1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái
1.2.1.4. Sự an toàn tại điểm đến có tài nguyên du lịch sinh thái
Khi đi du lịch, sự an tồn về thân thể, tính mạng và tài sản của KDL phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy, mức độ đảm bảo an tồn cho du khách cũng là một tiêu chí đánh giá chất lƣợng của TNDL. Mức độ an toàn bao gồm cả hai mặt: tự nhiên và xã hội.
- Về mặt tự nhiên, mức độ khơng an tồn phản ánh ở mức độ nguy hiểm khi tham gia hoạt động DLST của KDL, thông thƣờng, mức độ nguy hiểm khi du lịch càng cao thì chất lƣợng TNDL càng giảm (trừ du lịch mạo hiểm). Những TNDL có địa hình phức tạp (Núi cao, biển có nƣớc xoáy ngầm, thác mạnh, sồng hồ suối sâu, nƣớc chảy xiết,...) làm tăng độ hấp dẫn của TNDL thì mức độ nguy hiểm thƣờng cao hơn, khi đó cần có phƣơng tiện bảo hộ cho KDL và có hệ thống cứu hộ tốt.
- Về mặt xã hội, mức độ an toàn phụ thuộc vào mức độ an ninh, an tồn xã hội (nạn trộm cắp, cƣớp giật, tình trạng chặt chém,...) ảnh hƣởng đến tính mạng, thân thể, tài sản và quyền lợi của KDL tại điểm đến. Điều này phụ thuộc vào trình độ quản lý xã hội của CQĐP cũng nhƣ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và hiệu quả của hoạt động giáo dục cộng đồng tại điểm đến.
1.2.1.5. Các tiêu chí khác phản ánh chất lượng của tài nguyên du lịch sinh thái
- Tính thời vụ của điểm du lịch càng cao càng bất lợi cho cả KDL và các nhà KDDL. Đối với KDL: Chất lƣợng dịch vụ thấp do phục vụ quá tải trong thời gian cao điểm và do tính khơng sẵn sàng (do giảm lao động) trong thời gian ngoài vụ. Đối với các nhà KDDL: gây khó khăn trong bố trí lao động (trong vụ thì thiếu lao động mà ngoài vụ lại thừa lao động), chi phí bảo dƣỡng ngồi vụ tăng làm
giảm hiệu quả kinh doanh và làm cho hiệu quả đầu tƣ thấp. Khi đó, khả năng thu hút các nhà đầu tƣ và thu hút KDL giảm hay chất lƣợng tài nguyên DLST giảm.
- Mức độ bền vững của tài nguyên DLST trong quá trình hoạt động, nếu tài nguyên DLST càng nhạy cảm, càng dễ bị phá hủy, xuống cấp thì mức độ thu hút sẽ giảm sút, chất lƣợng tài nguyên sẽ càng giảm theo.
Sự phối hợp giữa các tiêu chí trên sẽ là cơ sở để đánh giá chất lƣợng của một tài nguyên DLST, hay đánh giá sức thu hút của tài nguyên DLST đối với KDL và các nhà đầu tƣ. Đây căn cứ để xếp loại tài nguyên DLST, và kết quả xếp loại tài nguyên DLST theo chất lƣợng sẽ là căn cứ cho công tác quy hoạch đầu tƣ phát triển DLST tại các điểm du lịch cũng nhƣ của địa phƣơng hay vùng miền nào đó.
1.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái biểu hiện qua cơ cấu tài nguyên du lịch
Cơ cấu tài nguyên DLST là số loại tài nguyên DLST và vị trí của mỗi loại trong tồn bộ các tài nguyên DLST của một địa phƣơng hay một VDL. Có thể nghiên cứu cơ cấu tài nguyên DLST theo các tiêu chí: chất lƣợng tài nguyên DLST, loại hình tài nguyên DLST, theo tình trạng hoạt động du lịch tại điểm có tài nguyên DLST.
