Nguyên tắc phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 39)

1.4. Khai thác tiềm năng du lịch sinh thá i Nguyên tắc, nội dung và điều kiện kha

1.4.2.1. Nguyên tắc phát triển bền vững

Việc khai thác tiềm năng DLST phải đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, tức là đáp ứng nhu cầu của du khách và các đối tƣợng tại điểm đến du lịch đồng thời giữ gìn và tơn tạo các cơ hội cho tƣơng lai. Sự bền vững đƣợc phản ánh ở 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng.

Bền vững về mặt kinh tế là việc đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế ở hiện tại mà vẫn tạo cơ hội đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế trong tƣơng lai. Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm: lƣợng khách đến, thời gian lƣu lại của khách, mức độ chi tiêu của khách,

các chỉ tiêu này ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, mức thu nhập mà ngƣời dân địa phƣơng đƣợc thụ hƣởng từ hoạt động du lịch.

Sự bền vững về kinh tế đƣợc biểu hiện cụ thể qua việc duy trì và tăng trƣởng hợp lý của các chỉ tiêu kinh tế qua các thời kỳ trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của xã hội và các giá trị của TNTN.

Bền vững về mặt xã hội là sự phát triển và ổn đinh của xã hội, đƣợc biểu hiện thơng qua nhiều tiêu chí:

- Sự phong phú và ổn định việc làm, ổn định và cải thiện thu nhập cho lao động ngành du lịch và cho cộng đồng dân cƣ.

- Giữ gìn, phát triển văn hố theo hƣớng tích cực, văn minh, khơng lai căng, không bảo thủ, giữ vững những nét đẹp văn hoá truyền thống đồng thời thu nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hố của nhân loại.

- Duy trì an ninh an tồn xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa KDL, các nhà quản lý kinh doanh với CĐDCĐP để tìm kiếm sự hợp tác của cộng đồng trong hoạt động DLST.

Sự bền vững về mặt xã hội sẽ tác động trở lại sự bền vững về kinh tế trên cơ sở tạo ra môi trƣờng du lịch an tồn, giữ gìn và tơn tạo những giá trị văn hoá bản địa, những thuần phong mỹ tục - một tài nguyên không thể thiếu trong hoạt động DLST, góp phần thu hút KDL để có thể mở rộng quy mô hoạt động DLST.

Bền vững về mơi trƣờng là giữ gìn, bảo vệ mơi trƣờng ở dạng nguyên sơ càng lâu càng tốt, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Việc khai thác các giá trị TNTN phải hạn chế đến mức tối thiểu những tác động xấu đến môi trƣờng: hạn chế chặt cây để làm đƣờng và xây dựng các cơng trình, nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu ẩm thực, phải xử lý rác thải, nƣớc thải hợp lý tránh gây ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nƣớc,... Phải dự báo đƣợc những tác động tích cực và tiêu cực để có chiến lƣợc trong đầu tƣ, xây dựng và khai thác các cơng trình xây dựng hiệu quả, tránh tình trạng phải tốn kém để khắc phục hậu quả do làm phá vỡ hoặc suy giảm môi trƣờng.

Bền vững về mơi trƣờng là điều kiện để gìn giữ và nâng cao giá trị của các tài nguyên DLST, nâng cao khả năng thu hút KDL, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ và thúc đẩy DLST. Vì vậy, bền vững về mơi trƣờng, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội có mối tƣơng tác lẫn nhau, hỗ trợ nhau và là điều kiện để DLST phát triển.

1.4.2.2. Ngun tắc hài hồ lợi ích

Khái niệm lợi ích khá rộng, ở đây, chỉ đề cập đến lợi ích về mặt kinh tế của các đối tƣợng hƣởng lợi (bao gồm: Nhà nƣớc, đơn vị kinh doanh du lịch và CĐDCĐP).

