đều lâm vào khó khăn, thì Việt Nam càng phải làm nhiều việc hơn nữa để duy trì cả về số lượng và hiệu quả của nguồn vốn này.
2.2.2. Các biện pháp, chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI của Nhật Bản Nhật Bản
2.2.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chính sách
Trong quá trình thu hút FDI nói chung và thu hút FDI của Nhật Bản nói riêng, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn đối với cá nhà đầu tư. Để đảm bảo các nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia khi gia nhập các tổ chức quốc tế, các quy định pháp lý của Việt Nam đã dần được cải thiện công bằng hơn, bình đẳng hơn đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư hiện nay đang được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư có mặt trên đất nước Việt Nam, trong đó có đầu tư của Nhật Bản.
Hệ thống văn bản luật liên quan đến đầu tư của Việt Nam rất nhiều, song những văn bản nổi bật, quan trọng nhất là: Luật Đầu tư (2005), Nghị định 108/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008), Luật thuế xuất nhập khẩu (2005), cùng một số văn bản khác. Dấu mốc quan trọng nhất đối với việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư của Việt Nam là từ tháng 7 năm 2006 cùng với sự ra đời của Luật Đầu tư chung năm 2005, mọi quy định liên quan đến doanh nghiệp được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này không những giúp giảm chi phí quản lý mà còn tạo môi trường đầu tư công bằng, bình đẳng, thể hiện nguyên tắc đối xử quốc gia khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, một số quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật như: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (6/2008), Luật thuế xuất khẩu và nhập khẩu (6/2005), Luật đất đai (2003).
39
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định về thuế thu nhập ngày càng được thay đổi theo hướng có lợi hơn cho nhà đầu tư: Luật thuế thu nhập năm 2004 bãi bỏ sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài mặc dù tăng mức thuế phổ thông lên 28% so với 25% trong Luật thuế thu nhập năm 1997; Luật thuế thu nhập năm 2008 đã chỉnh mức thuế suất phổ thông chỉ còn 25%, và thời gian hưởng ưu đãi thuế dài hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo điều kiện.
Để có cơ sở so sánh, ta hãy cùng nghiên cứu một số tổng hợp về các quy định liên quan tới thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Trung Quốc. Xét về lĩnh vực này, Trung Quốc đã ban hành rất nhiều văn bản có liên quan như Luật và các văn bản dưới Luật một cách chi tiết, cụ thể và có rất nhiều các ưu đãi
Bảng 2.5: Một số ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Trung Quốc
Lĩnh vực Ưu đãi Tiêu chí
Nông nghiệp, lâm nghiệp,
Miễn thuế Thu nhập phát sinh từ:
Rau, quả, hạt, củ, cây có dầu, đậu, bông, đường Chọn lọc và nuôi trồng các loài/giống mới Trồng thảo dược Trung Quốc
Trồng rừng
Chăn nuôi gia súc gia cầm Nuôi hải sản trên biển ….
Giảm 50% Thu nhập phát sinh từ:
Trồng hoa, chè và các sản phẩm làm đồ uống và gia vị; ….
Cơ sở hạ tầng công cộng
Miễn 3 năm, giảm 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ năm doanh nghiệp có doanh thu
Cảng biển và cầu cảng, sân bay, đường sắt, quốc lộ, giao thông công cộng đô thị, cung cấp nước…
Bảo vệ môi trường và bảo tồn nước hoặc năng lượng
Miễn 3 năm, giảm 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ năm doanh nghiệp có doanh thu
Bao gồm xử lý cống rãnh, xử lý rác thải công cộng, khử muối biển….
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với tỷ suất lợi nhận thấp
Giảm 20% Những doanh nghiệp công nghiệp vơi thu nhập chịu thuế trong năm không vượt quá 300,000 RMB, số nhân viên không quá 100, tổng tài sản cố định không quá 30 triệu RMB
40
Lĩnh vực Ưu đãi Tiêu chí
Đầu tư mạo hiểm
70 % vốn đầu tư đạt tiêu chuẩn sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế
Một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đã đầu tư theo hình thức đầu tư vốn trong một doanh nghiệp công nghệ cao và mới cỡ nhỏ tới cỡ trung bình chưa niêm yết trên sàn chứng khoán trong 2 năm gần đây.
