Trong giai đoạn 2011-2015, một trong các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 7,0%-7,5%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP 6, tr.3 . Bắt đầu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội GDP đã được điều chỉnh từ 41-42% của giai đoạn 2006-2010 xuống còn 35% 11, tr.5 .Tuy nhiên, trong kế hoạch phát triển 2011-2015, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 250 - 266 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 75- 80%, ngoài nước là 20-25%. Điều này cho thấy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
16
Mặc dù vậy, nhìn lại kết quả hấp thụ nguồn vốn từ nước ngoài thời gian qua của nước ta còn khá thấp. Thời kỳ 2006-2010, vốn ODA ký kết đạt 20,61 tỷ USD, cao hơn 12,7% so chỉ tiêu đề ra. Song, mức giải ngân chỉ đạt 13, 86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký kết, thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và quốc tế. Cùng với đó, từ năm 2008 - 2011, vốn FDI thực hiện hàng năm cũng chỉ đạt 10- 11 tỷ USD. Nếu trừ 20-25% vốn đối ứng trong nước, vốn ròng từ nước ngoài đổ vào Việt Nam chỉ khoảng 8 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp qua TTCK, nhưng do sự biến động thường xuyên và bấp bênh của thị trường này nên khó hạch toán và dự báo xu hướng phát triển.Bên cạnh đó, ODA đã và đang giảm dần khi Việt Nam đứng vào hàng ngũ những nước có thu nhập trung bình thấp. Do vậy, để giữ tỷ lệ ODA và FDI khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, cần phải tăng lượng vốn FDI để bù vào lượng vốn ODA sụt giảm. Điều đó có nghĩa nhu cầu vốn FDI sẽ tăng theo thời gian, nếu 2011-2012 Việt Nam cần khoảng 9-10 tỷ USD/năm; thì năm 2014 -2015 tăng lên 13-14 tỷ USD/năm; và năm 2019 - 2020 cần 21-22 tỷ USD.
Như vậy, nhu cầu vốn FDI thực hiện trung bình hàng năm thuần túy từ nước ngoài cần khoảng 14-15 tỷ USD
Kinh tế Việt Nam muốn phát triển thì không chỉ cần có vốn mà cần nhiều yếu tố khác nữa như: công nghệ, lao động, môi trường đầu tư, kinh doanh, các yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới.
Về công nghệ: Công nghệ của Việt Nam hiện đang ở mức lạc hậu rất nhiều so với thế giới, và ngay cả so với nhiều nước trong khu vực. Yếu tố công nghệ thực sự vẫn chưa có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2003-2006, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu (năng suất tổng hợp các yếu tố - TFP – trong đó có công nghệ) vào GDP tới mức 26,96%. Tuy nhiên vào giai đoạn 2007-2010, tỷ lệ này lại giảm mạnh xuống mức 12,54% dẫn tới tỷ lệ đóng góp trung bình trong cả giai đoạn 2003-2010 chỉ còn là 19,59%. Nhìn vào bảng so sánh
17
dưới đây, tỷ lệ đóng góp này vào GDP của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP ở một số nước
Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010), Báo cáo năng suất Việt Nam
Để hoàn thành công cuộc CNH-HĐH đất nước, duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu phát triển công nghệ, kỹ thuật trong các ngành kinh tế của Việt Nam là vô cùng cấp thiết. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực đầu tư nghiên cứu trong nước, các nguồn vốn từ nước ngoài như FDI sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng
Về lao động: Với dân số trên 86 triệu người, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao; Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động dồi dào song chất lượng lại chưa thực sự cao, nên đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước cũng không lớn.Vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao hiện đang ngày càng bức bách ở tất cả các ngành kinh tế, gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển các ngành này.
Về môi trường đầu tư, kinh doanh: Hiện tại, Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất khu
18
vực. Theo tiêu chí này, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản JBIC xếp Việt Nam ở vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ, trên Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong môi trường đầu tư có thể cản trở lớn tới sự phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài như: cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, thiếu một nền CNHT phát triển,…
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhằm mục tiêu CNH-HĐH, và đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp thì trước hết cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Theo đó, các yếu tố để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ như đầu tư tập trung vào các ngành này là hết sức cần thiết.
Về hội nhập kinh tế quốc tế: Điều này được thể hiện thông qua một thể chế kinh tế mở, thương mại và đầu tư theo hướng tự do hoá, nền kinh tế đất nước ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới. Mục tiêu của Việt Nam là từng bước tham gia phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá quốc tế. Muốn đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tập trung phát triển những ngành có lợi thế so sánh, tức là phát triển công nghệ, năng lực sản xuất của những ngành đó.
Là một nước hiện còn nghèo, Việt Nam có rất nhiều đòi hỏi để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bản thân nguồn lực trong nước không thể nào đáp ứng được hết các đòi hỏi này, mà cần phải có những “cú huých từ bên ngoài” mới có thể phá vỡ được “vòng luẩn quẩn của đói nghèo”. FDI của Nhật Bản có các đặc trưng về hỗ trợ vốn, công nghệ, phát triển nhân lực và có tính ổn định …đáp ứng được nhu cầu cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy , thu hút FDI của Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng làm động lực cho Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội đất nước.