Lợi ích của nhà nƣớc từ hoạt động DLST bao gồm hai loại:

- Lợi ích trực tiếp: thơng qua chỉ tiêu nộp ngân sách từ hoạt động DLST. Quy mô của khoản thu này phụ thuộc vào quy mô hoạt động DLST và hiệu quả hoạt động DLST và chính sách khuyến khích tài chính của nhà nƣớc đối với DLST. Tuy nhiên, không giống nhƣ những hoạt động kinh doanh du lịch khác, DLST thiên về bảo tồn giá trị tài ngun và bảo vệ mơi trƣờng hơn là tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, việc đóng góp trực tiếp cho nhà nƣớc thông qua các khoản thu vào NSNN thƣờng là hạn chế hơn theo quy định của nhà nƣớc.

- Lợi ích gián tiếp: bao gồm các khoản kinh phí đóng góp cho bảo tồn thay cho việc chi trả từ NSNN và các khoản thu từ các dịch vụ "ăn theo DLST": vận chuyển, bƣu chính viễn thơng, ngoại hối,... Xu hƣớng hiện nay là ngày càng quan tâm đến những lợi ích gián tiếp này.

Lợi ích của đơn vị kinh doanh DLST: Lợi ích này cũng bao gồm lợi ích

đối với chủ đầu tƣ và lợi ích của ngƣời lao động trong đơn vị kinh doanh DLST. - Lợi ích của chủ đầu tƣ là lợi nhuận còn lại sau khi thực hiện tất cả các khoản nghĩa vụ tài chính đối với các đối tƣợng có liên quan: Nhà nƣớc, ngân hàng, ngƣời lao động, các đối tác,... Lợi ích của chủ đầu tƣ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và chính sách phân phối của nhà nƣớc. Để khuyến

khích phát triển DLST, nhà nƣớc thƣờng có chính sách ƣu đãi hơn thơng qua việc miễn giảm thuế TNDN.

- Lợi ích của ngƣời lao động đƣợc thực hiện thông qua thu nhập của họ: tiền lƣơng, tiền thƣởng. Qui mô thu nhập của ngƣời lao động phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng lao động mà họ đã đóng góp và phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị qua mỗi thời kỳ.

Lợi ích của CĐDCĐP là điểm khác biệt của DLST so với các loại hình du

lịch khác. Do các tài nguyên DLST thƣờng ở nhƣng nơi xa xôi, hẻo lánh, lại gắn liền với cộng đồng dân cƣ, họ là ngƣời hiểu rất rõ giá trị của các tài nguyên này và góp phần quyết định vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị của TNDL. Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích thoả đáng cho cộng đồng dân cƣ là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển DLST.

Lợi ích của CĐDCĐP đƣợc biểu hiện thông qua những khoản thu nhập trực tiếp từ các doanh nghiệp: tiền công, tiền lƣơng mà ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc do làm việc tại các đơn vị kinh doanh DLST và các khoản thu nhập do cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho KDL. Một mâu thuẫn lớn cần giải quyết trong trƣờng hợp này là trình độ của ngƣời dân địa phƣơng thƣờng thấp nhƣng đòi hỏi của đơn vị kinh doanh DL đối với ngƣời lao động lại cao để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Vì vậy, CQĐP phải có chính sách đào tạo, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ tham gia vào hoạt động DLST để có đƣợc thu nhập thoả đáng, thúc đẩy họ bảo vệ môi trƣờng và đóng góp cho bảo tồn những giá trị tài nguyên DLST đồng thời DLST góp vào cơng cuộc xố đói, giảm nghèo tại địa phƣơng.

1.4.3. Các điều kiện để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Việc khai thác tiềm năng DLST có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của các điều kiện, bao gồm: Điều kiện về CSVCKT du lịch, điều kiện về nguồn nhân lực DLST và các điều kiện khác nhƣ tình hình kinh tế, văn hố, sự ổn định về chính trị, xã hội và đặc biệt là hành lang pháp lý cho DLST phát triển.

Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) cho phát triển DLST là toàn bộ các phƣơng tiện kỹ thuật trong nền kinh tế có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động và trong quản lý hoạt động của các điểm DLST. Bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ DLST và các điều kiện vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch phục vụ nhu cầu lƣu trú, ăn uống, giải trí, các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc khai thác cho phát triển DLST là những phƣơng tiện của toàn xã hội xây dựng nên, nhƣ: Hệ thống đƣờng sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, công viên, mạng lƣới thƣơng nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện, ,... Đây là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động KTXH nói chung và là một trng những điều kiện để khai thác các tài nguyên DL và nâng cao chất lƣợng SPDL. Ngƣợc lại phát triển du lịch cũng thúc đẩy trở lại việc hoàn thiện, mở rộng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng.

CSVCKTDL là các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật của các tổ chức DL giúp cho việc thoả mãn các nhu cầu của KDL về ăn, ở, đi lại,... nhƣ khách sạn, nhà hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, cơng viên, đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,... trong khu vực cơ sở kinh doanh du lịch. CSVCKT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài nguyên DLST, góp phần làm tăng cầu của DLST, tăng thêm sức hấp dẫn của tài nguyên DLST và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách DLST.

1.4.3.2. Nguồn nhân lực du lịch sinh thái

Đây là điều kiện rất cơ bản của DLST, nhân lực DLST chủ yếu là đội ngũ HDV DLST có sự am hiểu cao về những giá của trị điều kiện tự nhiên và VHĐP. Nếu là những HDV tại chỗ thì lợi ích của họ gắn liền với những giá trị nguyên sơ của tài nguyên DLST, vì vậy, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên DLST là rất cao, điều này có ý nghĩa quan trọng tới cơng tác diễn giải và giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho sự phát triển DL bền vững. Khác với nguồn nhân lực DL thông thƣờng, nhân lực DLST lại đòi hỏi sự giản dị, mộc mạc, chân tình, phản ánh nét

đặc trƣng của văn hố địa phƣơng. Tuy nhiên, những kiến thức trong ứng xử, giao tiếp và các hoạt động phục vụ của lao động DLST cũng phải đảm bảo ở một mức độ nhất định.

Điều kiện về về nguồn nhân lực cho phát triển DLST: phản ánh thông qua số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động DLST trong hiện tại, mức độ đáp ứng nhu cầu của KDL và khả năng cải thiện trong tƣơng lai. Nguồn nhân lực DLST là cầu nối giữa KDL, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên DLST. Nguôn nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và cơ cấu sẽ giúp đỡ cho KDL sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, thƣởng ngoạn, khám phá tài nguyên DLST một cách hiệu quả.

Sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật DLST và nguồn nhân lực DLST sẽ góp phần nâng cao giá trị, duy trì và bảo tồn giá trị của tài nguyên DLST đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch, ngƣợc lại, sự thiếu hụt và không đồng bộ sẽ là lực cản làm giảm sút, thậm chí làm tổn hại đến giá trị của tài nguyên DLST. Sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật DLST và nguồn nhân lực DLST cũng sẽ góp phần làm tăng chất lƣợng dịch vụ, làm hài lòng KDL, thu hút và giữ chân họ lại với điểm du lịch, là điều kiện tồn tại và phát triển của hoạt động DLST.

1.4.3.3. Các điều kiện khác

Các điều kiện về hành lang pháp lý cho phát triển DLST của quốc gia và của địa phƣơng, mức độ nhận thức của các đối tƣợng liên quan đến hoạt động DLST, tình hình về ý thức và nhận thức của cƣ dân về phát triển DLST, xu hƣớng và tốc độ phát triển của thị trƣờng khách DLST,... những điều kiện này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc có thể trở thành những rào cản cho việc phát triển DLST.

Các điều kiện khác về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để phát triển DLST: Sự ổn định, thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả cung và cầu DLST. Kinh tế tăng trƣởng bền vững, mức sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, trình độ dân trí tăng, điều kiện nghỉ ngơi hợp lý sẽ là điều kiện cần để nảy sinh nhu cầu đi DL của ngƣời dân. Tình hình kinh tế, chính

trị, xã hội ổn định đảm bảo an ninh an toàn cho KDL sẽ là điều kiện thu hút đầu tƣ cho phát triển DL (thúc đẩy cung), là một trong những điều kiện để thu hút khách KDL (thúc đẩy cầu DL) nhằm thúc đẩy DLST phát triển.

