Đem lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 98)

Trong điều kiện đời sống dân cƣ còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, là những nơi giàu tài nguyên DLST, thì hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng và đem lại lợi ích cho họ là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác.

Hình thức tham gia hoạt động DLST phổ biến và chủ yếu nhất hiện nay của cộng đồng là cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, bán hàng lƣu niệm, các đặc sản địa phƣơng cho KDL. Vận chuyển KDL, đặc biệt là bằng thuyền do ngƣời dân địa phƣơng đảm nhiệm, ở nhiều điểm du lịch nhƣ Sông Hƣơng, Phong Nha Kẻ Bàng, Sông Thu Bồn, hồ Phú Ninh... cũng là một trong những hình thức phổ biến và ngày càng phát triển. Tại điểm du lịch Phong Nha, từ việc tham gia vận chuyển KDL, một gia đình ngƣời dân với một chiếc thuyền đƣợc đầu tƣ khoảng 100 triệu đồng (có sự hỗ trợ vay vốn của nhà nƣớc), mỗi ngày tham gia vận chuyển có thể có thu nhập từ 100 - 200 nghìn đồng vào mùa đông khách và từ 50-100 nghìn đồng vào mùa vắng khách, góp phần cải thiện đáng kể đời sống vốn rất nghèo nàn của vùng núi hoang sơ này.

Nghiên cứu chi tiêu của trên 100 khách tại điểm DL Phong Nha Kẻ Bàng, cho số liệu ở Phụ lục 26: Chi tiêu bình quân 1 ngày của 1 KDL và tỷ lệ người dân được hưởng tại Phong Nha Kẻ Bàng. Theo kết quả nghiên cứu, ngƣời dân đƣợc hƣởng khoảng 114.000đ/ngày khách, chiếm tỷ lệ 39% mức chi tiêu của KDL.

Tại Hội An - Quảng Nam, mô hình Home-stay ngày càng phổ biến. Năm 2000 có 5 gia đình cung cấp dịch vụ này thì năm 2007 đã có 12 hộ và năm 2009 đã có 18 hộ. Ngƣời dân Hội An đã cho ra đời với những sản phẩm du lịch rất đơn sơ mộc mạc mà đầy quyến rũ đối với KDL phƣơng Tây. Đó là những tour du lịch câu cá, quăng chài, những tour du lịch bằng thuyền thúng len lỏi vào các rừng dừa nƣớc ven cửa sông,... làm cho KDL quốc tế tham gia ngày càng đông. Nhờ đó, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện thông qua phục vụ và hƣớng dẫn KDL.

Tại công ty Ecotour Hội An, khách DLST chủ yếu là khách quốc tế, lƣu trú tại các khu nghỉ mát và các khách sạn tại Hội An, số lƣợng khách tham gia vào các hoạt động DLST khá đông, nghiên cứu chi tiêu trên 100 khách của Ecotourr cho số

liệu chi tiêu bình quân một ngày của loại khách này cho kết quả ở Phụ lục 27a:

Chi tiêu bình quân 1 ngày của 1 KDL tại công ty Ecotour (Hội An). Theo kết quả nghiên cứu, Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng từ chi tiêu của khách vào khoảng 104 USD/khách, chiếm tới 34,9%

Tại điểm du lịch Suối Voi của Thừa thiên Huế, khách tham quan chủ yếu là khách nội địa, trong đó hầu hết là đến trong ngày: nghỉ ngơi, tắm suối và ăn uống. Nghiên cứu trên 100 khách đến điểm du lịch Suối Voi, cho kết quả chi tiêu bình quân của 01 du khách trong Phụ lục 27b: Chi tiêu bình quân 1 ngày của 1 KDL tại điểm du lịch Suối Voi và tỷ lệ thu nhập mà người dân được hưởng

Trong khi đó, khi nghiên cứu về thu nhập của dân cƣ địa phƣơng từ hoạt động du lịch, một kết quả nghiên cứu của Chƣơng trình Hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam tại Đà Nẵng, với sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu, đã đƣa ra kết quả khá khả quan. (Phụ lục 28: Cách thức tạo thu nhập cho dân cư và tỷ lệ cư dân được hưởng từ hoạt động du lịch tại Đà Nẵng năm 2006). Theo đó, ít nhất 26% chi tiêu từ du khách đến đƣợc với ngƣời lao động và tự doanh vào năm 2006 với khoảng 4.200 ngƣời lao động là cƣ dân địa phƣơng làm việc trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch và khoảng 4.500 lao động không làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch nhƣng kiếm sống đƣơc từ du lịch. Các công việc mà ngƣời dân có thể tham gia trong hoạt động du lịch rất phong phú, từ dịch vụ lƣu trú, vận chuyển khách đến các dịch vụ ăn uống, bán hàng lƣu niệm, hƣớng dẫn KDL hƣởng ngoạn những giá trị của TNDL,... Mỗi loại dịch vụ khác nhau thì tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng có thể khác nhau, trong đó, cao nhất là dịch vụ mua sắm, thấp nhất là dịch vụ vui chơi giải trí.

Nhƣ vậy, hầu hết các điểm DLST đều có tỷ lệ thu nhập của ngƣời dân trong tổng thu nhập du lịch đem lại cao hơn mức bình thƣờng. Đây cũng là một trong những ƣu điểm lớn nhất của DLST.

Tuy vậy, không phải tất cả các điểm du lịch có tài nguyên DLST, cƣ dân trong vùng đều có thể tham gia và đều hào hứng tham gia:

- Cũng tại các khu nhà vƣờn Huế, vì lợi ích của ngƣời dân không đƣợc đảm bảo, chủ các nhà vƣờn hoặc là treo biển "bận không tiếp khách" hoặc phải đóng cửa để làm công việc khác, thậm chí là dựng những căn chòi ở trƣớc vƣờn để bán thêm những quà lƣu niệm rẻ tiền nhếch nhác để tạo thu nhập mƣu sinh cho gia đình. Điều này làm cho giá trị của các khu nhà vƣờn vốn không dễ gì có đƣợc ngày một mai một, méo mó,... vừa gây lãng phí tài nguyên vừa gây nguy cơ "khuyết tật" cho văn hóa Huế nếu không còn nhà vƣờn.

- DL là ngành hoạt động có tính thời vụ rất cao, gây nên tính thời vụ cho thu nhập của dân cƣ. Các điểm du lịch hầu nhƣ chƣa tính đến tình trạng này, trái mùa du lịch, cƣ dân trong vùng lại tìm cách phá rừng, săn bắn động vật,... để mƣu sinh. Nhƣ vậy, những nguyên tắc của DLST đã đƣợc các điểm DLST quan tâm, tuy nhiên, việc thực hiện những nguyên tắc này chƣa đồng bộ, chƣa toàn diện tại từng điểm du lịch, từng địa phƣơng và trong toàn Vùng.

2.3.3. Đánh giá chung thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 98)