Những thành công

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 73)

2.3.1.1. Về môi trường đầu tư

Qua quá trình học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và thực tiễn thu hút FDI của nước mình, cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản, môi trường đầu tư nói chung của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện trên nhiều mặt. Báo cáo khảo

Vietnam Japan Aluminium Co., Ltd.

Sản xuất và kinh doan các sản phẩm Nhôm đúc (1997 / 42%)

Vietnam Japan Wood Chip Cai Lan Corporation

Trồng rừng, sản xuất và kinh doan dăm gỗ(2004/ 51%)

Japan Paper Technology

Vietnam

Co., Ltd.

Sản xuất túi giấy (1997)

Vietnam Lotteria Co., Ltd.

Cửa hàng đồ ăn nhanh (1998)

Huong Thuy

Phân phối thực phẩm (2008 / 20.01%)

Sojitz Chemical

Distribution Service Co., Ltd.

Storage and sale of liquid bulk chemicals (2002 / 100%)

SOPET GAS Joint Venture Company

Nhập khẩu và phân phối LPG (2006 / 60%)

Quinhon Plantation Forest Company of Vietnam Ltd.

Trồng rừng, sản xuất và kinh doan dăm gỗ(1995 / 39%)

Vietnam Japan Chip Corporation

Trồng rừng, sản xuất và kinh doanh dăm gỗ (1994 / 60%)

Vietnam Japan Chip Vung Ang Corporation

Trồng rừng, sản xuất và kinh doan dăm gỗ(2001 / 60%)

Interflour Vietnam

Sản xuất bột thức ăn gia súc (2007 / 20%)

Phu My 3 BOT Power Co., Ltd.

64

sát hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của các công ty Nhật Bản của JBIC năm 2008 (với 144 công ty của Nhật tại Việt Nam tham gia) đã cho thấy một số các lý do chủ yếu khiến các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm nơi đầu tư.

Đơn vị: %; Mẫu điều tra là 149 doanh nghiệp

Biểu đồ 2.7: Các lý do lựa chọn thị trường Việt Nam theo các công ty của Nhật

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

Dựa trên biểu đồ trên ta có thể thấy Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được những yếu tố cơ bản hấp dẫn các nhà đầu tư của Nhật, đó là: nguồn lao động giá rẻ, phân tán rủi ro tốt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa,…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những thành công đáng ghi nhận trong cải thiện những hạn chế và duy trì những ưu thế về môi trường đầu tư như sau:

Chính sách ưu đãi đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá rất cao những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua việc phát triển và điều chỉnh hệ thống pháp luật. Điều này được thể hiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật, nghị định mới được ban hành, sửa đổi như:

0.7 2 2.7 3.4 4 4.7 6.7 7.4 8.7 10.1 12.1 12.8 13.4 15.4 16.8 21.5 63.1 70.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dịch vụ hậu cần phát triển Cơ sở phát triển sản phẩm Lợi thế do mua nguyên liệu thô Cơ sở hạ tầng phát triển Các chính sách ổn định thu hút đầu tư Tập trung hóa của nền công nghiệp Cơ sở xuất khẩu sang Nhật Bản Khả năng sinh lợi của thị trường nội địa Ưu đãi về thuế cho đầu tư Tình hình chính trị xã hội ổn định Nguyên liệu và linh kiện giá rẻ Đa dạng hóa, phân tán rủi ro tới các nước khác Quy mô thị trường hiện tại Cơ sở xuất khẩu sang nước thứ ba Cơ sở cung cấp cho công nghiệp lắp ráp Lao động có chất lượng Nguồn lao động giá rẻ Tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa

65

Luật Đầu tư chung năm 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2005, Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2006, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Luật đất đai năm 2003 và nhiều văn bản khác. Tựu chung lại, các quy định của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích tăng cường thu hút đầu tư trong ngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn và mang tính quốc tế hoá cao phù hợp với các cam kết với WTO hay AFTA. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã có thẩm quyền đưa ra các chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện và quy hoạch của địa phương cũng như của cả nước. Do đó, những ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài không những được mở rộng mà còn phong phú hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể lựa chọn địa bàn đầu tư phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình.

