Thái Lan

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 50)

Ngành công nghiệp du lịch ở Thái Lan đã liên tục phát triển thịnh vƣợng kể từ khi nó đƣợc hỗ trợ bởi chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Sự thành công của ngành du lịch là đã tạo ra doanh thu và thu nhập đáng kể, là một trong các ngành công nghiệp lớn của Thái Lan mà doanh thu chỉ đứng sau công nghiệp điện tử tin học. Trong những năm 1998-1999, sự phát triển về kinh tế và du lịch đã tạo ra một Thái Lan "đáng kinh ngạc" (Amazing Thái Lan) và sự phát triển đó tƣơng đối đều đặn.

Tuy nhiên, sự tăng trƣởng nhanh chóng của ngành du lịch đã dẫn đến sự suy thoái của môi trƣờng, dẫn đến những tác động tiêu cực đến công chúng đối với ngành du lịch, KDL từ chối việc quay trở lại với DL của Thái lan. Để khắc phục những sai lầm trong quá khứ và đƣa ra kế hoạch phát triển bền vững. Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã cho nghiên cứu các vấn đề về du lịch có trách nhiệm và phát triển DL bền vững. Khái niệm DLST đã đƣợc nhấn mạnh là một trong những chiến lƣợc đƣợc sử dụng để đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững.

Với tiềm năng DLST to lớn bởi TNTN phong phú và tài nguyên văn hóa độc đáo, Thái Lan đã hình thành hơn 600 điểm thu hút thích hợp đƣợc phát triển

nhƣ là điểm DLST chủ yếu tập trung ở các VQG và thu hút một lƣợng KDL đáng kể. Lúc đầu, các tiêu chuẩn của các dịch vụ DLST này còn thấp, chƣa chú trọng đến việc bảo vệ TNDL, do hoạt động DLST liên quan đến nhiều đối tƣợng, sự phối hợp giữa các bên liên quan chƣa chặt chẽ đồng bộ và không có "chỉ huy" chung. Vì vậy TAT đặt ra là phải có một chính sách cụ thể của Chính phủ để thúc đẩy và quản lý hoạt động DLST.

Mục tiêu tổng thể của chính sách phát triển DLST ở Thái Lan là phát triển một ngành công nghiệp du lịch bền vững, duy trì một môi trƣờng tự nhiên - xã hội lành mạnh và tự chủ. Chính sách này liên quan đến tất cả các lĩnh vực nhƣ: môi trƣờng, lâm nghiệp và quản lý tài nguyên; du lịch bền vững; phát triển kinh tế-xã hội, sự tham gia của cộng đồng và phát triển con ngƣời. TAT đã phát triển chiến lƣợc DLST nhƣ là một phần của một chính sách du lịch bền vững.

Trên cơ sở các chính sách đã đƣợc ban hành, TAT đã thực hiện thí điểm phát triển DLST tại khu vực Umphang (một huyện giàu TNTN và tài nguyên văn hóa). Việc quản lý hoạt động DLST thí điểm là sự phối hợp giữa TAT, chính quyền Quận Umphang, tỉnh Tak, các thánh địa Hoàng gia và Sở Tài nguyên môi trƣờng. Chính việc thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia nên mô hình thí điểm của Umphang đã thành công, KDL đến ngày càng nhiều, động vật hoang dã đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, môi trƣờng DL ngày càng đƣợc cải thiện. Để nhân rộng mô hình DLST Umphang, TAT đã thực hiện 06 chính sách chiến lƣợc nhƣ: (1) Chính sách quản lý môi trƣờng và TNDL; (2) Chính sách nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trƣờng; (3) Chính sách phối hợp giữa cộng đồng địa phƣơng với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc phát triển DLST; (4) Chính sách tiếp thị xúc tiến DLST; (5) Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng; và (6) Chính sách đầu tƣ DLST.

Để đạt đƣợc các mục tiêu DLST của TAT đã đề ra, một mạng lƣới quản lý DLST đƣợc thành lập, bao gồm: Ban DLST quốc gia, Hiệp hội DLST Thái Lan, CQĐP, Ủy ban bảo hộ môi trƣờng và du lịch. Vì vậy DLST đã trở thành thành phần chính, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành DL Thái Lan.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)