Yêu cầu chung trong phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 105 - 106)

3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch

3.1.1.1. Yêu cầu chung trong phát triển du lịch Việt Nam

Ngày 22 tháng 7 năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến

lƣợc phát triển DL Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến 2015". Về mục

tiêu phát triển DL trong chiến lƣợc quy định: "Phát triển DL trở thành một ngành

kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, .... Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 DL Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực." [30, tr.1].

Chiến lƣợc phát triển DL Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến 2015 là một trong những cơ sở quan trọng, cùng với các tiềm năng, các điều kiện cụ thể về tài nguyên DL, về cơ sở hạ tầng, tài chính và về nguồn nhân lực,... để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DL của các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Ngày 21 tháng 9 năm 2007, Bộ trƣởng Bộ Văn hoá Thể thao và DL đã ra Quyết định ban hành “Chƣơng trình hành động của ngành DL giai đoạn 2007-

2012”. Về xây dựng và phát triển sản phẩm DL, Chƣơng trình vạch rõ: “Xây dựng

chiến lược phát triển sản phẩm DL phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển DLST, nghỉ dưỡng, DL văn hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí…Tăng cường khảo sát, nghiên cứu các vùng, các địa phương để khai thác, phát hiện các nguồn tiềm năng cho xây dựng các sản phẩm DL độc đáo, đặc thù của các địa phương (văn hoá bản địa đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú...), xây dựng và phát triển các sản phẩm DL mạo

hiểm đặc thù của Việt Nam (lặn biển, leo núi, thám hiểm hang động...), tổ chức các cuộc đua, các hoạt động chuyên đề... để thu hút KDL” [35, tr.28].

Xu thế tất yếu trong chiến lƣợc phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Đƣờng lối phát triển DL quốc gia luôn quan tâm đề cập đến phát triển DLST bởi tính ƣu việt của nó. Vì thế, việc xây dựng các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng DLST trong phát triển DL ở VDLBTB phải phù hợp với chính sách phát triển DL quốc gia.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 105 - 106)