Costa Rica

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 51)

Costa Rica là một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ có tiềm năng DLST rất lớn bởi đa dạng sinh học cao, lƣu trữ tới 6% các loài động thực vật trên trái đất. Costa Rica (và Australia) đã đƣợc các nhà chuyên môn đánh giá là đất nƣớc phát triển DLST vào bậc nhất thế giới. Trong suốt lịch sử phát triển, Costa Rica đã thể hiện những nỗ lực tiến bộ để bảo tồn môi trƣờng, và tăng cƣờng bản sắc văn hóa của mình thông qua các chính sách quản lý phát triển DL có trách nhiệm và bền vững.

Ngay từ năm 1995, Viện Du lịch Costa Rica (ICT) tạo ra một chƣơng trình vận động tất cả các khách sạn và các công ty lữ hành, vận chuyển du lịch ở Costa Rica đăng ký thực hiện những sáng kiến bền vững và sau đó kiểm tra, công nhận mức độ thực hiện trong việc thúc đẩy du lịch bền vững. Sau đó, Costa Rica thực hiện một chính sách yêu cầu sự cam kết của các công ty, các đối tƣợng có liên quan đối với vấn đề bảo tồn, giáo dục, đào tạo. Tại các khu vực khác nhau, Costa Rica đã thể hiện sự đổi mới trong lãnh đạo nhằm phát triển bền vững. Chẳng hạn:

- Costa Rica là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đề ra chính sách mục tiêu các bon trung tính đến năm 2021.

- Thực hiện chính sách đẩy nhanh tiến bộ về sử dụng năng lƣợng tái tạo. - Chính sách đảm bảo hơn 40% diện tích đất rừng đƣợc bảo vệ thông qua hệ thống VQG và khu dự trữ thiên nhiên quốc tế .

- Chính sách hỗ trợ bảo tồn rừng thông qua chƣơng trình "dịch vụ vì môi trƣờng", chƣơng trình này đƣa ra các chính sách ƣu đãi cho việc bảo tồn cây cối đối với ngƣời sở hữu đất, vì thế trong vòng 20 năm trở lại đây đã làm tăng 20% về diện tích cây che phủ ở Costa Rica.

Các chính sách trên đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình: Chƣơng trình du lịch với chủ đề: Hành tinh - Hòa bình - Con ngƣời; chƣơng trình dự án Du lịch tình nguyện và bảo vệ loài rùa biển, chƣơng trình Nâng cao nguồn nhân lực cho DLST, chƣơng trình Thu hút các nguồn tài chính cho bản tồn môi trƣờng thiên nhiên,... và xây dựng các mô hình hoạt động DLST tại các VQG, bờ biển,...

Để nhân rộng mô hình phát triển DLST của Costa Rica, tháng 10/2009, một Hội nghị về Hành tinh - Hòa bình - Con ngƣời với sự hỗ trợ bởi Chính phủ

Costa Rica, Hiệp hội DLST Costa Rica và Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) đƣợc tổ chức tại Costa Rica. Đây là cơ hội để các nhà lãnh đạo về DLST các quốc gia tìm hiểu thêm về các chính sách bền vững và sự tiến bộ của DLST Costa Rica.

Nhƣ vậy, hầu hết các quốc gia có DLST phát triển đều quan tâm đến việc diễn giải môi trƣờng và nỗ lực cho bảo tồn thông qua những hoạt động thiết thực, gần gũi nhƣng rất hiệu quả. Để khai thác tiềm năng DLST các quốc gia đều có lộ trình nhất định từ việc thử nghiệm đối với một số điểm, một số sản phẩm DLST, rút kinh nghiệm đến việc nhân rộng các mô hình, có chính sách cụ thể cho DLST.

