2.2.2. Các điều kiện khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc
2.2.2.4. Về nguồn nhân lực du lịch
Cùng với sự lớn mạnh của ngành DL, nguồn nhân lực DL của Việt Nam nói chung và của VDLBTB nói riêng ngày càng lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng.
a. Về mặt số lƣợng lao động
Đối với ngành du lịch, số lƣợng lao động phản ánh khả năng sẵn sàng phục vụ KDL, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng phục vụ. Vì vậy, ngồi việc đánh giá sự phát triển về số lƣợng lao động cần phải đánh giá mức độ đảm nhiệm số lƣợt khách của một lao động giữa các phạm vị và thời gian.
Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch của từng địa phƣơng trong vùng trong mối tƣơng quan với cả nƣớc đƣợc biểu hiện qua bảng 2.8 sau:
Bảng 2.8. Số lƣợng lao động ngành du lịch các địa phƣơng VDLBTB qua các năm
Địa phƣơng Năm 2006 (Ngƣời) Năm 2007 (Ngƣời) Năm 2008 (Ngƣời) Năm 2009 (Ngƣời) Năm 2010 (Ngƣời) So sánh 2010/2006 Quảng Bình 1692 1811 1837 1891 1945 1.15 Quảng Trị 1350 1500 1690 1800 1868 1.38 TT Huế 5000 5300 6830 7150 8256 1.65 Đà Nẵng 4536 6154 6872 8531 9764 2.15 Quảng Nam 4321 5000 5641 6000 7243 1.68 Quảng Ngãi 2600 3400 4200 5000 5873 2.26 Toàn vùng 19499 23165 27070 30372 34949 1.79 Cả nƣớc 247500 317600 365400 372340 423787 1.71 (Nguồn: Tổng cục Du lịch và Sở VHTT&DL các tỉnh) Nhƣ vậy, nếu số lƣợng lao động trong ngành du lịch năm 2010 so với năm 2006 cả nƣớc tăng 71% thì VDLBTB tăng 79%. Trong đó, một số địa phƣơng có số lƣợng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng khá nhanh đó là Đà Nẵng, Quang Nam và Quảng Ngãi, ngoài ra lực lƣợng lao động gián tiếp phục vụ cho ngành du lịch cả nƣớc cũng tới hàng trăm nghìn ngƣời. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chun mơn thì mặc dù số lƣợng lao động du lịch đã tăng lên nhƣng
nguồn nhân lực du lịch của VDLBTB cũng trong tình trạng chung của nguồn nhân lực du lịch cả nƣớc đó là chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng.
Trên cơ sở so sánh giữa số ngày KDL trong năm (Giả sử số ngày lƣu trú bình quân của khách tới các địa phƣơng trong vùng là 1,35) với số lƣợng lao động trực tiếp trong ngành DL từ năm 2005 đến năm 2010 để tính số ngày khách bình qn mà một lao động ngành DL phải đảm nhiệm trong năm, đƣa về bảng 2.9 sau:
Bảng 2.9: Số ngày khách bình quân một nhân viên DL đảm nhận qua các năm:
Đơn vị tính: Ngày khách/nhân viên
Địa phƣơng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2010
Mức tăng giảm năm 2010 so với 2007 (+, -)
Quảng Bình 409 431 551 142
Quảng Trị 424 518 633 209
Thừa Thiên Huế 358 250 225 -133
Đà Nẵng 208 190 226 18
Quảng Nam 526 484 439 -87
Quảng Ngãi 81 79 74 -8
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết quả trên cho thấy, số lƣợng lao động ngành du lịch đang còn rất thiếu. Trong năm 2007, số lƣợng lao động thiếu trầm trọng ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam: Bình quân mỗi nhân viên ngành du lịch phải phục vụ cho trên 400 ngày khách. Đặc biệt tại Quảng Nam, con số này lên tới 526 ngày khách. Đến năm 2010, con số này ở Quảng Bình, Quảng Trị tiếp tục tăng khá cao, Tại Thành phố Đà nẵng cũng tăng lên những không đáng kể. Riêng Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi thì số ngày khách bình quân 1 nhân viên ngành du lịch phải đảm nhận trong năm giảm khá nhiều. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách, mặt khác.do cầu lớn hơn cung về số lƣợng lao động nên chất lƣợng lao động trong ngành du lịch còn rất hạn chế
Theo đánh giá chung của Tổng cục Du lịch thì chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch còn rất thấp. Mặc dù, công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong việc hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, bồi dƣỡng, tăng cƣờng kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch nhƣng cho đến năm 2009 thì tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch chỉ có 57% là đã qua đào tạo, còn lại 43% là lao động "tay ngang".Trong tổng số có 57% lao động đƣợc đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đƣợc quan tâm đào tạo, nhƣng số lƣợng ngƣời thông thạo không nhiều.
Nguồn nhân lực cho DLST đặc biệt ở chỗ sử dụng nhân lực địa phƣơng là chủ yếu. Những ngƣời dân bản địa mới là ngƣời hiểu sâu sắc về TNTN, về văn hoá địa phƣơng - một phần cuộc sống của họ, trong khi trình độ dân trí cịn thấp nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động còn hạn chế. Mặt khác, cộng đồng dân cƣ tham gia cịn mang tính tự phát, nên chất lƣợng tham gia của cộng đồng dân cƣ đối với việc diễn giải và bảo vệ tài nguyên DLST cũng nhƣ việc cung cấp những sản phẩm DLST có chất lƣợng còn rất khiêm tốn.
