Đối với Việt Nam, tuy được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá khá cao chất lượng nguồn nhân lực tuy nhiên, hầu hết lao động đặc biệt lao động ở trình độ thấp đều phải đào tạo lại trước khi làm việc. Theo thống kê của Bộ Lao động, hiện nay trong khu vực FDI ở Việt Nam mới chỉ có 40% lao động đã qua đào tạo. Như vậy, Việt Nam chắc chắn phải cải thiện vấn đề nguồn nhân lực nếu không muốn nguồn vốn FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng trong tương lai ngày càng giảm và hiệu quả sử dụng cũng không cao.
Thứ nhất, muốn nâng cao trình độ lực lượng lao động, trước hết cần có sự đầu tư đúng mức vào ngành giáo dục đào tạo. Trước nay, các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề ở Việt Nam vốn đã được hưởng nhiều đãi ngộ, ưu tiên. Tuy
102
nhiên, vấn đề quan trọng hơn là phải đổi mới phương thức giảng dạy, thực hành; đầu tư vào cơ sở vật chất, giúp sinh viên sớm tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến thế giới. Việc này không thể chị dựa vào một mình ngân sách nhà nước mà có thể làm tốt được mà cần tăng cường thu hút các nguồn vốn tư nhân, FDI, ODA vào hỗ trợ và phát triển dịch vụ giáo dục trong nước. Đặc biệt, Việt Nam nên tăng cường xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực giáo dục đại học và dạy nghề, bởi Nhật Bản là quốc gia có nền giáo dục đào tạo rất phát triển, và các doanh nghiệp của họ cũng đòi hỏi rất cao ở người lao động cả về kỹ năng tay nghề lẫn kỷ luật lao động. Do đó, các trường dạy nghề hoặc đại học có vốn đầu tư và phương thức giảng dạy theo kiểu Nhật Bản sẽ là nơi cung cấp nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam.
Thứ hai, cần khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức các khoá đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu cho lao động Việt Nam để nâng cao khả năng tiếp thu cũng như ứng dụng công nghệ của họ. Đào tạo tại doanh nghiệp thực sự mới là môi trường học tập gần gũi thực tiễn nhất đối với người lao động, nên sau khoá học họ có thể vận dụng các kỹ năng được ngay. Muốn thế, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động như ưu đãi về thuế, các loại phí và lệ phí, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp một phần cơ sở vật chất trong giảng dạy…