1.5.2. Nghiên cứu một vài mô hình du lịch sinh thái trong nước

1.5.2.1. Tại Hồ Ba Bể - Bắc Cạn

Bắc Cạn không phải là địa phƣơng có du lịch phát triển, nhƣng thiên nhiên ban tặng cho Bắc Cạn một “Viên ngọc xanh giữa lòng Đông Bắc”, đó là Hồ Ba Bể, một hồ nƣớc trong, xanh ngắt đƣợc bao quanh bởi VQG Ba Bể với diện tích 23.340 ha, hệ thống rừng nguyên sinh có đến 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xƣơng sống trong đó có nhiều loại động vật quí hiếm,.... Xung quanh hồ Ba Bể là sự quần cƣ của các dân tộc Tày, Nùng,... với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, nguyên sơ. Tiêu biểu là bản Pác Ngòi thuộc xã Nam Mẫu, ngay cạnh hồ Ba Bể, còn giữ nguyên bản sắc văn hóa của ngƣời Tày bản địa. Với những nếp nhà sàn truyền thống bình dị, những món ăn độc đáo ở bản nhƣ thịt dê nƣớng ăn với xôi nếp nƣớng, cá nƣớng, tép chua…, những tiết mục hát then, đàn tính mƣợt mà, những hiện vật thể hiện rõ nét đời sống sinh hoạt của đồng bào nhƣ: chài, lƣới, mây tre đan, nhạc cụ dân tộc,… rất hấp dẫn KDL, đặc biệt là KDL quốc tế.

Để khai thác những giá trị TNTN và VHĐP phục vụ du lịch, ngoài việc thụ hƣởng “Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mêkông mở rộng”, Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Cạn đã triển khai một số dự án: Dự án đƣờng bộ Bắc Cạn – Ba Bể - Pác Nậm; dự án Khu DLST Ba Bể, đặc biệt là “Dự án Bảo tồn và Phát triển làng văn hóa truyền thống bản Pác Ngòi”. Tại bản Pác Ngòi, đã xây dựng, đầu tƣ các trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng, bảo tồn cảnh quan môi trƣờng

sinh thái, hỗ trợ tôn tạo các nhà sàn cổ, tập huấn cho cộng đồng dân cƣ về DLST,… nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ DL, bảo tồn và làm phong phú thêm vốn văn hóa đặc sắc của ngƣời dân bản địa, qua đó gắn phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Mô hình homestay tại bản Pác Ngòi khá phát triển, hầu hết các gia đình trong bản đều có thể đón và phục vụ khách, với giá cả từ 70.000đ – 100.000đ/một ngày khách. Khách có thể ăn, ở với đại gia đình bản Pác Ngòi trong một không gian đẹp, yên tĩnh, cảm nhận lòng hiếu khách cũng nhƣ trải nghiệm cuộc sống nguyên sơ của ngƣời Tày bản địa. Bản đã thành lập một đội văn nghệ truyền thống để phục vụ khách một cách thƣờng xuyên. Vào dịp đầu xuân, KDL sẽ đƣợc hƣởng trọn vẹn Lễ hội Lồng Tồng của ngƣời Tày trong Hội Xuân Ba Bể đƣợc tổ chức tại xã Nam Mẫu vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm.

Với những nỗ lực của chính quyền các cấp và CĐDCĐP, KDL đến với Hồ Ba Bể tăng qua từng năm: Năm 2004 là 52.000 lƣợt khách, năm 2010 là 150.000 lƣợt khách, thì năm 2011 đã là 193.000 lƣợt khách với doanh thu 135 tỷ đồng.

1.5.2.2. Tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài tài nguyên rừng và hệ động thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đã đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000, còn có tài nguyên lịch sử-văn hóa và các làng nghề truyền thống lâu đời và đa dạng, thời gian gần đây, điểm Du lịch sinh thái huyện Cần Giờ đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh.

