Về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 70)

Nằm ở miền Trung Việt Nam, VDLBTB khá thuận lợi về giao thông với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sông,... tuy nhiên cũng còn có nhiều khó khăn, bất cập đối với du lịch và DLST.

Về đƣờng bộ, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chi ngân sách cho công tác bảo dƣỡng đƣờng còn ít nên chất lƣợng đƣờng vừa yếu lại vừa xuống cấp rất nhanh, địa hình có độ dốc cao, với đặc điểm nhiều sông suối, hệ thống cầu cống trong khu vực còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đối với giao thông đƣờng sắt, với chất lƣợng chung của đƣờng sắt Việt Nam còn thấp, mặc dù đã đƣợc đầu tƣ cải thiện nhƣng ƣu thế của đƣờng sắt trong hệ thống giao thông chƣa cao. Giao thông đƣờng biển cũng là thế mạnh của VDLBTB vì tất cả các tỉnh thành trong khu vực đều nằm trên vùng duyên hải. Các cảng biển Cửa Việt, Chân Mây, Tiên Sa, Sông Hàn, Kỳ Hà, Dung Quất,.. trong khu vực cho phép nối các tỉnh trong vùng, với các vùng khác trong nƣớc, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) có thể đón đƣợc các tàu du lịch lớn trên thế giới. Tuy nhiênn, quy mô các cảng còn nhỏ, độ sâu còn hạn chế, phƣơng tiện kỹ thuật chuyên chở còn lạc hậu nên ƣu thế của giao thông đƣờng biển chƣa thật sự đƣợc phát huy. Đƣờng hàng không, ngoài sân bay Quốc tế Đà Nẵng với năng lực giải toả khoảng 500 hành khách/giờ, sân bay Phú Bài có thể tiếp nhận đƣợc các máy bay cỡ nhỏ, còn lại các sân bay Chu Lai, Đông Hà, Đồng Hới,.. đang có kế hoạch nâng cấp, cải tạo. Do đặc điểm của các tài nguyên DLST là thƣờng nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh nên việc đầu tƣ cho hệ thống giao thông tới các điểm DLST lớn, khả năng tiếp cận của KDL còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn:

- Để đến cổng VQG Bạch Mã, xe 45 chỗ ngồi có thể dễ dàng tiếp cận, nhƣng chỉ có xe tối đa 16 chỗ ngồi có thể lên đỉnh Bạch Mã. Đỉnh Sơn Trà cũng chỉ có loại xe tối đa 14 chỗ ngồi có thể tiếp cận, vì vậy với lƣợng khách quốc tế đến bằng đƣờng biển nếu có chƣơng trình khám phá Sơn Trà thì sẽ là quá tải với lƣợng xe dƣới 16 chỗ ngồi của Đà Nẵng.

- Khu du lịch Bà Nà Hill có thể đón hàng nghìn KDL mỗi ngày thông qua hệ thống cáp treo hiện đại nhất Việt nam với 2 kỷ lục thế giới, nhƣng đầu tƣ hệ thống cáp treo tƣơng tự nhƣ Bà Nà Hill thì không dễ dàng.

- VQG Phong Nha Kẻ Bàng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ về hệ thống giao thông đƣờng bộ, xe du lịch lớn (đến 50 chỗ ngồi) có thể đến bến đò Phong Nha khá thuận tiện theo 2 con đƣờng huyết mạch Bắc Nam: Quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên để vào đƣợc VQG thì các phƣơng tiên đi lại chủ yếu là thuyền, ghe, còn việc sử dụng các loại xe ô tô rất khó khăn,...

Các điều kiện khác đều đã và đang đƣợc nâng cấp đảm bảo thuận lợi cho hoạt động DL. Hầu hết các địa phƣơng đã đƣợc cung cấp điện theo lƣới điện quốc gia, mạng lƣới hệ thống thông tin liên lạc đều đƣợc phủ khắp, dịch vụ internet phát triển mạnh, hệ thống cáp quang, tốc độ đƣờng truyền tƣơng đối nhanh và ổn định, số lƣợng điện thoại cố định và di động ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Các website của các địa phƣơng, của các ban ngành, các khu DL lớn đã đƣợc triển khai và hoà mạng, cung cấp nhiều thông tin bổ ích và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho KDL trong thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch bắc trung bộ việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)