Các khu vực tự trị
Việc giảm hay miễn thuế
do khu tự trị thực hiện Quyết định bởi trưởng khu tự trị và được sự đồng ý của chính quyền cấp tỉnh Chuyển giao
công nghệ
Miên thuế Thu nhập từ chuyển giao công nghệ không quá 5 triệu RMB trong một năm.
Giảm 50% Thu nhập từ chuyển giao công nghệ từ 5 triệu RMB trong một năm. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và mới
Giảm 15% Thỏa mãn một số điều kiện sau:
Thành lập ở Trung Quốc được ít nhất 1 năm
Các chi phí R&D 3 năm tài chính trước đây thấp nhất ở mức 6%, 4%, 3% tổng doanh thu…
Doanh thu năm hiện tại từ các sản phẩm công nghệ cao và mới phải đạt ít nhất 60% tổng doanh thu
… Miễn 2 năm, giảm
12,5% trong 3 năm, tiếp theo áp dụng mức 15 từ năm dự án có doanh thu
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ cao và mới thành lập ở Shenzhen, Xiamen, Zhuhai, Shantou, Hainan, and Shanghai Pudong từ ngày 1 tháng 1 năm 2008.
Chi phí R&D
Khấu trừ hoặc trừ dần 150% trên cơ sở 150% các chi phí vốn
Chi phí R&D để phát triển các công nghệ mới, sản pẩm mới và dây chuyền công nghệ mới.
Nguồn: Deloitte (2011), Taxation and Investment in China
So với Trung Quốc thì các quy định và ưu đãi của Việt Nam còn chưa cụ thể, bao trùm và chưa thực sự có nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu rất đáng mừng trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta.
Bảng 2.6. Thuế suất ưu đãi theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp mới thành lập Thuế suất và thời gian hưởng
Ở các vùng đặc biệt khó khăn 10% trong vòng 15 năm đầu hoạt động Ở các vùng khó khăn 20% trong vòn 10 năm đầu hoạt động Thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ
tầng, sản xuất phần mềm
10% trong vòng 15 năm đầu hoạt động Thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ
sở hạ tầng, sản xuất phần mềm có quy mô lớn, công nghệ cao
10% trong vòng không quá 30 năm đầu hoạt động
Thuộc lĩnh vực đào tạo, y tế, văn hoá, dạy nghề, thể thao, môi trường
41
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân
20% trong suốt thời gian hoạt động
Nguồn: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008)
Về xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp được trực tiếp hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu các hàng hoá phục vụ đầu tư, quảng cáo, tiếp thị, gia công…Các dự án đầu tư thuộc diện khuyến khích đầu tư theo Nghị định 108/2006 được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ; linh kiên, phụ tùng bộ phận rời,… được sử dụng đồng bộ hoặc dùng để chế tạo máy móc và phương tiện vận tải; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được và hàng hoá khác để tạo tài sản cố định, thực hiện dự án đầu tư.
Về việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa: Đây thực chất là quan hệ xuất nhập khẩu, song thủ tục mua bán đã được đơn giản hoá: doanh nghiệp chế xuất được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan hải quan, không phải làm thủ tục phê duyệt kế hoạch nhập khẩu tại các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu thương mại. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành CNHT có thể khai thác được thị trường nội địa, đồng thời các doanh nghiệp lắp ráp cũng tìm được nguồn hàng đáp ứng đủ yêu cầu, từ đó góp phần khuyến khích nội địa hoá trong sản xuất ở Việt Nam.
Về quản lý và sử dụng đất : So sánh với quy định của Trung Quốc thì về cơ bản, các quy định của Việt Nam cũng tương tự như vậy. Luật Đầu tư quy định những ưu đãi về thời hạn sử dụng đất, thuế và tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá 50 năm và có thể kéo dài đến 70 năm đối với các dự án lớn, thu hồi vốn chậm, đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, khi hết hạn sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét gia hạn sử dụng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn giảm tiền thuê, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. So với
42
Trên thực tế, nhằm mục đích tăng cường thu hút FDI, đặc biệt là FDI của Nhật Bản, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chính như sau về đất đai để nâng cao tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư:
o Bãi bỏ, chấm dứt sự tuỳ tiện đặt ra các quy định nhằm hạn chế quyền sử dụng đất trong vùng có quy hoạch.
o Giảm thiểu và khắc phục tình trạng ùn tắc, kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng dựa trên chính sách bồi thường, giải quyết việc làm,tái định cư…
o Rà soát, đôn đốc các dự án sử dụng đất theo quy định tại điều 38 Luật đất đai 2003 để xử lý thu hồi đất đối với các dự án không có khả năng thực hiện để giao hoặc tiến hành cho thuê đối với doanh nghiệp đủ năng lực tiến hành dự án đầu tư.