1.2.2.1. Cơ cấu theo chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái
Từ các tiêu chí đánh giá chất lƣợng của tài nguyên DLST, phối hợp giữa các tiêu chí có thể phân loại tài nguyên DLST theo 3 cấp độ chất lƣợng, đây cũng chính là các cấp độ tiềm năng DLST của tài nguyên đó. Có thể phân thành các cấp độ: Loại 1, loại 2 và loại 3. Trong đó:
- Tài nguyên DLST loại 1: Là những tài nguyên có sức thu hút rất cao, có tiềm năng DLST rất lớn, cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ khai thác để phát triển DLST
- Tài nguyên DLST loại 2: Là những tài nguyên có sức thu hút cao, có tiềm năng DLST lớn, cần đƣợc quy hoạch để phát triển DLST
- Tài nguyên DLST loại 3: Là những tài nguyên có tiềm năng DLST, có thể
Việc xếp tài nguyên DLST vào các cấp độ trên cũng mang tính tƣơng đối, trong mối tƣơng quan so sánh trong nội bộ lãnh thổ. Theo chất lƣợng của tài nguyên DLST, một vùng địa phƣơng hay một vùng du lịch có số lƣợng và tỷ lệ tài nguyên DLST loại 1 và loại 2 càng lớn thì tiềm năng DLST càng cao.
1.2.2.2. Cơ cấu theo loại hình tài nguyên du lịch sinh thái
Cơ sở để phân theo loại hình tài nguyên DLST là TNTN. Vì thực chất, VHĐP cũng đƣợc bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên mà ngƣời dân địa phƣơng cƣ trú. Vì vậy, có thể nghiên cứu cơ cấu tài nguyên DLST theo các loại sau:
- Tài nguyên DLST là rừng núi - Tài nguyên DLST là biển, đảo - Tài nguyên DLST là sông, hồ, suối - Tài nguyên DLST là làng quê tiêu biểu - ...
Nếu trong một vùng lãnh thổ, có càng nhiều loại tài nguyên DLST thì tiềm năng DLST càng lớn. Bởi trong một chuyến đi, KDL có thể đến với nhiều điểm DLST với các loại tài nguyên khác nhau để tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Các sản phẩm du lịch ở các điểm DLST khác nhau là khác nhau nên tránh đƣợc tình trạng trùng lặp, mức độ chi tiêu của KDL tại điểm này ít ảnh hƣởng đến mức độ chi tiêu tại điểm du lịch khác. Vì vậy, khả năng thu hút KDL đến vùng lãnh thổ, thu nhập xã hội từ hoạt động DLST sẽ tăng lên.
1.2.2.3. Cơ cấu theo tình trạng khai thác
Theo tiêu chí này, tiềm năng tài nguyên DLST đƣợc nghiên cứu theo 2 tình trạng: tiềm năng của những tài nguyên DLST chƣa khai thác và tiềm năng của những tài nguyên DLST đã và đang đƣợc khai thác nhƣng khai thác chƣa hợp lý.
(1) Tiềm năng của những tài nguyên DLST chƣa đƣợc khai thác:
Tài nguyên DLST chƣa đƣợc khai thác là những tài nguyên DLST cịn ngun sơ, chƣa có các hoạt động du lịch thực sự tại điểm, hoặc là chƣa từng có KDL đến tham quan hoặc là đã có KDL đến tham quan nhƣng hoàn toàn mang
tính tự phát, việc thỏa mãn các nhu cầu của KDL không thông qua các dịch vụ mà mang tính tự cung cấp. Điều này có thể do các nguyên nhân:
- Do tài nguyên DLST ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở,... nên chƣa có điều kiện để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cũng nhƣ thu hút đầu tƣ CSVCKT du lịch tại điểm. Trƣờng hợp này có thể đƣa vào quy hoạch dài hạn hoặc trung hạn để thu hút đầu tƣ nhằm khai thác tiềm năng DLST tại những tài nguyên DLST này.
- Có thể tài nguyên DLST rất có giá trị nhƣng những tiêu chí khác nhƣ tính an tồn, tính thuận lợi,... chƣa đảm bảo hoặc cơng tác tuyên truyền quảng bá chƣa đủ mạnh để huy động các nguồn lực xã hội đầu tƣ khai thác tài nguyên DLST. Trong trƣờng hợp này, cần có chiến lƣợc tuyên truyền quảng bá, có các chính sách ƣu tiên trong đầu tƣ (vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng xã hội), chính sách ƣu tiên thu hút đầu tƣ (giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp),... nhằm đầu tƣ khai thác tài nguyên DLST hợp lý.
- Cũng có thể chất lƣợng tài nguyên DLS chƣa đủ độ lớn để có thể thu hút đầu tƣ và thu hút KDL, khi đó cần ƣu tiên và có các chính sách hỗ trợ các nhà kinh doanh, hỗ trợ CĐDCĐP (về vốn, về đào tạo nguồn nhân lực, về tuyên truyền quảng bá,...) để khai thác hợp lý tài nguyên DLST.
