Một số khuyến nghị nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái Vùng

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 146)

Để khai thác tiềm năng DLST nói chung, và phát triển DLST VDLBTB nói riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị bằng cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ. Luận án đề xuất một số khuyến nghị nhƣ sau:

3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước

Trong điều kiện ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng của ngƣời dân chƣa cao thì công cụ pháp luật của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ, tôn tạo và bảo tồn những giá trị nguyên sơ của TNDL. Vì vậy, Luận án khuyến nghị với Nhà nƣớc một số vấn đề sau:

- Nhà nƣớc cần công bố, triển khai và kiểm tra việc thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ TNTN nói chung và bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch nói riêng nhằm đảm bảo khai thác và phát triển bền vững.

- CQĐP cần chủ trì tổ chức đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và DLST của địa phƣơng mình một cách chi tiết với sự phối hợp của tất cả các cơ quan ban ngành liên quan, UBND tỉnh giữ vai trò nhạc trƣởng trong việc phối hợp giữa các đơn vị các cơ quan chuẩn bị các điều kiện về vốn đầu tƣ, về nhân lực, về cơ chế phối hợp trong triển khai và quản lý các hoạt động DLST trong phạm vi địa phƣơng mình.

- Giao trách nhiệm quản lý từng mặt cụ thể cho từng ban, ngành quản lý liên quan: tài nguyên, môi trƣờng, tài chính, kế hoạch đầu tƣ, du lịch, xây dựng,... tránh tình trạng chồng chéo cũng nhƣ tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc" trong quản lý hoạt động DLST.

- Thông qua các kênh giáo dục Trƣờng học, các tổ chức xã hội,... nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của hoạt động DLST, thông qua đó mà hƣớng hoạt động của các đơn kinh doanh du lịch trên địa bàn quản lý thực hiện theo mô hình DLST nhằm phát triển bền vững.

- Nhanh chóng ban hành những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động DLST tại địa phƣơng mình về vốn đầu tƣ, về tiền thuê đất, về chính sách tín dụng, chính sách miễn giảm thuế đối với những đơn vị hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của DLST. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có những chính sách ƣu đãi đủ mạnh mới có thể đẩy mạnh hoạt động DLST tại địa phƣơng, từ đó kéo theo sự phát triển của rất nhiều mặt trong nền kinh tế.

- Nhà nƣớc cần đầu tƣ kinh phí thích đáng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: sân bay, bến cảng, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nƣớc,... để phục vụ dân sinh cũng nhƣ phục vụ nhu cầu của KDL tại các điểm DLST.

- Nhà nƣớc cần hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, trong đó ƣu tiên kinh phí cho việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng và kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cƣ nơi có tài nguyên DLST và tổ chức hoạt động DLST.

- Các địa phƣơng trong vùng cần có sự phối kết hợp với nhau trong công tác quy hoạch phát triển du lịch, liên kết trong bảo vệ môi trƣờng, trong việc tuyên truyền quảng bá, hỗ trợ về đào tạo nhân lực, hỗ trợ nhau về phƣơng tiện vận chuyển khi cần,… để thu hút khách đến Vùng nhiều hơn.

3.4.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước Du lịch

- Tổng cục Du lịch cần tổ chức đánh giá hoạt động DLST trên phạm vi toàn quốc để xây dựng chiến lƣợc và chính sách phát triển du lịch và DLST Việt Nam.

Chính sách phát triển DLST cần quy định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của những đơn vị thực hiện theo mô hình DLST. Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của các đơn vị các doanh nghiệp, có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh.

- Tổng cục Du lịch cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để công nhận là hoạt động DLST, trên cơ sở các tiêu chí đó mà các điểm du lịch, các địa phƣơng, các đơn vị xem xét khả năng, chuẩn bị điều kiện để đăng ký hoạt động DLST. Các tiêu chí này cũng là cơ sở để kiểm tra đánh giá hoạt động DLST định kỳ, rút kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các tiêu chí công nhận hoạt động DLST, có cơ sở để đề xuất những ƣu đãi mà các đơn vị hoạt động DLST đƣợc hƣởng và xây dựng thƣơng hiệu cho hoạt động DLST .

- Tổng cục Du lịch nên thành lập Hiệp hội DLST Việt Nam và hƣớng dẫn thành lập Hiệp hội DLST các vùng hoặc các địa phƣơng để có thể tập hợp các nhà kinh doanh DLST, các cơ quan quản lý và KDL sinh thái. Hiệp hội sẽ là diễn đàn để tập hợp các ý kiến đóng góp, những khó khăn, khúc mắc cần giải quyết, những sáng kiến cần áp dụng và những điển hình tiên tiến cần nhân rộng trong lĩnh vực hoạt động DLST. Hiệp hội DLST có thể thay mặt nhà nƣớc tuyên truyền quảng bá cho DLST, quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách phát triển DLST của các địa phƣơng, các đơn vị.

- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh cần xây dựng kế hoạch phát triển DLST tại địa phƣơng mình một cách cụ thể, chi tiết. Tránh tình trạng phát triển DLST tràn lan, thiếu kiểm soát dẫn đến nhận thức phiến diện và lạm dụng về thuật ngữ DLST. Giữa các địa phƣơng trong vùng cần có sự phối hợp liên kết với nhau trong phát triển tuyến điểm DLST, tránh tình trạng dập khuôn, bắt chƣớc, gây nhàm chán cho KDL.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng DLST và thực trạng khai thác tiềm năng DLST VDLBTB, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm khai thác tiềm năng DLST

của một số quốc gia trên thế giới, Luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác thác hợp lý tiềm năng DLST VDLBTB Việt Nam.

Căn cứ vào yêu cầu phát triển DL và DLST của các địa phƣơng và của quốc giá, căn cứ vào nhứng sự thay đổi về điều kiện khai thác tiềm năng DLST trong tƣơng lai cũng nhƣ dwaaj vào các dự báo, dự đoán về thì trƣờng khách DLST, Chƣơng 3 của Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST của VDLBTB, bao gồm: các giải pháp về quy hoạch tuyến điểm DLST, giải pháp về nhân lực cho phát triển DLST, giải pháp về vốn đầu tƣ và giải pháp về công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động DLST. Do khuôn khổ luận án không cho phép nên Luận án đã thực hiện nghiên cứu điển hình tại điểm DLST Cù Lao Chàm để lý giải cụ thể cho từng giải pháp và chứng minh đối với từng giải pháp. Mặc dù, mỗi tài nguyên DLST có chất lƣợng, có loại hình và có các điều kiện khai thác khác nhau nhƣng quy trình cũng nhƣ nội dung các giải pháp là khá tƣơng đồng. Vì vậy nội dung của các giải pháp đối với điểm DLST hạt nhân Cù Lao Chàm có thể đƣợc vận dụng đối với những tài nguyên DLST khác.

Để có thể thực hiện tốt những giải pháp đó, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý các cấp về các chính sách, cơ chế tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy DLST phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và đóng góp cho sự phát triển bền vững của từng địa phƣơng và toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN LUẬN ÁN

Với sự phát triển với tốc độ rất cao, ngành du lịch toàn cầu đã có những đóng góp tích cực và cũng đã gây nên những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, đối với xã hội và với môi trƣờng. Vì vậy, DLST ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững, phát triển DLST cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên việc phát triển DLST hiện nay còn nhiều lệch lạc từ nhận thức đến hành động và quản lý. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DLST, tiềm năng DLST nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST để áp dụng vào khai thác tiềm năng DLST Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ là nội dung nghiên cứu của Luận án. Trên cơ sở các định nghĩa về DLST đã đƣợc công bố, Luận án đã xây dựng đƣợc mô hình của một điểm DLST với 4 yếu tố cấu thành: (1) Du lịch dựa vào TNTN và VHĐP; (2) Có hoạt động diễn giải và giáo dục môi trƣờng; (3) Có đóng góp cho bảo tồn, và (4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và đem lại lợi ích cho họ. Đó cũng chính là các nguyên tắc của hoạt động DLST, yêu cầu đồng thời của 4 nguyên tắc chính là điểm khác biệt giữa DLST và DL thông thƣờng.

Luận án đã lý giải tiềm năng DLST là điều kiện cần để phát triển DLST là những TNTN đặc sắc gắn với VHĐP độc đáo, đang khai thác hoặc chƣa đƣợc khai thác. Việc nghiên cứu và đƣa ra các tiêu chí, các phƣơng pháp đánh giá tiềm năng DLST của một tài nguyên DLST và của một địa phƣơng hay vùng du lịch cũng đƣợc Luận án thực hiện. Việc chuyển tiềm năng thành lợi ích đƣợc thực hiện thông qua khai thác tiềm năng. Trên cơ sỏ nghiên cứu các điều kiện khai thác tiềm năng DLST, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST của một số quốc gia, Luận án đã khái quát nội dung, trình tự khai thác tiềm năng DLST đối với từng tài nguyên DLST cũng nhƣ từng địa phƣơng hay vùng du lịch.

Với nhiều nét đặc thù về tự nhiên và xã hội, không chỉ có lợi thế với 4 di sản văn hóa thế giới, DLST cũng là một thế mạnh của VDLBTB. Việc điều tra, đánh giá tiềm năng và các điều kiện khai thác tiềm năng DLST của VDLBTB đƣợc Luận án thực hiện qua phƣơng pháp chuyên gia. Kết quả đánh giá đã xếp loại

đƣợc một số tài nguyên DLST cơ bản cũng nhƣ xếp loại tiềm năng chung về DLST của từng địa phƣơng và toàn Vùng.

