Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 55)

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia và một vài địa phƣơng có hoạt động DLST phát triển, căn cứ vào những điều kiện cụ thể của quốc gia, của từng vùng mà có thể áp dụng một cách linh hoạt nhằm khai thác tiềm năng để

phát triển DLST nói riêng và phát triển du lịch nói chung ở Việt Nam hiện nay. Đó là:

Thứ nhất, DLST phải đƣợc đặt ra nhƣ là một yêu cầu tất yếu trong hoạt

động du lịch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Yêu cầu này cần đƣợc quán triệt ở các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đến các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ.

Thứ hai, phải có có cơ quan chuyên quản lý hoạt động DLST, cơ quan này

có trách nhiệm xây dựng các chính sách, quy định về hoạt động DLST vừa hƣớng dẫn thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển DLST.

Thứ ba, để khai thác tiềm năng DLST một cách hợp lý, đảm bảo nguyên

tắc phát triển bền vững, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành, và phải đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định, trình tự sau:

(1) Đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST của địa phƣơng hay khu vực

(2) Quy hoạch tuyến điểm DLST trên cơ sở tiềm năng DLDT và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST.

(3) Triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện và tổ chức hoạt động đối với các tuyến điểm DLST đã hình thành theo đúng nguyên tắc, quy định của DLST

(4) Quản lý hoạt động các tuyến điểm DLST đảm bảo phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đang phát triển với tốc độ cao và đã trở thành nền công nghiệp lớn nhất toàn cầu, đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế thế giới nhƣng cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trƣờng tự nhiên và xã hội, vì vậy, đòi hỏi phải phát triển du lịch bền vững. DLST là loại hình du lịch có thể đáp ứng yêu cầu của du lịch bền vững, tuy nhiên DLST là một thuật ngữ còn mới mẻ, lý luận về DLST cũng đang trong quá trình hoàn thiện.

Trên cơ sở các định nghĩa về DLST đã đƣợc công bố, mô hình của một điểm DLST đã đƣợc xây dựng với 4 yếu tố cấu thành, đó là: (1) Du lịch dựa vào

TNTN và VHĐP; (2) Có hoạt động diễn giải và giáo dục môi trƣờng; (3) Có đóng góp cho bảo tồn, và (4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và đem lại lợi ích cho họ. DLST có những đặc điểm riêng biệt về TNDL, về sản phẩm, về khách DLST, và về các đối tƣợng tham gia vào hoạt động DLST. Vì vậy, các nguyên tắc của hoạt động DLST khá chặt chẽ, trong đó, vấn đề VHĐP, vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ tính cộng đồng trong hoạt động du lịch là điểm khác biệt giữa DLST và DL thông thƣờng.

Tiềm năng DLST là điều kiện cần để phát triển DLST. Tiềm năng DLST đƣợc biểu hiện qua số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu tài nguyên DLST. Đây là những TNTN đặc sắc gắn với VHĐP độc đáo, đang khai thác hoặc chƣa đƣợc khai thác. Việc nghiên cứu và đƣa ra các tiêu chí, các phƣơng pháp đánh giá tiềm năng DLST của một tài nguyên DLST và của một địa phƣơng hay vùng du lịch cũng đƣợc thực hiện ở Chƣơng 1.

Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng DLST, mà tổ chức khai thác tiềm năng DLST. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST của một số quốc gia, và một vài địa phƣơng trong nƣớc, Chƣơng 1 đã khái quát nội dung, trình tự khai thác tiềm năng DLST đối với từng tài nguyên DLST cũng nhƣ từng địa phƣơng hay vùng du lịch.

Kết quả nghiên cứu của Chƣơng I, sẽ là cơ sở lý luận để thực hiện các nội dung tiếp theo của Luận án, đồng thời có thể là cơ sở lý luận có thể áp dụng vào việc khai thác tiềm năng DLST ở Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng.

CHƢƠNG 2

TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI

VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 55)