Các định hƣớng phát triển du lịch sinh thái Vùng Du lịch BắcTrung Bộ

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 114 - 117)

3.2.1. Định hướng thị trường khách du lịch sinh thái

Thông thƣờng khách DLST là một bộ phận của KDL nói chung, họ có thể sử dụng các sản phẩm DLST thuần túy, nhƣng có thể DLST chỉ là một trong những nội dung trong chuyến đi của họ. Vì thế định hƣớng thị trƣờng khách DLST nằm trong định hƣớng tổng thể thị trƣờng KDL của VDLBTB hiện nay.

Đặc điểm KDL quốc tế là thƣờng có khả năng thanh tốn cao, thời gian đi du lịch khá dài, có nhiều trải nghiệm trong du lịch, có nhận thức về mơi trƣờng và có ý thức bảo vệ mơi trƣờng, có nhu cầu tìm đến những điều mới lạ về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc. Vì vậy, phát triển DLST khơng thể khơng quan tâm đến khai thác thị trƣờng khách quốc tế. Để phát triển thị trƣờng khách DLST VDLBTB trong thời gian tới tập trung vào một số định hƣớng cơ bản sau:

Một là: Trên cơ sở lợi thế Việt Nam đƣợc đánh giá ngày càng cao trong tƣơng quan so sánh giữa những điểm đến hấp dẫn và an toàn của thế giới, từ thứ hạng 89 năm 2009 đã vƣợt lên thứ hạng 80 năm 2011, tiếp tục khai thác những thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, các nƣớc khu vực Asean,... Tổ chức tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch và DLST VDLBTB đến những KDL tiềm năng. Nâng cao khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Campuchia,... Rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc, Singapo,... về mức độ tăng trƣởng và số khách bình quân đầu ngƣời.

Hai là: Thu hút KDL quốc tế đã đến Việt Nam tới VDLBTB thông qua việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Vùng. Kết hợp du lịch văn hóa, du lịch theo chuyên đề (Con đƣờng di sản hoặc Con đƣờng xanh Tây nguyên) với DLST để khai thác lợi thế so sánh của vùng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các Vùng Du lịch Bắc bộ, Vùng Du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ.

Ba là: thu hút khách đã đến VDLBTB tới các điểm DLST nhằm kéo dài thời gian lƣu lại của khách tại các địa phƣơng trong vùng, thông qua việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm DLST, đẩy mạnh công tác quảng bá về DLST và tổ chức một hệ thống bán sản phẩm đủ mạnh. Mục tiêu là hƣớng vào khách đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và khách caravan đến theo đƣờng bộ từ Trung Quốc, từ Lào và Campuchia tại các khách sạn, các khu nghỉ mát của các địa phƣơng trong vùng.

3.2.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch nội địa

Với quy mô hơn 80 triệu dân, với mức sống và nhu cầu về du lịch ngày càng cao, thị trƣờng KDL nội địa rất quan trọng đối với DLST trong vùng.

KDL thông thƣờng, mùa vụ tập trung từ tháng 5 đến cuối tháng 8 hằng năm, thƣờng tập trung vào một số điểm truyền thống (Phong Nha Kẻ Bàng, Cù Lao Chàm, các bãi biển,...) với mật độ cao, thƣờng vƣợt quá sức chứa của các điểm du lịch với thời gian lƣu lại ngắn. Đối với thị trƣờng này cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức về môi trƣờng, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng cho KDL. Chú trọng việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, và quảng bá những sản phẩm DLST tại những điểm DLST mới để dãn cầu tại các điểm du lịch truyền thống.

Đối với KDL công vụ, cần khai thác để tận dụng sự kết hợp giữa công việc (Hội thảo, hội nghị, ...) với nghỉ ngơi của số khách này. KDL công vụ thƣờng rải đều trong năm nên áp lực về sức chứa du lịch là không lớn. Bên cạnh công tác tun truyền quảng bá, cần có những chƣơng trình DLST cụ thể, với thời gian hợp lý để KDL cơng vụ có thể tham gia vào DLST.

Tập trung khai thác thị trƣờng KDL trong nội bộ Vùng, tổ chức các điểm DLST có quy mơ gọn để thu hút khách DLST nội bộ vùng trong những ngày nghỉ cuối tuần. Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá và xây dựng những sản phẩm DLST thu hút KDL là HSSV và dân cƣ trong vùng.

3.2.2. Định hướng sản phẩm du lịch sinh thái

Để thỏa mãn những nhu cầu của khách DLST, thực hiện những mục tiêu, nguyên tắc của DLST, định hƣớng chung trong phát triển sản phẩm DLST phải hƣớng tới các loại sản phẩm DLST nhƣ sau:

- Sản phẩm là các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm có tài nguyên DLST. Các hoạt động này phải gắn với VHĐP, góp phần nâng cao kiến thức về môi trƣờng và nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong các sản phẩm DLST.

- Đẩy mạnh loại hình DL Trecking để KDL thể hiện sự nỗ lực về thể chất, về ý chí để họ tự khẳng định mình, vƣợt qua thách thức tích lũy những trải nghiệm quan trọng và thú vị trong cuộc đời và tìm kiếm sự hài lịng trong các chuyến đi.

- Sản phẩm DLST hƣớng về nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số cần đƣợc chú trọng hơn, tích cực hơn trong việc tổ chức các hoạt động giao lƣu, tƣơng

tác giữa KDL với CĐDCĐP và mang lại lợi ích cho họ. Bởi ngoài những sản phẩm DL truyền thống, KDL vẫn muốn tìm kiếm những mảnh ghép cuộc sống từ một đất nƣớc xa xôi, làm cho chuyến DL thú vị hơn, huyền diệu hơn.

- Chú ý đến tính mùa vụ của sản phẩm DLST do một số hoạt động bị hạn chế do ảnh hƣởng của khí hậu và tính chất mùa vụ của thực vật, động vật, dân tộc, văn hóa,... Giảm thiểu tác động này thơng qua việc kết nối các sản phẩm DLST với các loại hình du lịch khác: Du lịch văn hóa, du lịch cơng vụ,...

- Xây dựng sản phẩm DLST phải lƣờng trƣớc tình huống nguy hiểm, những rủi ro tiềm tàng do địa hình, thời tiết,... phải có bảo hiểm để bảo vệ KDL và HDV.

Từ định hƣớng chung, để đáp ứng nhu cầu của khách DLST và phù hợp với điều kiện cụ thể của Vùng, việc phát triển sản phẩm DLST của VDLBTB trong thời gian tới tập trung vào một số định hƣớng cụ thể sau:

- Nâng cao chất lƣợng đối với những sản phẩm DLST truyền thống trong vùng nhằm tạo đƣợc những sản phẩm DLST có tính cạnh tranh cao: Tham quan, khám phá hang động (Quảng Bình), sản phẩm du lịch biển (Đà Nẵng), tham quan khám phá biển đảo (Cù Lao Chàm - Quảng Nam),...

- Tập trung xây dựng những sản phẩm DLST đặc thù nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên DLST của các địa phƣơng đang còn bỏ ngỏ: tham quan, trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam), tham quan khám phá đầm phá (Thừa Thiên Huế),...

- Tiếp tục cải thiện chất lƣợng của các sản phẩm DLST đã kết hợp với các sản phẩm DL khác: DL làng nghề, ẩm thực dân gian, du lịch sông nƣớc, thác, hồ,...

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 114 - 117)