(2) Tiềm năng của những tài nguyên DLST đã và đang đƣợc khai thác nhƣng khai thác chƣa hợp lý.
DLST ra đời và đã trở thành trào lƣu chung trên thế giới nhƣng thực tế, rất nhiều tài nguyên DLST đã và đang đƣợc khai thác nhƣng hoặc là qui mơ khai thác cịn nhỏ lẻ, hoặc là chƣa hội tụ đầy đủ các yếu tố của một điểm DLST. Có thể biểu hiện theo các trƣờng hợp sau:
Thứ nhất, hoạt động tại điểm du lịch đó dựa vào TNTN nhƣng chƣa gắn
với những giá trị VHĐP. VHĐP chính là cái mới, cái độc đáo mà KDL thích khám phá, chiêm ngƣỡng và trải nghiệm. Khi đến các điểm du lịch có TNTN hấp dẫn KDL chỉ dừng lại ở tham quan, ngắm cảnh là chủ yếu thì sẽ có những bất lợi sau: - KDL dễ nhàm chán, vì vậy thời gian lƣu lại của KDL ngắn, gây lãng phí nguồn lực (thời gian, kinh phí) cho việc đi lại của khách vì tài nguyên DLST thƣờng ở
những nơi xa xơi hẻo lánh. Làm nảy sinh tình trạng "ngại" đến điểm du lịch đó vì "khơng bõ cơng đi lại". Điều này khơng chỉ gây lãng phí cho khách mà cịn cịn làm giảm hiệu quả đầu tƣ của xã hội để xây dựng đƣờng giao thông đến điểm và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến.
- Mức độ chi tiêu của KDL thấp vì trong thời gian ngắn lƣu lại tại điểm, KDL khơng có "cơ hội" tiêu tiền do sản phẩm du lịch đơn điệu (chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh), vì vậy thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch là không cao, ý nghĩa kinh tế của hoạt động du lịch thấp.
Vì vậy, cần phải xác định trƣớc cái độc đáo, cái khác lạ về phong cảnh cũng nhƣ văn hóa khi hình thành một điểm DLST và tổ chức khai thác đồng thời cả hai khía cạnh trên kéo dài thời gian lƣu lại của khách và nâng cao thu nhập xã hội từ du lịch. Tuy nhiên trên thực tế, về cơ bản, VHĐP vẫn còn ở dạng tiềm năng mặc dù việc đầu tƣ khai thác tiềm năng này không quá nhiều.
Thứ hai, hoạt động du lịch tại điểm đã dựa vào TNTN và VHĐP nhƣng
chƣa thực hiện việc diễn giải, giáo dục mơi trƣờng, chƣa có những nỗ lực cho bảo tồn những giá trị tự nhiên và VHĐP. Sự nguyên sơ của tài nguyên DLST càng cao thì chất lƣợng tài nguyên DLST càng lớn. Nếu hoạt động du lịch không gắn với giáo dục bảo vệ môi trƣờng, không gắn với những nỗ lực bảo tồn đối với tất cả các đối tƣợng tham gia vào hoạt động du lịch thì đã trở thành loại hình du lịch khác (du lịch giải trí, nghỉ dƣỡng,...). Khi đó, mơi trƣờng có thể bị xâm hại, VHĐP có thể bị xói mịn do những tác động của du lịch thơng thƣờng và DLST vẫn ở dạng tiềm năng.
Thứ ba, hoạt động du lịch tại điểm có thể đã dựa vào TNTN và VHĐP, đã
có những đóng góp nhất định cho cơng tác giáo dục môi trƣờng và bảo tồn giá trị của TNDL, nhƣng sự tham gia của cộng đồng chƣa rõ nét, lợi ích của dân cƣ địa phƣơng chƣa thỏa đáng. Dân cƣ địa phƣơng là ngƣời gần gũi nhất, am hiểu nhất những giá trị của TNTN, họ có thể là ngƣời bảo vệ tài nguyên một cách trung thành nhất, hiệu quả nhất nếu họ đƣợc hƣởng lợi thỏa đáng từ tài ngun đó. Nhƣng cũng có thể chính họ có thể trở thành đối tƣợng phá hủy những giá trị thiên
nhiên nhanh nhất và mạnh nhất do mƣu sinh, hoặc do những sự bất hợp tác thậm chí là "thù địch" với những ngƣời làm du lịch và KDL - những ngƣời đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn họ từ TNTN đó.
Nhƣ vậy, tiềm năng DLST của một địa phƣơng bao gồm những tài nguyên chƣa đƣợc khai thác hoặc những tài nguyên đã và đang đƣợc khai thác nhƣng khai thác chƣa hợp lý. Vì vậy, việc khai thác tiềm năng DLST sẽ chú trọng đến cả hai trƣờng hợp: tổ chức khai thác hợp lý những tài nguyên DLST chƣa đƣợc khai thác và tổ chức lại hoạt động tại những điểm du lịch có tài nguyên DLST theo đúng nội dung và nguyên tắc của DLST.
1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái
Đánh giá tiềm năng DLST thƣờng đƣợc đánh giá theo địa phƣơng hay một vùng du lịch và đƣợc tiến hành theo 2 nội dung: đánh giá chất lƣợng của một số tài nguyên DLST cơ bản tại địa phƣơng đó và đánh giá tiềm năng DLST của một địa phƣơng hay một vùng du lịch. Thực chất, đánh giá tiềm năng DLST là đánh giá mức độ, khả năng thu hút đầu tƣ và thu hút KDL của từng tài nguyên DLST, của từng địa phƣơng hay một vùng địa phƣơng hay một vùng du lịch.
1.3.1. Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến và tác giả Phạm Hồng Long: "Đánh giá tiềm năng DLST là một việc làm khó và phức tạp vì có liên quan tới u cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con ngƣời rất khác nhau, đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy các nội dung và phƣơng pháp đánh giá phải khơng ngừng hồn thiện" [45, tr.26]
1.3.1.1. Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá tài nguyên du lịch
Cũng trong tác phẩm "TNDL" tác giả Bùi Thị Hải Yến và tác giả Phạm Hồng Long đã chỉ ra bốn phƣơng pháp đánh giá TNDL của các nhà nghiên cứu trƣớc đó, đó là:
- Phương pháp đánh giá theo tâm lý - thẩm mỹ: Phƣơng pháp đánh giá này thƣờng dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cƣ đối với các loại tài nguyên môi trƣờng du lịch thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội.
- Phương pháp đánh giá theo sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài
nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch nhằm định giá trị của TNDL. Phƣơng pháp đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của các loại TNDL đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch này sẽ cho kết quả khơng chính xác vì và các trung tâm du lịch.
- Phương pháp đánh giá theo kỹ thuật: Là việc sử dụng các tiêu chí, các
phƣơng tiện kỹ thuật để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng của TNDL nhằm xác định giá trị của TNDL đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống địa phƣơng hay một vùng du lịch nhất định.
- Phương pháp đánh giá theo kinh tế: là phƣơng pháp vận dụng các phƣơng pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tƣơng lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển du lịch.
Các phƣơng pháp đánh giá trên, nếu thực hiện một cách độc lập sẽ gặp phải những bất cập sau: Phương pháp đánh giá theo tâm lý - thẩm mỹ rất khó để đƣa ra một kết quả chính xác vì tiêu chí đánh giá rộng, đối tƣợng tham gia đánh giá không đồng đều về trình độ, về nhận thức và thói quen,... Phương pháp đánh giá theo sinh khí hậu cũng khó phù hợp với tất cả các loại tài ngun vì khí hậu là tài
nguyên đối với loại hình DL này lại có thể là rào cản đối với loại hình DL khác.
Phương pháp đánh giá theo kỹ thuật cũng chƣa cho ta kết quả chính xác vì từ giá
trị của TNTN đến giá trị xã hội và giá trị kinh tế của nó cịn có khoảng cách khá xa phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế xã hội liên quan.
Phương pháp đánh giá theo kinh tế, thực chất là việc vận dụng tổng hợp các
Do đó phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều hơn trong đánh giá TNDL. Vấn đề là việc xác định "các phƣơng pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tƣơng lai" nhƣ thế nào cho phù hợp.
Vì vậy, Luận án đề cập và giải quyết vấn đề phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên DLST. Trong kinh tế, có nhiều phƣơng pháp đánh giá TNDL, nhƣng có thể quy về hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính.
Phƣơng pháp định lƣợng trong đánh giá tài nguyên DLST là phƣơng pháp