Môi trường chính trị - xã hội luôn được giữ ổn định là một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong nỗ lực tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn. Ngoài việc được cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam còn được tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị PERC tại Hồng Kông đánh giá đất nước nền chính trị - xã hội ổn định nhất so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực.

Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện. Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn hơn nhờ lực lượng lao động có chất lượng cao, có khả năng nắm bắt công nghệ nhanh. Với hơn 86 triệu người, cơ cấu dân số hình tháp với 70% số dân dưới độ tuổi 30 cho thấy nước ta có lực lượng lao động dồi dào; và đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng Nhật Bản. Đó là nhờ sự nỗ lực hết mình của ngành giáo dục đào tạo, dạy nghề thông qua đổi mới phương thức giảng dạy gắn nhiều hơn với thực tiễn và hợp tác quốc tế.

Thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Mức thu nhập bình quân đầu người Việt Nam không ngừng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn gần đây (biểu

66

đồ 2.7). Cụ thể là thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của Việt Nam đạt 1300 USD/người, cao gấp 3,15 lần so với năm 2000 (412,9 USD/người). Từ đó có thể thấy mức cầu của thị trường Việt Nam ngày càng lớn, đó là điều kiện để các công ty của Nhật đặt cơ sở vững chắc hơn tại Việt Nam sau khi tập trung vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Đơn vị USD/người

Biểu đồ 2.8: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã bắt đầu có những cải thiện về cơ sở hạ tầng, CNHT… nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, khu công nghệ cao như Láng Hoà Lạc bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động, rất được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Như vậy có thể thấy rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện để hấp dẫn hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư nói chung và Nhật Bản nói riêng. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 412.9 440 491.9 552.9 639.1 725.1 835.9 1024 1052 1168 1300

67

2.3.1.2. Về kết quả thu hút

Với những chuyển biến lớn về hành lang pháp lý, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, hoạt động thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, FDI ngày càng tăng cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện. Như đã phân tích trong phần đầu chương 2, tính cho tới năm 2008, thời kỳ những năm đầu Việt Nam mới gia nhập WTO, Nhật Bản mới có 901 dự án, vốn đăng ký đạt 17,45 tỷ USD, giải ngân đạt 5,04 tỷ USD thì cho tới năm 2011 các con số này đã thể hiện xu hướng tăng rõ rệt. Cụ thể, tổng số dự án đạt1669, tăng 768 dự án, tương đương 85,24%; vốn đăng ký đạt 23,6 tỷ USD, tăng 6,14 tỷ USD, tương đương 35,16%, vớn thực hiện đạt 6,78 tỷ USD tăng 1,74 tỷ USD, tương đương 34,78% so với thời kỳ tính đến 2008. Bên cạnh đó, quy mô vốn trung bình một dự án đầu tư cũng tăng dần theo các năm. Những con số trên cho xu hướng tăng trưởng về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, thể hiện sự hiệu quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư và hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.

Thứ hai, FDI của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng với trên 80% tổng vốn và số dự án. Một trong những đặc điểm quan trọng của Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài là các sản phẩm công nghiệp đó lại được xuất khẩu trở lại Nhật. Một trong những lý do đầu tư ra nước ngoài của Nhật là tìm kiếm môi trường đầu tư thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn, các nguồn đầu vào và lao động dễ kiếm hơn. Mặt khác, người tiêu dùng Nhật Bản lại rất ưa thích và trung thành với sản phẩm do nước mình sản xuất. Do đó, mặc dù đầu tư của Nhật ra nước ngoài luôn cao và trong xu hướng tăng trưởng qua các năm nhưng phần nhiều lại được xuất khẩu trở lại Nhật để cung cấp cho thị trường nội địa. Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất đối với FDI của Nhật đầu tư tại các nước đang phát triển như Việt Nam - nơi có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản. Vì vậy, các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam thường có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời công nghệ được chuyến giao cũng thuộc loại hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.

68

Thứ ba, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng chuyển từ chiếu rộng sang chiều sâu, tức là đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao. Điều này sẽ giúp phát triển năng lực công nghệ của nước ta trong thời gian tới. Đây thực sự là một thành công lớn của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản, bởi điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn và chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư Nhật Bản.

