Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 102)

tới

3.1.3.1. Cơ hội thu hút FDI từ Nhật Bản

Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ như sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng GDP, về vốn đầu tư nước ngoài; những khó khăn trong thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán; hay sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp và giá cả… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khủng hoảng, cơ hội thu hút FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng của Việt Nam vẫn mở.

Các nhân tố từ phía Việt Nam

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, những cơ hội và lợi ích từ việc gia nhập này đối với hoạt động thu hút FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng đã được Việt Nam nắm bắt trong suốt thời gian qua và đến nay vẫn còn là một ưu thế. Vì đó là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Điều này có thể đạt được thông qua việc cơ cấu lại, đổi mới, cải tiến cả về trình độ công nghệ, phương pháp quản lý, trình độ lao động trong các ngành công nghiệp.

Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, chi phí nhân công rẻ… Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản đã dày công xây dựng mối quan hệ kinh tế chính trị tốt đẹp trong một thời gian dài, điều này tạo tiền đề cơ bản cho hoạt động đầu tư giữa 2 nước.

Những cố gắng nỗ lực phía Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp lý, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cùng những ưu đãi dành cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNHT trong nhiều năm qua như: ưu đãi thuế, hỗ

93

trợ đất đai, xây dựng cơ bản,… đã tạo tiền đề tạo ra những cơ hội mới đối với thu hút vốn FDI của Nhật Bản vào ngành CNHT của Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng: VN đã được chuẩn bị tương đối tốt để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức sắp tới.

Các nhân tố từ phía Nhật Bản

Nhật Bản – đối tác chiến lược hàng đầu về mặt kinh tế

Nhật Bản là Quốc gia có qui mô nền kinh tế lớn với 5.187 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt gần 40.000 USD/năm, dự trữ ngoại tệ 1.300 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn ở mức cao (năm 2009 đạt 1.130 tỷ USD, năm 2011 đạt 1.660 tỷ USD. Năm 2010, tỷ lệ R&D của Nhật Bản chiếm 4,1% GDP (trong khi đó tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 3,6% và Trung Quốc là 1,7%), tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ cũng khá cao chiếm 0,9% GDP (khoảng 45 tỷ USD).

Nhật Bản có đội ngũ doanh nghiệp hùng hậu với 4,2 triệu doanh nghiệp, trong đó 0,3% là doanh nghiệp lớn (13.000 doanh nghiệp), 99,7% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Hiện nay, Nhật Bản đang là quốc gia đứng vị trí số 1 về cung cấp ODA cho Việt Nam với khoảng 19 tỷ USD (chiếm khoảng 30% tổng ODA của các quốc gia trên thế giới cho Việt Nam); là đối tác lớn thứ 3 về thương mại 2 chiều với tổng kim ngạch khoảng 21,2 tỷ USD và đứng thứ 4 về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 23,6 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 12% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Đầu tư ra nước ngoài là nhu cầu tự thân của nền kinh tế Nhật Bản

Đồng Yên cao khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh trong xuất khẩu; chi phí nhân công lao động cao (mức lương bình quân của người lao động xấp xỉ 3.000 USD/tháng), chính sách thuế cao (thuế thu nhập doanh nghiệp 40,69%, thuế tiêu thụ 10%)... là những yếu tố khiến các doanh nghiệp Nhật Bản hướng đầu tư của mình ra nước ngoài.

94

Biểu đồ 3.6: Các quốc gia /vùng có triển vọng đẩy mạnh đầu tư theo tỷ lệ % ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản giai đoạn 2000-2011

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

GDP tăng trưởng hàng năm ở mức trung bình thấp, thậm chí tăng trưởng âm, cơ hội kinh doanh ít và cạnh tranh khốc liệt. Nhật Bản là nước có thế mạnh về sản xuất các mặt hàng điện tử, tiêu dùng. Chính sách bảo vệ môi trường chặt chẽ, nhân công cao cộng với quỹ đất ngày càng chặt chội sẽ là các rào cản cho việc đầu tư kinh doanh trong nước.

Với chiến lược Trung Quốc + 1, nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, nhiều nhà đầu tư của Nhật tại Trung Quốc đã và đang chuyển vốn đầu tư sang nước thứ 3, và Việt Nam là một trong các lựa chọn hàng đầu. Nhất là trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam lại là một trong những nước ít chịu ảnh hưởng nhất, nên các nhà đầu tư của Nhật với mong muốn tìm một môi trường đầu tư ổn định sẽ tìm đến Việt Nam. Đây thực sự là một cơ hội rất lớn để thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Vấn đề là ta cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế còn tồn tại của môi trường đầu tư.

95

Những thách thức trong thu hút dòng vốn FDI từ Nhật Bản của nước ta xuất phát từ cả hai phía: khách quan và chủ quan.

Về mặt chủ quan, mặc dù môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian

qua đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều điểm tồn tại, hạn chế như: thiếu đồng bộ về cở sở hạ tầng; kinh tế vĩ mô phát triển chưa bền vững; công tác quản trị, điều hành, quản lý các dự án FDI còn bất cập; cạnh tranh thu hút đầu tư không lành mạnh tại một số địa phương, tỷ lệ nội địa hóa thấp và ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu… đây chính là những hạn chế của nước ta trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, nhất là những doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ chững lại do định hướng thu hút đầu tư chú trọng hơn tới chất lượng của các dự án (nhiều dự án công nghệ cao, giảm thiểu lượng CO2, mang tính lan tỏa cao,…) thay vì theo đuổi số lượng như trước đây.

Về mặt khách quan, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cũng gây ra các tác

động nhất định tới kinh tế Nhật Bản, có thể gây ra sự suy thoái đối với quốc gia này, dẫn tới việc các TNCs cắt giảm đầu tư, thu hẹp sản xuất. Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển, giữa các nước đang phát triển với nhau, giữa các nước trong nội bộ ASEAN sẽ là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới. Trong khối ASEAN, Thái Lan, Indonesia, Myanmar cũng đang nồng nhiệt chào đón nhà đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi và cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trong việc tìm cơ hội đầu tư ở quốc gia này. Một số quốc gia trong khối như Thái Lan, Singapore… cũng đã sớm coi Myanmar là một đối tác vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đồng thời coi đây là cơ hội để nhìn lại mình và nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, cạnh tranh với các nước trong khu vực trong thu hút FDI nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế nói chung nên được xem như một cuộc chạy đua tích

96

cực để cải thiện thể chế. Việt nam đi trước Myanmar một bước, nhưng điều này không phải là một lợi thế mà có thể coi đó là một trong những thách thức trong việc cạnh tranh thu hút FDI nói chung và đầu tư từ Nhật Bản nói riêng.

Như vậy, thu hút FDI từ một đối tác chiến lược hàng đầu như Nhật Bản là một định hướng chiến lược và chính sách hoàn toàn đúng đắn của Việt Nam. Trong chiến lược đó, cơ hội và thách thức luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau, nhưng cơ hội là rất lớn, rất cơ bản. Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng được tất cả các loại cơ hội, đồng thời cũng định lượng, phân tích khách quan đầy đủ các thách thức qua từng thời kỳ. Từ đó, đề ra những chính sách khả thi, kể cả đối sách mang tính đột phá, và hành động kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút FDI từ Nhật Bản, tương xứng với quan hệ giữa hai nước ở một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)