Việc đánh giá các điều kiện để khai thác tài nguyên DLST cũng đƣợc đánh giá theo 2 tiêu chí: tình trạng hiện tại, triển vọng phát triển trong tƣơng lai của từng điều kiện, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá theo các mức độ: Rất tốt, tốt, khá, trung bình và yếu. cho từng địa phƣơng và cho toàn vùng.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và đánh giá các điều kiện để khai thác tài nguyên DLST, các địa phƣơng tiến hành quy hoạch và chuẩn bị các điều kiện để triển khai hoạt động DLST một cách có hiệu quả.

1.4.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Thực chất của việc khai thác tiềm năng DLST là việc tổ chức các hoạt động DLST tại các điểm có tài nguyên DLST, thu hút KDL và phục vụ KDL thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, khám phá, nghiên cứu và tận hƣởng tài nguyên DLST nhằm đem lại những lợi ích cho nhà nƣớc, địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ trên cơ sở bảo tồn những giá trị tài nguyên DLST. Vì vậy, nội dung khai thác tiềm năng DLST đối với một địa phƣơng hay một vùng du lịch bao gồm: (1) Quy định các tiêu chí của một điểm DLST; (2) Quy hoạch tuyến điểm DLST và chuẩn bị các điều kiện để triển khai hoạt động DLST theo quy hoạch; (3) Tổ chức triển khai và quản lý hoạt động của các điểm DLST theo đúng mơ hình và đáp ứng các tiêu chí của một điểm DLST.

1.4.4.1. Quy định các tiêu chí của một điểm du lịch sinh thái

Trên cơ sở mơ hình điểm DLST đã đƣợc xây dựng (Sơ đồ 1.2), tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ, các đơn vị kinh doanh DL và một số cán bộ quản lý nhà nƣớc các cấp dễ dàng nhận thức về DLST, tạo thuận lợi trong quản lý về hoạt động DLST, việc cụ thể hóa mơ hình điểm DLST thơng qua những tiêu chí cụ thể để phân biệt điểm DLST với các điểm DL thông thƣờng là một điều cần thiết.

Để phát triển điểm DLST theo mơ hình đã xây dựng ở phần 1.1.2.2, Luận án cụ thể hóa các tiêu chí của điểm DLST nhƣ sau:

Thứ nhất, phải có những tài liệu mơ tả những giá trị của TNTN và các giá

trị VHĐP tại điểm DL đó. Đảm bảo TNTN ở đó là hấp dẫn và VHĐP độc đáo, có khả năng thu hút KDL.

Thứ hai, phải có cam kết của những ngƣời tham gia hoạt động DL tại điểm

DLST để khẳng định họ sẵn sàng chia sẻ và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên DL.

Thứ ba, phải có chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục nhận thức về môi

trƣờng đối với những ngƣời liên quan (KDL, các nhà quản lý tài nguyên, các nhà kinh doanh du lịch, HDV và cộng đồng dân cƣ). Có những tài liệu phục vụ cho chƣơng trình diễn giải, giáo dục đó.

Thứ tƣ, trên cơ sở nhận thức của cộng đồng về tài nguyên, môi trƣờng mà

đề xuất các biện pháp cụ thể để kiểm sốt việc sử dụng các tài ngun, bảo vệ mơi trƣờng nhằm phát triển bền vững. Nêu các tiêu chuẩn trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Thứ năm, xác định mức độ và nội dung mà nhân viên ngành DL và KDL

có thể tham gia để đóng góp cho cơng tác bảo tồn tại điểm DL. Đề ra các chỉ tiêu tài chính cụ thể mà điểm du lịch có thể đóng góp cho cơng tác bảo tồn giá trị TNTN và VHĐP.

Thứ sáu, chỉ tiêu việc làm tạo ra để thu hút ngƣời lao động của địa phƣơng,

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 39)