2.3.1.3. Về tác động của FDI Nhật Bản đến kinh tế - xã hội Việt Nam

Với nhiều ý nghĩa quan trọng, FDI của Nhật Bản chắc chắn có những tác động tích cực lớn đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Cụ thể là:

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI Nhật Bản đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Mục tiêu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam là 160 tỷ USD, trong đó FDI đóng góp khoảng 16,5%. Với tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm 2006-2010 là hơn 2,5 tỷ USD, Nhật Bản đóng góp khoảng 9,47% trong tổng FDI cần huy động trong 5 năm. Bên cạnh đó, khu vực FDI luôn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung. Bởi thế, khu vực kinh tế có vốn nước ngoài nói chung và có vốn của Nhật Bản nói riêng đang ngày càng đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tính tới cuối 2010, dân số Việt Nam là gần 87 triệu người. Với 2,5 tỷ USD vốn thực hiện trong giai đoạn 2005-2010, FDI Nhật Bản đã đóng góp vào GDP theo đầu người 28,7 USD, tương ứng với tỷ lệ 2,64%.

FDI của Nhật Bản hiện giữ vị trí quan trọng trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, bởi chiến lược của Nhật Bản là trước hết đầu tư phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu trở lại Nhật và ra thế giới, sau đó mới tập trung phục vụ thị trường trong nước.

Như đã trình bày ở các phần trước, tính tới cuối năm 2011, FDI của Nhật Bản chiếm 12% (Biểu đồ 2.3) tổng lượng FDI vào Việt Nam. Trong đó, tới 89,62% (Bảng 2.7) tổng dòng vốn FDI của Nhật Bản lại chảy vào lĩnh vực công nghiệp và chế tạo. Bản thân khu vực FDI cũng đang chiếm vị trí đầu tàu trong xuất khẩu, còn

69

riêng FDI Nhật Bản lại là khu vực xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhiều với khu vực FDI của các đối tác khác và so với tất cả các thành phần kinh tế

FDI của Nhật Bản là một trong những nhân tố thúc đẩy sự cải thiện chất lượng môi trường đầu tư ở Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do đã và sẽ đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và CNHT. Trong đó, thời gian tới, nhiều nhà đầu tư của Nhật có kế hoạch chuyển từ lắp ráp sang sản xuất linh kiện, phụ kiện bởi nhu cầu của thị trường Việt Nam rất lớn, thị trường tiêu thụ các sản phẩm phụ trợ rất tiềm năng. Một khi Nhật Bản đầu tư nhiều vào ngành CNHT tất sẽ thúc đẩy ngành này phát triển, do yếu tố công nghệ, kỹ thuật sản xuất của Nhật Bản tiên tiến, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm phụ trợ mà doanh nghiệp trong nước Việt Nam chưa đáp ứng được. Ngành CNHT phát triển sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam hơn, nền kinh tế có cơ hội phát triển hơn.

Một trong các đặc trưng của FDI Nhật Bản là đầu tư theo hình thức tập thể. Có nghĩa là một tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam luôn kéo theo nhiều nhà đầu tư vệ tinh đi kèm. Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà đầu tư này là cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho nhà đầu tư chính và xuất khẩu các bán thành phầm.

FDI của Nhật Bản góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. FDI của Nhật với số dự án và số vốn lớn đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động Việt Nam. Những lao động này một mặt có thu nhập khá, mặt khác lại doanh nghiêp đào tạo để nâng cao tay nghề, khả năng nắm bắt công nghệ và rèn luyện tác phong làm việc. Bởi thế có thể nói FDI của Nhật Bản đã góp phần giải quyết cả vấn đề kinh tế và xã hội liên quan đến lao động. Như đã trình bày ở phần trước, trong giai đoạn 2005-2010, FDI Nhật Bản đóng góp cho GDP tính theo đầu người là 28,7 USD Tóm lại, những thành công về thu hút FDI của Nhật Bản mà Việt Nam đạt được như trên là nhờ sự nỗ lực của bản thân Việt Nam cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhật Bản thông qua Sáng kiến chung Việt Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Điều đó cho thấy đối tác Nhật Bản

70

thực sự có vai trò hết sức đặc biệt đối với đầu tư nói riêng và sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)