Nguyên tắc phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 39 - 41)

Việc khai thác tiềm năng DLST phải đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, tức là đáp ứng nhu cầu của du khách và các đối tƣợng tại điểm đến du lịch đồng thời giữ gìn và tôn tạo các cơ hội cho tƣơng lai. Sự bền vững đƣợc phản ánh ở 3 mặt: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng.

Bền vững về mặt kinh tế là việc đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế ở hiện tại mà vẫn tạo cơ hội đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế trong tƣơng lai. Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm: lƣợng khách đến, thời gian lƣu lại của khách, mức độ chi tiêu của khách,

các chỉ tiêu này ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, mức thu nhập mà ngƣời dân địa phƣơng đƣợc thụ hƣởng từ hoạt động du lịch.

Sự bền vững về kinh tế đƣợc biểu hiện cụ thể qua việc duy trì và tăng trƣởng hợp lý của các chỉ tiêu kinh tế qua các thời kỳ trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của xã hội và các giá trị của TNTN.

Bền vững về mặt xã hội là sự phát triển và ổn đinh của xã hội, đƣợc biểu hiện thông qua nhiều tiêu chí:

- Sự phong phú và ổn định việc làm, ổn định và cải thiện thu nhập cho lao động ngành du lịch và cho cộng đồng dân cƣ.

- Giữ gìn, phát triển văn hoá theo hƣớng tích cực, văn minh, không lai căng, không bảo thủ, giữ vững những nét đẹp văn hoá truyền thống đồng thời thu nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Duy trì an ninh an toàn xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa KDL, các nhà quản lý kinh doanh với CĐDCĐP để tìm kiếm sự hợp tác của cộng đồng trong hoạt động DLST.

Sự bền vững về mặt xã hội sẽ tác động trở lại sự bền vững về kinh tế trên cơ sở tạo ra môi trƣờng du lịch an toàn, giữ gìn và tôn tạo những giá trị văn hoá bản địa, những thuần phong mỹ tục - một tài nguyên không thể thiếu trong hoạt động DLST, góp phần thu hút KDL để có thể mở rộng quy mô hoạt động DLST.

Bền vững về môi trƣờng là giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng ở dạng nguyên sơ càng lâu càng tốt, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Việc khai thác các giá trị TNTN phải hạn chế đến mức tối thiểu những tác động xấu đến môi trƣờng: hạn chế chặt cây để làm đƣờng và xây dựng các công trình, nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu ẩm thực, phải xử lý rác thải, nƣớc thải hợp lý tránh gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc,... Phải dự báo đƣợc những tác động tích cực và tiêu cực để có chiến lƣợc trong đầu tƣ, xây dựng và khai thác các công trình xây dựng hiệu quả, tránh tình trạng phải tốn kém để khắc phục hậu quả do làm phá vỡ hoặc suy giảm môi trƣờng.

Bền vững về môi trƣờng là điều kiện để gìn giữ và nâng cao giá trị của các tài nguyên DLST, nâng cao khả năng thu hút KDL, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ và thúc đẩy DLST. Vì vậy, bền vững về môi trƣờng, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội có mối tƣơng tác lẫn nhau, hỗ trợ nhau và là điều kiện để DLST phát triển.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)