Cần Giờ có diện tích 714km2, trong đó có tới 1/2 diện tích là rừng ngập mặn với 12.000 ha rừng tự nhiên và 20.000ha rừng trồng, trở thành “lá phổi xanh” của thành phố. Hệ động vật rừng ngập mặn của Cần Giờ đƣợc các nhà khoa học đánh giá có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Nhận thức đƣợc giá trị của tài nguyên TN và nhân văn tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra chủ trƣơng quy hoạch huyện Cần Giờ thành Khu đô

thị sinh thái rừng-biển. Chủ trƣơng này đã đƣợc cụ thể hóa bằng việc xây dựng và triển khai nhanh chóng Dự án “Hệ thống công trình lấn biển kết hợp khu đô thị-du lịch biển Cần Giờ”. Dự án trọng điểm là khu lấn biển diện tích 600ha, bao gồm các sản phẩm du lịch nhƣ khu thủy cung, tuyến du lịch ở khu rừng Sác, khu nuôi Yến, khai thác thủy hải sản và xây dựng một đƣờng ngầm dƣới biển để khách tham quan, tìm hiểu đời sống sinh vật biển nhiệt đới.

Để bảo vệ môi trƣờng, Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch, hạn chế tối đa sản xuất công nghiệp để đảm bảo môi trƣờng sinh thái rừng ngập mặn, tiến hành nạo vét khơi thông trên 14.000m cống các loại, trên 1.400 hầm ga đảm bảo thoát nƣớc, vận chuyển xử lý 31 tấn rác/ngày, trang bị hơn 700 thùng rác các loại cho các xã, thị trấn; lập danh mục đầu tƣ 15 công trình nạo vét, san lấp, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cống thoát nƣớc trong khu dân cƣ,…

Đến nay, huyện Cần Giờ đã có trên 50 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, triển khai Đề án “Xây dựng khu du lịch sinh thái biển Cần Thạch” với diện tích 69ha. Các sản phẩm du lịch khá phong phú đa dang: Ngắm khỉ, câu cá sấu, tham gia trải nghiệm cuộc sống của nông ngƣ dân trong huyện, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã đƣợc giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nƣớc, tuyến du lịch biển Cần Giờ- Vũng Tàu-Mũi Né đã đƣợc triển khai,… Nhờ đó, tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch của Cần Giờ bình quân tăng 24%/năm, du lịch sinh thái Cần Giờ đƣợc quảng bá ngày càng rộng rãi. 3 năm gần đây, Cần Giờ đã thu hút đƣợc 1.200.000 lƣợt KDL đến tham quan, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị,… đã đem lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho ngƣời dân huyện đảo Cần Giờ nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia và một vài địa phƣơng có hoạt động DLST phát triển, căn cứ vào những điều kiện cụ thể của quốc gia, của từng vùng mà có thể áp dụng một cách linh hoạt nhằm khai thác tiềm năng để

phát triển DLST nói riêng và phát triển du lịch nói chung ở Việt Nam hiện nay. Đó là:

Thứ nhất, DLST phải đƣợc đặt ra nhƣ là một yêu cầu tất yếu trong hoạt

động du lịch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Yêu cầu này cần đƣợc quán triệt ở các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đến các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ.

Thứ hai, phải có có cơ quan chuyên quản lý hoạt động DLST, cơ quan này

có trách nhiệm xây dựng các chính sách, quy định về hoạt động DLST vừa hƣớng dẫn thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển DLST.

Thứ ba, để khai thác tiềm năng DLST một cách hợp lý, đảm bảo nguyên

tắc phát triển bền vững, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, và phải đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định, trình tự sau:

(1) Đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST của địa phƣơng hay khu vực

(2) Quy hoạch tuyến điểm DLST trên cơ sở tiềm năng DLDT và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST.

(3) Triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện và tổ chức hoạt động đối với các tuyến điểm DLST đã hình thành theo đúng nguyên tắc, quy định của DLST

(4) Quản lý hoạt động các tuyến điểm DLST đảm bảo phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đang phát triển với tốc độ cao và đã trở thành nền công nghiệp lớn nhất toàn cầu, đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế thế giới nhƣng cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trƣờng tự nhiên và xã hội, vì vậy, đòi hỏi phải phát triển du lịch bền vững. DLST là loại hình du lịch có thể đáp ứng yêu cầu của du lịch bền vững, tuy nhiên DLST là một thuật ngữ còn mới mẻ, lý luận về DLST cũng đang trong quá trình hoàn thiện.

