Thực trạng nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý Nhân lực tại COKYVINA (Trang 53)

Tổng lao động trong công ty có sự biến động đáng kể qua các năm, năm 2010 là 180 người, năm 2011 giảm 20 người còn lại 160 người, năm 2012 lượng lao động lại tăng lên 12 người, ở mức 172 người. Điều này diễn ra do sự ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế khó khăn và có nhiều biến động trong các năm gần đây.

46

Cơ cấu lao động của COKYVINA theo tính chất lao động: COKYVINA là

một công ty về hoạt động kinh doanh thương mại nhiều hơn là lĩnh vực sản xuất do đó bộ phận lao động gián tiếp chiếm ưu thế nhiều hơn so với lượng lao động trực tiếp. Lượng lao động gián tiếp chịu trách nhiệm về hành chính, phân phối, lắp đặt các sản phẩm của công ty, thiết kế, nghiên cứu sản phẩm…

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của COKYVINA theo tính chất lao động

2010 2011 2012 Tổng số Lao động 180 160 172 Trực tiếp 40 22,2% 35 21,9% 38 33,7% Gián tiếp 120 87,8% 125 78,1% 144 66,3% (Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA) (Đơn vị : Người)

47

(Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA)

Tỷ trọng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng biến đổi qua các năm. Nhìn chung trong ba năm, lực lượng lao động gián tiếp giảm về tỷ trọng, năm 2010 là 87,8% năm 2011 là 78,1%, năm 2012 là 66,3%, còn lao động trực tiếp có xu hướng tăng tỷ trọng trong tổng lao động của COKYVINA.

Tổng số lao động năm 2011 giảm so với năm 2012 là 20 người trong đó giảm chủ yếu là lao động gián tiếp (15 lao động, chủ yếu là nghỉ hưu và chuyển công tác) Lao động trực tiếp giảm 5 người vì lý do chuyển công tác.

Hình 2.3. Cơ cấu lao động COKYVINA theo tính chất lao động (%)

(Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA)

Đến năm 2012 số lượng lao động trực tiếp tăng thêm 23 người chủ yếu là công nhân trẻ trình độ PTTH và THCS làm việc cho 2 nhà máy cáp. Tuy nhiên số lượng lao động gián tiếp cũng tăng thêm đến 19 người. Và sự tăng thêm này có phần bất hợp lý.

48

Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhưng tỷ trọng lao động gián tiếp của công ty quá cao so với bình thường. Cụ thể: năm 2010 là 87,8%, năm 2011 giảm còn 78,1% và năm và năm 2012 giảm thêm còn 66,3%. Xu hướng trong tương lai của Công ty là tỷ trọng lao động trực tiếp ngày càng cao, tỷ trọng lao động gián tiếp ngày càng giảm thể hiện sự phù hợp với thực tiễn và thể hiện mong muốn phát triển của công ty.

Cơ cấu lao động của COKYVINA theo độ tuổi

Bảng 2. 3. Cơ cấu lao động của COKYVINA theo độ tuổi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Lao động 180 160 172 Trên 45 60 33,3% 40 25% 40 23,3% Từ 35-45 80 44,4% 80 50% 80 46,5% Từ 25-35 40 22,3% 40 25% 52 30,2% (Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA)

Hình 2.4. Cơ cấu lao động COKYVINA theo độ tuổi

49

Nhìn chung, độ tuổi từ 35-45 chiếm đa số. Phần lớn trong số họ là lao động gián tiếp, cán bộ quản lý. Đây là những lao động có trình độ, giàu kinh nghiệm và có vai trò rất quan trọng với Công ty COKYVINA. Lao động trên 45 tuổi năm 2010 chiếm tỷ trọng khá cao, đến năm 2011, 2012 thì giảm đi vì có một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu.

Năm 2012, để mở rộng sản xuất Công ty đã tuyển thêm khá nhiều lao động trẻ để làm việc trong nhà máy cáp. Công nhân trẻ khi vào Công ty sẽ được đào tạo ngắn hạn để làm quen với công việc. Đây là lực lượng sản xuất trực tiếp của Công ty nên rất cần sự quan tâm của lãnh đạo công ty. Trên thực tế lực lượng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tại COKYVINA, công tác quản lý nhân lực do Ban lãnh đạo Công ty, các trưởng phòng và trưởng các bộ phận đảm nhiệm chứ không có bộ phận chuyên trách về quản lý nhân lực.

Bộ phận tổ chức, hành chính chỉ làm công tác xác định lương, phát lương, thưởng và làm công tác bảo hiểm cho người lao động. Do vậy vai trò của bộ phận này trong COKYVINA là không nhiều.

Nguyên nhân là do quy mô công ty còn nhỏ, số lượng lao động ít, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhỏ hẹp nên nếu tổ chức thành một bộ phận chuyên trách sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Với cách tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý nhân lực như vậy là hoàn toàn hợp lý mà vẫn đảm bảo được hiệu quả quản lý lao động trong công ty cùng các chi nhánh ở các thành phố khác nhau.

50

Bảng 2. 4. Cơ cấu lao động của COKYVINA theo giới tính

2010 2011 2012

Tổng số Lao động 180 160 172

Nam 115 63,8% 105 65,6% 118 68,6%

Nữ 65 36,2% 55 34,4% 54 31,4%

(Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA)

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của COKYVINA là vừa sản xuất thiết bị vừa hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nên tỷ trọng lao động nam luôn cao hơn lao động nữ. Áp lực về công việc về kĩ thuật cũng như sức khỏe và sự chịu đựng trong công việc cao khi phải đi thị trường, nghiên cứu thị trường, máy móc, thiết bị kĩ thuật trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, đây là lĩnh vực mà lượng lao động nam có ưu thế hơn trong đào tạo cũng như trong thực hành. Trong năm 2012, Công ty tuyển thêm rất nhiều công nhân nam nên tỷ trọng lao động nam có tăng lên hẳn so với lao động nữ. Lao động nữ chủ yếu là lao động gián tiếp làm việc ở các phòng ban và tại trung tâm bán hàng.

Cơ cấu lao động của COKYVINA theo trình độ

Cơ cấu lao động của COKYVINA theo trình độ như sau:

Bảng 2. 5. Cơ cấu lao động của COKYVINA theo trình độ

2010 2011 2012 Tổng số Lao động 180 160 172 ĐH và trên ĐH 82 45,6% 72 45% 72 41,9% Cao đẳng và TrC 90 50% 82 51,3% 38 22,1% PTTH và THCS 8 4,4% 6 3,7% 62 36% (Nguồn: Bộ phận tổ chức - hành chính - COKYVINA)

51

Bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng lao động có trinh độ đại học và trên đại học trong năm 2011 và 2012 giảm so với năm 2010 vì có một số cán bộ nghỉ hưu và vì có một số cán bộ trẻ tuổi, có trình độ chuyển công tác; Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2010 (90 người) và 2011 (82 người) chiếm tỷ trọng cao nhưng đến năm 2012 (38 người) lại giảm đi đáng kể. Lý do là vì có một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu và quan trọng hơn là sự thuyên chuyển công tác của cán bộ.

Năm 2012, công ty tuyển thêm khá nhiều công nhân trẻ có trình độ PTTH và THCS nên tỷ trọng lao động PTTH và THCS đã tăng lên đáng kể.

2.2.1 Hoạch định nhân lực

Vào đầu mỗi quí, bộ phận Tổ chức – hành chính của Công ty đều tiến hành điều tra, nghiên cứu về nhu cầu nhân sự trong mỗi phòng ban, chi nhánh, yêu cầu mỗi phòng ban chi nhánh khi có nhu cầu cắt giảm hoặc tuyển dụng nhân sự phải thông báo, qua đó thì bên có trách nhiệm đánh giá tình hình cụ thể để đưa ra mức lao động cần thiết trong công ty và tiến hành điều chỉnh nhân sự. Do lượng cán bộ không nhiều và được quản lý chặt chẽ bởi tập đoàn do đó sự thay đổi nhân sự trong COKYVINA không lớn, nhu cầu chủ yếu là tăng hoặc giảm bớt một đến hai người khi có những phát sinh trong công việc, đôi khi tự phát ở mỗi phòng ban và có sự đồng ý chấp thuận của Ban Giám đốc công ty.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhân lực tại COKYVINA (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)