Các nhân tố từ phía Nhật Bản

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 31)

Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên, dân số già, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như GDP ở mức thấp nên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quốc gia này. Từ năm 1974, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến hoạt động FDI nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và sẵn có ở nước tiếp nhận để giảm chi phí sản xuất so với trọng nước. Đồng thời, cũng thông qua hoạt động FDI, Nhật không những thực hiện chuyển giao công nghệ nhằm kéo dài tuổi thọ sản phẩm, tăng thu lợi nhuận, mà còn có thể tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt những năm tới trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ. Xu hướng FDI của Nhật Bản thời gian tới thể hiện ở một số khía cạnh chính như sau:

1.3.2.1. Các nước ASEAN trong cơ cấu đầu tư của Nhật Bản

Bên cạnh Bắc Mỹ và EU là những thị trường truyền thống thì Châu Á nhất là Đông Nam Á cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản. Duy trì và mở rộng thị trường truyền thống là xu hướng sẽ được thực hiện trong thời gian tới của FDI Nhật Bản. Sở dĩ như vậy là do: các nhà đầu tư của Nhật khi đầu tư vào nước khác đều mang theo một phần năng lực sản xuất, góp

22

phần vào sự phát triển của thị trường bên trong chính nước đó đồng thời tạo nên một mạng lưới liên kết không chỉ trong một nước mà trong toàn khu vực và thế giới.

Hiện tại và cả trong tương lai, Nhật Bản vẫn chọn thị trường Châu Á làm nơi đầu tư trọng tâm của mình. Luồng FDI của Nhật vào khu vực này chiếm tới 23% tổng đầu tư của Nhật. Trong thời gian tới hứa hẹn dòng FDI từ Nhật Bản vào các nước Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á sẽ còn tăng lên do sự tăng trưởng cao cùng tính năng động của khu vực này. Vậy xu hướng này là một cơ hội lớn đối với Việt Nam trong việc tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản.

1.3.2.2. Khai thác và đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mới

Nhật Bản chủ trương khai thác những lĩnh vực mà mình có tiềm năng, thế mạnh. Do vậy, lĩnh vực sản xuất luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong cơ cấu FDI của đất nước này. Trong giai đoạn tới, bên cạnh việc đầu tư khai thác những lĩnh vực mới ngoài sản xuất như thông tin, tin học… Nhật Bản cũng tích cực tìm hiểu đầu tư vào những ngành nghề mới thuộc lĩnh vực sản xuất mà trước kia Nhật ít chú trọng ở một khu vực thị trường nào đó, ví dụ như CNHT ở Việt Nam.

1.3.2.3. Chiến lược phân bổ đầu tư theo mô hình Trung Quốc + 1

Trong gần một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc nổi lên là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới. Hầu hết đối tác là các nước phát triển trong đó có Nhật Bản đã coi Trung Quốc là điểm đến quan trọng nhất Châu Á Thậm chí Nhật Bản còn đề ra chiến lược đầu tư chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nhằm mục đích phân tán rủi ro do việc tập trung đầu tư vào một thị trường, các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện chiến lược phân bổ đầu tư theo mô hình Trung Quốc + 1. Với đặc tính đa dạng hóa rủi ro tốt, Việt Nam đã được đa số các doanh nghiệp của Nhật hiện đang đầu tư tại Trung Quốc lựa chọn trong chiến lược trên. Từ đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn các nước khác trong việc thu hút FDI của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)