vị thế cao hơn trong cạnh tranh thu hút đầu tư trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh những hạn chế như trên, Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập khác liên quan đến môi trường đầu tư như công tác quy hoạch, đất đai, giải phóng mặt bằng,

Hộp 2.3: Công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Cần một nỗ lực lớn hơn nữa

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

“Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực lớn để phát triển. Tuy nhiên, những thách thức này cũng luôn đi đôi với những cơ hội mới” .

Giống như các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam, theo ước tính của Bộ Công Thương, công nghiệp phụ trợ phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Lạm phát của nền kinh tế cũng khiến lãi suất ngân hàng lên đến 20-25%/năm gây khó khăn trong chi phí vốn. Quản lý và công nghệ còn yếu do quy mô đầu tư nhỏ, năng lực quản lý hạn chế khiến cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam khó có thể phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp phụ trợ dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của người thợ Việt Nam. Nếu so với Thái Lan, một trong những quốc gia hàng đầu về công nghiệp phụ trợ, Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể vượt qua. Phát triển công nghiệp phụ trợ còn là cơ sở chắp nối sự phát triển nhiều ngành công nghiệp khác, cân bằng cán cân thương mại

Theo ông Vũ Tiến Lộc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có hành động cụ thể để nắm bắt những cơ hội lớn

Một chuyên gia Nhật Bản nhận định: “Hàng năm, phụ tùng linh kiện do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có chất lượng tiến bộ đáng kể”. Đây có thể coi là một tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam khi tiến hành đưa hàng hóa nội địa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

76

phân cấp trong quản lý đầu tư nước ngoài, bảo hộ sở hữu trí tuệ và những vấn đề liên quan đến một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghiên cứu phát triển…

2.3.2.2. Về kết quả thu hút

Mặc dù vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang tăng trưởng mạnh nhưng có nguy cơ không ổn định và còn chưa tương xứng với tiềm năng từ quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp. Tính cho tới cuối năm 2011 thì Nhật Bản đã đầu tư gẩn 23,6 tỷ USD vào Việt Nam nhưng vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, xếp sau Singapore và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, vốn và tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản cũng chỉ ở mức độ trung bình khá, đạt 6,78 tỷ USD tương ứng 28%% trong tương quan với dòng vốn khác. Tuy nhiên, như đã phân tích ở các phần trước, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã vươn lên là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam và vấn đề đặt ra là làm sao phải duy trì và phát huy dòng vốn này một cách bền vững.

Về hình thức đầu tư cũng chưa phong phú, các dự án mới chỉ tập trung ở 2 hình thức đó là 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Thực tế là nhiều hình thức đầu tư khác có những điểm thuận lợi hơn các hình thức trên nhưng lại chưa phát triển ở Việt Nam như: công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nước ngoài…, ngay cả hình thức M&A và BCC mặc dù đã có một số dự án FDI của Nhật áp dụng nhưng với số lượng chưa nhiều, vốn đầu tư chưa lớn. Các nhà đầu tư vẫn ngần ngại trong việc áp dụng các hình thức đầu tư trên một phần do hệ thống luật pháp chính sách của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều khi mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung mà chưa đi vào chi tiết khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc áp dụng.

2.3.2.3. Về tác động của đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đến kinh tế - xã hội Việt Nam

Bất kỳ một dự án đầu tư nào, nhất là các dự án FDI bên cạnh những tác động tích cực đều có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường kinh tế, chính trị,

77

xã hội nước sở tại. Các dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cụ thể là:

Thứ nhất, địa bàn đầu tư của FDI Nhật Bản chưa rộng, mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn và khu công nghiệp. Các địa điểm đầu tư chủ yếu của Nhật Bản bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc,… Đây là những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi hơn do các lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc và lao động. Mặc dù Chính phủ đã sử dụng nhiều chính sách ưu đãi thông qua thuế, tài chính, đất đai… để khuyến khích đầu tư vào vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhưng đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư của Nhật Bản vào những vùng này vẫn chưa nhiều. Vậy nên, FDI của Nhật Bản chưa thực sự có tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế và việc cải thiện một số vấn đề xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai, thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và duy trì việc làm cho lao động Việt Nam. Thời kỳ cuối năm 2008, đầu 2009 là giai đoạn khó khăn với nhiều

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)