Tiềm năng DLST VDLBTB là rất lớn, nhƣng việc khai thác các tiềm năng để phát triển DLST trong vùng còn hạn chế. Nhiều những TNDL còn ở dạng tiềm năng chƣa đƣợc khai thác, chất lƣợng hoạt động DLST chƣa cao. Một số điểm DLST sản phẩm còn nghèo nàn, nhiều điểm chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ về kiến trúc, xây dựng đang bị báo động về vấn đề môi trƣờng: làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của động vật hoang dã. Một số địa phƣơng nhiều điểm DLST hoạt động tự phát, không chuyên nghiệp, chƣa quan tâm đến lợi ích của ngƣời dân,... những ƣu điểm và hạn chế của hoạt động DLST trong Vùng và những nguyên nhân của nó đã đƣợc trình bày ở Chƣơng 2 của Luận án.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng DLST, thực trạng khai thác tiềm năng DLST VDLBTB, căn cứ vào yêu cầu phát triển DL và DLST của các địa phƣơng và của quốc giá, những dự báo về sự thay đổi các điều kiện khai thác tiềm năng DLST trong tƣơng lai cũng nhƣ các dự báo, dự đoán về thì trƣờng khách DLST, Chƣơng 3 của Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng DLST của VDLBTB, bao gồm: các giải pháp về quy hoạch tuyến điểm DLST, giải pháp về nhân lực cho phát triển DLST, giải pháp về vốn đầu tƣ và giải pháp về công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động DLST. Luận án đã thực hiện nghiên cứu điển hình tại điểm DLST Cù Lao Chàm để lý giải và cụ thể hóa từng giải pháp tại một điểm. Nội dung của các giải pháp đối với điểm DLST hạt nhân Cù Lao Chàm có thể đƣợc vận dụng đối với những tài nguyên DLST khác.

Phần cuối của Luận án là một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý các cấp về các chính sách, cơ chế tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy DLST phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và đóng góp cho sự phát triển du lịch bền vững.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 ... 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ... 1

VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI ... 1

1.1. Du lịch sinh thái ... 1

1.1.1. Những tác động của du lịch đến môi trƣờng - lý do ra đời của du lịch sinh thái ... 1

1.1.1.1. Những tác động tích cực ... 1

1.1.1.2. Những tác động tiêu cực ... 2

1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái ... 3

1.1.2.1. Một số định nghĩa về du lịch sinh thái ... 3

1.1.2.2. Mô hình điểm du lịch sinh thái ... 6

1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái ... 8

1.1.3.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái ... 9

1.1.3.2. Đặc điểm của khách du lịch sinh thái... 13

1.1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái ... 15

1.1.4. Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái ... 18

1.1.4.1. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hoá địa phƣơng ... 18

1.1.4.2. Nguyên tắc có diễn giải, giáo dục môi trƣờng trong hoạt động du lịch ... 19

1.1.4.3. Nguyên tắc đóng góp cho bảo tồn để quản lý bền vững về môi trƣờng sinh thái ... 19

1.1.4.4. Nguyên tắc mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ và đóng góp cho sự phát triển bền vững ... 20

1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái ... 21

1.1.5.1. Ý nghĩa về kinh tế ... 21

1.1.5.2. Ý nghĩa về xã hội ... 22

1.1.5.3. Ý nghĩa về môi trƣờng ... 22

1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái ... 23

1.2.1. Chất lƣợng tài nguyên du lịch sinh thái ... 23

1.2.1.1. Quy mô của tài nguyên du lịch sinh thái ... 23

1.2.1.2. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái ... 23

1.2.1.3. Sự thuận lợi trong đầu tƣ và tiếp cận tài nguyên du lịch sinh thái ... 24

1.2.1.4. Sự an toàn tại điểm đến có tài nguyên du lịch sinh thái ... 25

1.2.1.5. Các tiêu chí khác phản ánh chất lƣợng của tài nguyên du lịch sinh thái ... 25

1.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái biểu hiện qua cơ cấu tài nguyên du lịch ... 26

1.2.2.1. Cơ cấu theo chất lƣợng tài nguyên du lịch sinh thái ... 26

1.2.2.3. Cơ cấu theo tình trạng khai thác ... 27

1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ... 30

1.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ... 30

1.3.1.1. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đánh giá tài nguyên du lịch ... 30

1.3.1.2. Phƣơng pháp chuyên gia trong đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 33 1.3.2. Nội dung đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái... 35

1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ bản ... 35

1.3.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một lãnh thổ du lịch ... 37

1.4. Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - Nguyên tắc, nội dung và điều kiện khai thác ... 38

1.4.1. Khái niệm về khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 38

1.4.1.1. Khái niệm ... 38

1.4.1.2. Các đối tƣợng liên quan đến khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 39

1.4.2. Nguyên tắc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 39

1.4.2.1. Nguyên tắc phát triển bền vững ... 39

1.4.2.2. Nguyên tắc hài hoà lợi ích ... 41

1.4.3. Các điều kiện để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 42

1.4.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái ... 42

1.4.3.2. Nguồn nhân lực du lịch sinh thái ... 43

1.4.3.3. Các điều kiện khác ... 44

1.4.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 45

1.4.4.2. Quy hoạch tuyến điểm du lịch sinh thái và chuẩn bị các điều kiện để

triển khai hoạt động du lịch sinh thái theo quy hoạch ... 47

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)