Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 107)

Những bất cập về mặt luật pháp chính sách đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi tiếp cận vào thị trường, vùng miền, hình thức đầu tư mới ở Việt Nam. Cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cấp thiết, nhưng nếu thay đổi quá nhanh chóng, không có bước đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Vậy, nhóm giải pháp về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng từng bước.

Thứ nhất là cần tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của WTO. Cụ thể là:

i) Ban hành các văn bản hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI theo Luật đầu tư 2005, Nghị định 108 nhằm giúp các cơ quan quản lý địa phương đỡ lúng túng trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước của mình.

98

các vấn đề liên quan đến các hình thức đầu tư mới tại Việt Nam để giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc áp dụng. Đó là các quy định về mua cổ phần, nắm giữ cổ phần, ban quản trị, quản lý cổ đông,… đối với các hình thức đầu tư: M&A, công ty mẹ - con, công ty cổ phần có chi nhánh nước ngoài,… Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mạnh dạn đầu tư theo nhiều hình thức mới với số vốn lớn hơn, đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư mới đầu tư vào Việt Nam.

ii) Công tác quản lý nhà nước luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp giữa các Bộ ban ngành, giữa trung ương với địa phương vẫn còn nhiều bất cập, một phần là do ta còn thiếu những văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy việc làm trước mắt là phải xây dựng các văn bản pháp lý về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến từng ngành, lĩnh vực cụ thể (ví dụ: cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ KH&ĐT, phối hợp giữa Bộ Y tế và Sở Y tế, Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh… trong việc thu hút và quản lý FDI vào ngành y tế.).

Thứ hai, tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả để hoàn thành giai đoạn IV của Sáng kiến chung Việt Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ta. Trong đó, cần chú ý một số vấn đề liên quan đến đầu tư như điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng

Ngoài ra, cũng cần phải nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi bao gồm: đảm bảo tính minh bạch, tính đồng bộ, độ tin cậy, tốc độ, đơn giản hoá nghiệp vụ hải quan; hợp lý hoá công tác thuế vụ; cải thiện hoạt động quản lý về quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh chống tham nhũng và hạn chế gian lận trong nhập khẩu.

Thứ ba, vốn giải ngân và vốn thực hiện đối với các dự án FDI của Nhật Bản vốn đã rất cao so với nhiều đối tác đầu tư khác, tuy nhiên, việc thúc đẩy giải ngân vẫn cần được quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn thực sự cho phát triển đất nước. Cụ thể: nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách

99

ưu đãi, khen thưởng, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động giải ngân của các dự án.

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 107)