23
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng phải chịu tác động không nhỏ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,89%. Tuy GDP năm 2011 có giảm so với 2010 nhưng vẫn là mức tăng thuộc hàng khá nếu so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Nguyên nhân là do sụt giảm cả về xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, rủi ro cao về tài chính tiền tệ… Nhật Bản vẫn tiếp tục coi trọng đầu tư vào Việt Nam một phần cũng bởi Việt Nam vẫn duy trì được môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn.
Thứ nhất là sự ổn định về chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Môi trường chính trị xã hội biểu hiện ở các điểm: cục diện chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt, chính sách cởi mở, quan hệ quốc tế tốt đẹp, đối xử với các nhà đầu tư công bằng, bình đẳng. Theo những tiêu chí trên, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có mức độ ổn định về mặt chính trị xã hội cao. Tổ chức PERC trụ sở tại Hồng Kông đã xếp Việt Nam là nước có nền chính trị - xã hội ổn định nhất trong khu vực.
Thứ hai là sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài về các loại thuế, tài chính tín dụng, đất đai, giải phóng mặt bằng,…Đồng thời, chính sách thương mại cũng dần thông thoáng hơn, theo hướng tự do hoá, giảm dần các thủ tục trong mua bán như: quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp trong khu chế xuất với thị trường nội địa,… Tóm lại, Việt Nam luôn thể hiện sự quan tâm, khuyến khích đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế mà Nhật Bản lại là một trong các đối đối tác quan trọng nhất.
Thứ ba là nguồn lao động rẻ, dồi dào với chất lượng ngày càng cao. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là môi trường kinh doanh, bởi giá lao động theo giờ ở Việt Nam tính ra là gần như rẻ nhất so với các nước trong khu vực, rẻ hơn ở Thái Lan và Trung Quốc
24
nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng lao động cũng ngày càng được cải thiện nhờ sự nỗ lực của ngành giáo dục, y tế, và sự hỗ trợ của nước ngoài.
Thứ tư là sự hiệu quả của các dự án FDI của Nhật Bản đã triển khai. Trên thực tế, các dự án FDI của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có hiệu quả triển khai cao so với nhiều dự án Nhật Bản đầu tư ở các quốc gia khác, và so với các dự án của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam. Nguyên nhân là do cả những nỗ lực từ phía Việt Nam lẫn phong cách làm việc, quản lý năng động, nghiêm túc của Nhật Bản.
Tóm lại, với những nhân tố đến từ cả hai phía như đã trình bày thì ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn của cuộc khủng hoảng mà hai nước đều chịu tác động, FDI Nhật Bản vào Việt Nam vẫn sẽ không suy giảm. Chỉ khi những nhân tố trên bị giảm sút thì quan hệ đầu tư giữa hai nước mới bị ảnh hưởng lớn. Vậy, đó là những nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam.