Xuất với ngành

Một phần của tài liệu Quản lý Nhân lực tại COKYVINA (Trang 113)

Thứ nhất, tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông và điện tử, từ đó khai thác được thị trường đầu ra và đầu vào được thuận tiện hơn, việc chuyển giao công nghệ trở nên dễ dàng, giúp nâng cao hiệu quả phục vụ của công ty tới khách hàng.

Thứ hai, lập tổ chức để có sự trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm quản lý nhân lực giữa các công ty với nhau, tuyên dương, đánh giá năng lực quản lý nhân sự của các công ty, tìm hình mẫu tiêu chuẩn đề các công ty trong ngành học hỏi kinh nghiệm.

Thứ ba, sự giúp sức về tài chính và con người cho công ty từ VNPT, trình độ quản lý nhân sự của COKYVINA chưa thật sự cao, điều này cần có thời gian để đào tạo cán bộ của công ty, có thể điều chuyển cán bộ của tập đoàn xuống để đảm nhiệm vị trí tương ứng, sao cho phù hợp với năng lực của cán bộ và nhu cầu của COKYVINA.

Thứ tư, chuyển giao công nghệ, là tập đoàn lớn, việc giao lưu quốc tế và tiếp cận học hỏi công nghệ của VNPT dễ dàng hơn nhiều so với các công ty nhỏ. Là một

106

công ty trong tập đoàn, COKYVINA cần nhận được những chuyển giao về công nghệ phù hợp trong ngành Bưu chính viễn thông để có thể phát triển hiệu quả.

*Kết luận chƣơng 3

Quản lý nhân sự trong COKYVINA còn nhiều vấn đề cần giải quyết khi muốn có được sự bứt phá lớn hơn trong tương lai. Điều đầu tiên phải từ cốt lõi của sự phát triển đó là con người, tuy nhiên, hiệu quả lao động của cán bộ ở COKYVINA vẫn còn yếu, điều này ảnh hưởng bởi những nguyên tắc, phương thức quản lý nhân sự của công ty. Do đó đầu tiên cần phải tháo gỡ vướng mắc từ trên xuống, phải lập được một hệ thống quản lý nhân sự rõ ràng để có thể quản lý được nguồn nhân lực ở dưới. Phân tích và thiết kế công việc cần làm từ đó sắp xếp nhân lực; Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nhân lực; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Cải tiến tổ chức lao động và bố trí lao động… là những biện pháp cần thiết mà COKYVINA cần xem xét lại để tạo cho Công ty bộ máy nhân sự làm việc hiệu quả nhất.

107

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhân lực tại COKYVINA”, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình khai thác, tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức, bằng cách thường xuyên tìm kiếm, tạo nguồn nhân lực, tiến hành điều phối, lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chế độ tiền lương, thưởng phạt hợp lý nhằm khai thác và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả Bao gồm nhiều nội dung như: Hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng nguồn nhân lực; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Duy trì nguồn nhân lực... Được phản ánh qua các tiêu chí: Bộ máy quản lý; Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; Năng suất lao động; Kết quả sản xuất kinh doanh. Chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong doanh nghiệp.

2. Những bài học được rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam như : Trong tuyển dụng nhân sự; Trong giữ chân nhân viên giỏi; Tạo cơ hội thăng tiến; Xúc tiến sự ổn định cho công ty; Giao quyền tự quản và thử thách; Tạo thuận lợi, chăm lo phúc lợi là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các công ty Việt Nam, trong đó có COKYVINA.

3. Công ty COKYVINA là một trong những đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT chiếm cổ phần chi phối 51%, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tiền Việt Nam và tài khoản tiền ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Công tác quản lý nhân lực đã được hoàn thiện và có sự hợp nhất với tập đoàn, có sự hỗ trợ về nhân lực mới cũng như đào tạo nhân lực cũ. Công tác này đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của COKYVINA: Tăng năng suất lao động; Đào tạo, duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên, lao động trong công ty có tay nghề, phẩm chất đạo đức tốt; Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận...

4. Tuy nhiên, công tác quản lý nhân sự của Công ty còn những hạn chế cần được khắc phục, đó là: Chưa chú trọng đến công tác phân tích và thiết kế công việc;

108

Kế hoạch hóa nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; Tuyển dụng nhân lực vẫn ưu tiên tuyển con em trong ngành nên dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực tại Công ty; Công tác tổ chức lao động chưa được xây dựng đầy đủ và nhiều định mức đã không còn hợp lý...

5. Để có được sự phát triển vững mạnh trong ngành, một những công ty hàng đầu của tập đoàn VNPT, COKYVINA cần đi từ những vấn đề cốt lõi nhất của sự phát triển. Tất cả những điều này cần được thực hiện một cách có kế hoạch và mục tiêu trước. Công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng bộ máy quản lý; Thực hiện phân tích và thiết kế công việc; Đổi mới công tác tuyển dụng lao động; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Thạch Viên (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý chiến

lược nguồn nhân lực, Nxb Lao động Xã hội Hà Nội.

2. Bộ lao động thương binh và xã hội (2005), Các văn bản quy định về chế dộ

tiền lương - bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội.

3. Lê Văn Biên (2005), Giải pháp nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực

của các ngân hàng thương mại VIB, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế- ĐHQG Hà Nội.

4. Christian Batal (2002) Quản lý nhân lực trong khu vực nhà nước tập 1, 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Công ty COKYVINA (2010 - 2013), Tình hình nhân sự của Công ty, Báo cáo. 6. Công ty COKYVINA (2010 - 2013), Tình hình sản xuất kinh doanh của Công

ty, Báo cáo hàng năm.

7. Công ty COKYVINA (2010, 2011, 2013), Báo cáo thường niên của Công ty.

8. Công ty COKYVINA (2011- 2013), Tình hình nguồn vốn của Công ty, Báo cáo hàng năm.

9. Vũ Ngọc Duy (2009), Giải pháp tài chính nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội.

10. Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải (2008), Quản trị nhân lực, Giáo trình,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

11.Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, Giáo trình, NXB Lao động- xã hội

12. Hà Văn Hội (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

13.Lê Thị Hường (2012), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch

tại Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.

14.Paul Hersey & Ken Blanc Hard (2001), Quản trị hành vi tổ chức, NXB Thống kê 15.Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Văn Hoà (1997), Quản trị nhân sự, Nxb Giáo dục

110

16.Nguyễn Hồng Nam (2012), Chính sách tiền lương và đãi ngộ người lao động

trong ngành dầu khí, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.

17. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành

tích của doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

18.Nguyễn Văn Quân (2013), Một số giải pháp thu hút và duy trì nguồn nhân lực

tại Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SANYO OPT Việt Nam, Luận văn thạc sỹ

Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

19. Đặng Đức San, Nguyễn Văn Phần (2002), Nghệ thuật giữ chân nhân viên

giỏi, Cẩm nang nhà quản lý, NXB McGraw-Hill

20. Lương Thế Sơn (2008), Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị nguồn

nhân lực cho Vinacafe”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.

21.Trịnh Văn Toản(2009), Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực của

công ty giấy bãi bằng Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế- ĐHQG Hà Nội.

22.Bùi Xuân Thắng (2011), Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại Hội sở

Vinh- Ngân hàng TMCP Bắc Á, đề tài nghiên cứu

23. Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê.23.

24. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, Giáo trình 25. Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, Giáo trình, Nxb

Lao động - Xã hội .

26. Thomas J. Robins (1999) Quản lý và kỹ thuật quản lý, Nxb Giao thông vận tải Hà Nội

27.Hoàng Quốc Trung (2009), Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực và

hội nhập của các ngân hàng thương mại đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội.

28. Trần Quang Tuệ - Biên dịch (2000), Nhân sự, chìa khoá của sự thành công,

Nxb TP Hồ Chí Minh .

29. Trần Thị Thủy (2010), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Điện Lực Thái Bình trong điều kiện tái cơ cấu ngành

111

điện Việt nam”, Đề tài NCKH.

30. Vũ Anh Tuấn (2008), Chiến lược kinh doanh quốc tế thực tiễn của Việt Nam,

Châu Á và thế giới, NXB khoa học kỹ thuật.

Tiếng Anh:

31. A. J. Price (2004), Human Resource Management in a Business Context.

Publisher, International Thomson Business Press. 2nd edition.

32.Willam J. Rothwell (2012), The Manager Guide to Maximazing Employee

Potential. Publisher, AMACOM Div American Mgmt Assn.

Website: 33. http://Cokyvina.com.vn/ 34. http://hravn.net/ 35. http://www.human-pro.com 36. http://www.atheenah.com 37. http://hr.blr.com/ 38. http://www.hr.com/ 39. http://quantrinhansu.edu.vn/ 40. http://careerbuilder.vn 41. http://www.tlnt.com/2011/12/01/looking-to-2012-14-hr-predictions-and- balancing-the-global-workforce/ 42. http://vneconomy.vn

PHỤ LỤC

Mẫu 1: Phiếu điều tra ý kiến đánh giá nhân viên về việc đào tạo tại Cokyvina Họ và tên:………..

Vị trí công tác:……….

STT Câu hỏi Cho điểm theo mức độ thỏa mãn:

1 2 3 4 5 6 7

1 Quan tâm đến công tác đào tạo

2 Đào tạo chuyên sâu

3 Kiến thức đào tạo có ích cho công việc

4 Đào tạo đúng người đúng việc

5 Đào tạo thường xuyên

6 Cơ hội phát triển sau đào tạo

Mẫu 2: Phiếu điều tra ý kiến đánh giá nhân viên về chính sách lƣơng, thƣởng tại Cokyvina

Họ và tên:……….. Vị trí công tác:……….

STT Câu hỏi Cho điểm theo mức độ thỏa mãn:

1 2 3 4 5 6 7 1 Lương cao 2 Lương thưởng xứng đáng với năng lực 3 Lương, thưởng và đãi ngộ công bằng 4 Lương, thưởng đủ đáp ứng mức sinh hoạt 5 Lương, thưởng có cao bằng nơi khác

Một phần của tài liệu Quản lý Nhân lực tại COKYVINA (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)