Trên cơ sở các định nghĩa về DLST đã đƣợc công bố, mô hình của một điểm DLST đã đƣợc xây dựng với 4 yếu tố cấu thành, đó là: (1) Du lịch dựa vào

TNTN và VHĐP; (2) Có hoạt động diễn giải và giáo dục môi trƣờng; (3) Có đóng góp cho bảo tồn, và (4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và đem lại lợi ích cho họ. DLST có những đặc điểm riêng biệt về TNDL, về sản phẩm, về khách DLST, và về các đối tƣợng tham gia vào hoạt động DLST. Vì vậy, các nguyên tắc của hoạt động DLST khá chặt chẽ, trong đó, vấn đề VHĐP, vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ tính cộng đồng trong hoạt động du lịch là điểm khác biệt giữa DLST và DL thông thƣờng.

Tiềm năng DLST là điều kiện cần để phát triển DLST. Tiềm năng DLST đƣợc biểu hiện qua số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu tài nguyên DLST. Đây là những TNTN đặc sắc gắn với VHĐP độc đáo, đang khai thác hoặc chƣa đƣợc khai thác. Việc nghiên cứu và đƣa ra các tiêu chí, các phƣơng pháp đánh giá tiềm năng DLST của một tài nguyên DLST và của một địa phƣơng hay vùng du lịch cũng đƣợc thực hiện ở Chƣơng 1.

Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng DLST, mà tổ chức khai thác tiềm năng DLST. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST của một số quốc gia, và một vài địa phƣơng trong nƣớc, Chƣơng 1 đã khái quát nội dung, trình tự khai thác tiềm năng DLST đối với từng tài nguyên DLST cũng nhƣ từng địa phƣơng hay vùng du lịch.

Kết quả nghiên cứu của Chƣơng I, sẽ là cơ sở lý luận để thực hiện các nội dung tiếp theo của Luận án, đồng thời có thể là cơ sở lý luận có thể áp dụng vào việc khai thác tiềm năng DLST ở Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng.

CHƢƠNG 2

TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI

VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam

Năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010. Theo đó, Việt Nam đƣợc phân thành ba vùng du lịch: Vùng Du lịch Bắc Bộ (VDLBB), Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB), Vùng Du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VDLNTB&NB).

"Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trƣởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trƣng của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dƣỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế giới" [30, tr.23]

Nhƣ vậy, VDLBTB tiếp giáp với Hà Tĩnh ở phía bắc, phía nam giáp Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển, bao gồm sáu tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, và Quảng Ngãi. Số liệu đến năm 2009, Vùng có diện tích gần 35.000km2

, dân số hơn 7 triệu ngƣời, mật độ dân số trung bình gần 200ngƣời/km2. Đây là vùng đất có nhiều nét tƣơng phản sâu sắc cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ

VDLBTB có địa hình đa dạng và phong phú, khoảng 80% diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát với độ dốc lớn, dọc theo các tỉnh là dãy Trƣờng Sơn kéo dài, chạy song song với biển, nhiều nhánh đâm ngang ra biển nhƣ Hoành Sơn, Bạch Mã, Hải Vân,… làm cho địa hình rất cheo leo, hiểm trở, tạo nên những cảnh trí ngoạn mục, có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển DLST.

Hệ thống đồng bằng duyên hải từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi khá nhỏ, hẹp, chạy dài theo bờ biển, chứa đựng nhiều TNDL, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch làng quê, du lịch sông nƣớc. Đặc biệt, nhiều cồn cát, đụn cát lấn sâu ra biển tạo nên những đầm phá rất có giá trị nhƣ Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô,... với HST đầm phá nƣớc lợ điển hình, văn hóa tín ngƣỡng độc đáo của ngƣ dân địa phƣơng, không chỉ có giá trị khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển DLST.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)