Bên cạnh những chính sách trên, Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng và sửa đổi các chính sách, luật pháp mới như Bảo hộ sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh… Tóm lại, môi trường pháp lý về đầu tư của Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Chính các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản cũng đã khẳng định rằng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến họ chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư lâu dài.
2.2.2.2. Tăng cường ký kết các hiệp định về đầu tư và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản
Một trong những hoạt động quan trọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai nước để tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản là cùng với Nhật Bản xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác phát triển. Bên cạnh đó, hai bên cũng thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, ký kết các hiệp định, các bản ghi nhớ và thoả thuận nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển sâu hơn mối quan hệ giữa hai nước. Thông qua đó, Việt Nam cũng tranh thủ sự hỗ trợ và thu hút đầu tư từ phía Nhật Bản. Các chương trình, hiệp định đã được ký kết giưa hai bên có tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam bao gồm: Sáng kiến
43
chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam (11/2003), giai đoạn 2 (7/2006); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004); Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật VJEPA (25/12/2008, xem thêm ở phụ lục 1& 2); và Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển CNHT (25/12/2008)….
o Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản với mục tiêu tăng cường sức cạnh tranh về kinh tế Việt nam thông qua xúc tiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Điểm nổi bật nhất của Sáng kiến chung này là xây dựng kế hoạch hành động tập trung vào hai điểm chính: xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài; và các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện một cách rõ nét môi trường đầu tư.
Giai đoạn I bắt đầu từ tháng 11 năm 2003 đã hoàn thành và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Nhật có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang Thái Lan, Inđônêxia,…
Giai đoạn II của Sáng kiến chung ra đời nhằm ngăn chặn làn sóng chuyển dịch quốc gia đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản. Giai đoạn II này đã tạo điều kiện thuận lợi để 2 bên tăng cường quan hệ hợp tác đồng thời cũng tháo gỡ khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp phải trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Giai đoạn 3 của Sáng kiến chung thực hiện từ tháng 9/2009 sẽ tập trung vào việc phát triển, thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài vào CNHT để cải thiện mạnh hơn nữa môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Tính tới thời điểm hiện tại, cả 3 giai đoạn của sáng kiến đã được thực hiện với kết quả tốt. Trên cơ sở đó, ngày 1 tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản đã ký bản Kế hoạch hành động của Sáng kiến giai đoạn IV. Nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn IV gồm 6 vấn đề với 28 hạng mục và 70 tiểu hạng mục liên quan đến các nội dung: điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm,
44
phát triển cơ sở hạ tầng. Hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn IV trong vòng 18 tháng (từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012). Theo đó, sẽ có hai cuộc họp đánh giá giữa kỳ (vào tháng 12/2011 và tháng 6/2012) và một cuộc họp cấp cao để đánh để giá kết quả thực hiện.
Sáng kiến chung thực sự đã có tác động tích cực giúp môi trường đầu tư của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện. Đồng thời vốn đầu tư của Nhật Bản và các quốc gia khác vào Việt Nam cũng không ngừng tăng.
o Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được chính thức ký kết vào tháng 12 năm 2004 đã tạo ra những cơ sở pháp lý và điều kiện để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Nhật Bản. Hiệp định này đã tạo thêm thuận lợi mới cho nhà đầu tư Nhật Bản, khiến họ vững tin hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
o Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Việt Nam-Nhật Bản,VJEPA. Hiệp định này đã tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, các hiệp định FTA mà Việt Nam ký kết và thực hiện trước đó đều trong khuôn khổ ASEAN
Xét riêng về các ưu đãi thuế, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế suất bình quân từ mức 6,51% năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2019 (sau 10 năm thực hiện Hiệp định). Trong số này, đáng quan tâm là sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được thuế 0% (giảm từ mức trung bình 7%) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 2009. Các sản phẩm da, giày của Việt Nam cũng sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong vòng từ 5-10 năm. Đối với