Xúc tiến đầu tư của Việt Nam nhằm thu hút FDI của Nhật Bản trong thời gian qua đã có nhiều thành công đáng kể. Tuy nhiên, công tác xúc tiến cả trong và ngoài nước vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa tích cực và thiếu cơ chế riêng biệt nhất là trong những lĩnh vực mà trước đây Việt Nam chưa quan tâm chú trọng đến thu hút FDI. Trong thời gian tới, để tăng cường vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong ngoài nước trong việc thu hút vốn FDI của Nhật Bản, đặc biệt là vào những ngành mới ở Việt Nam như CNHT, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,…ta cần thực hiện nhiều biện pháp khắc phục những khiếm khuyết hiện tại, cụ thể là:
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư, đặc biệt xúc tiến đầu tư vào các ngành mới ở Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư ở cả trong và ngoài nước.
106
phương để cơ quan này có hiệu lực và hiệu quả hơn trong hoạt động tư vấn đối với việc thu hút FDI vào địa phương không chỉ ở các ngành truyền thống như công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông…mà còn phù hợp với các ngành y tế, giáo dục, CNHT...
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng quốc gia đối tác mà các cơ quan xúc tiến đầu tư ở địa phương và ở nước ngoài có thể thành lập riêng bộ phận xúc tiến đầu tư vào những ngành mới nếu cần thiết nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Ví dụ: đối với những tỉnh thành phố thu hút được ít FDI trong ngành y tế nhưng lại có nhu cầu và khả năng lớn đối với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao do các bệnh viện có vốn nước ngoài cung cấp như các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu…, cơ quan xúc tiến đầu tư của địa phương đó nên có bộ phận chuyên trách về mảng y tế trong thời gian đầu Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến và quản lý đầu tư. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến đầu tư và quản lý đầu tư; tiếp tục kết hợp hoạt động xúc tiến với các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư nói chung và ngành y tế nói riêng của Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ hoạt động xúc tiến đầu tư các ngành có liên quan để tăng hiệu quả thu hút, ví dụ như tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn, triển lãm về ngành văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch của Việt Nam tại nước ngoài để giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể hơn về môi trường đầu tư của nước ta, từ đó họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư nhanh chóng hơn và quy mô hơn.
Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước cũng như giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng
107
tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan toả tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.