Nghiên cứu thực trạng lao động DL tại Quảng Trị, số lƣợng lao động làm việc trực tiếp trong các đơn vị kinh doanh DL chỉ chiếm khoảng 10% lực lƣợng lao động DL của toàn tỉnh. Nhƣ vậy, lực lƣợng lao động gián tiếp ngành DL chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 90%) chủ yếu là các bộ phận dân cƣ cung cấp các dịch vụ, hàng hoá phục vụ nhu cầu của KDL. Số liệu chi tiết trong bảng 2.10 sau đây:
Bảng 2.10: Số lƣợng và cơ cấu theo trình độ lao động ngành du lịch của tỉnh
Quảng Trị qua các năm:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 - Đại học và trên ĐH Số lƣợng 200 210 215 250 300
(Ngƣời) Tỷ trọng 1.5% 1.3% 1.3% 1.5% 1.8% - Cao đẳng, Trung cấp Số lƣợng (Ngƣời) 320 350 400 450 520 Tỷ trọng 2.4% 2.2% 2.5% 2.7% 3.1% - Đào tạo khác Số lƣợng (Ngƣời) 820 850 900 910 1000 Tỷ trọng 6.1% 5.4% 5.5% 5.5% 5.9%
- Chƣa qua đào tạo
Số lƣợng (Ngƣời) 12060 14450 14785 14980 15180 Tỷ trọng 90.0% 91.1% 90.7% 90.3% 89.3% Lao động ngành DL Số lƣợng (Ngƣời) 13400 15860 16300 16590 17000 (Nguồn: Sở VH TT & DL tỉnh Quảng Trị) Tỷ trọng lao động ngành du lịch đƣợc đào tạo chỉ chiếm 10% năm 2005 và 11% năm 2009, trong đó đƣợc đào tạo ở trình độ từ Trung cấp trở lên đã đƣợc nâng lên năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng với tốc độ cải thiện còn rất hạn chế (3,9% năm 2005 và 4,9% năm 2009).
Trình độ đội ngũ lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng DVDL. Tuy nhiên, với thực trạng đội ngũ lao động trong ngành du lịch hiện nay thì việc KDL chƣa hài lòng về đội ngũ, chƣa hài lòng về chất lƣợng dịch vụ là điều dễ hiểu. Kết quả điều tra KDL về đánh giá đội ngũ HDV tại các điểm DLST trong Phụ lục 23: Kết quả điều tra du khách về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên DLST cũng phản ánh điều này.
Theo kết quả nghiên cứu, lƣợng du khách rất hài lòng với đội ngũ HDV chỉ chiếm 3% trong tổng số khách trả lời, có 38% hài lịng và có tới 59% chƣa hài lịng. Trong đó, địa phƣơng đƣợc KDL đánh giá rất hài lòng và hài lòng cao nhất đó là: Quảng Nam (65%), Đà Nẵng (57%) và Thừa Thiên Huế (48%). Tỷ lệ chƣa
hài lòng của KDL cao nhất là ở các địa phƣơng Quảng Trị (86%), Quảng Bình (84%) và kết quả chung điều tra KDL ở VDLBTB tới 59%.
Nhƣ vậy, hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch nói chung và DLST nói riêng đang là vấn đề cấp bách, là vấn đề khó giải quyết trong thời gian ngắn. Một số đơn vị kinh doanh DLST đã chủ động tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình, một số đơn vị đã tìm đến các cơ sở đào tạo du lịch đặt vấn đề liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo du lịch vẫn chƣa có chƣơng trình đào tạo riêng cho DLST. Vì vậy, nguồn nhân lực có đủ khả năng cho phát triển DLST còn đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt là đội ngũ HDV DLST, vẫn là bài tốn khó mà các địa phƣơng, các đơn vị kinh doanh DLST cần quan tâm.
2.2.2.5. Các điều kiện khác
Ngoài những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng đã đƣợc đầu tƣ và khai thác thì hầu hết các địa phƣơng trong VDLBTB đều quan tâm đến việc đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hƣớng hiện đại hóa. Các dự án xây dựng các cơ sở lƣu trú cao cấp đang đƣợc triển khai tại nhiều địa phƣơng nhƣ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,… nhằm đáp ứng nhu cầu về lƣu trú đối với du khách quốc tế có khả năng thanh toán cao. Hàng loạt các dự án về các khu DLST đang đƣợc lập, gọi vốn đầu tƣ và triển khai tại các địa phƣơng.
Về tình hình dân cƣ, theo số liệu thống kê đến năm 2009, VDLBTB có mật độ dân số trong vùng là thấp so với các vùng khác. Tỷ lệ dân cƣ thành thị tăng lên có tác động đáng kể đến nhu cầu tham quan du lịch của dân cƣ. Tốc độ đơ thị hóa cao thì nhu cầu tìm đến những giá trị thiên nhiên và VHĐP ngày càng tăng. Đây cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của DLST trong vùng.
Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch là sự ổn định về chính trị, mức độ an toàn, an ninh đối với hoạt động DL và đó chính là mơi trƣờng xã hội. Trong những năm qua, phần lớn du khách, đặc biệt là KDL quốc tế đều có ấn tƣợng tốt đẹp về môi trƣờng xã hội và con ngƣời Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng.
Việt Nam đã có một số văn bản luật và dƣới luật quy định về việc sử dụng tài nguyên hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững, nhƣ: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 1991; Luật Bảo vệ môi trƣờng, năm 1994; Quy chế Bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xây dựng, năm 1999; Luật Thuỷ sản, Luật Xây dựng, năm 2003; Quy chế Quản lý rừng đặc dụng năm 2001; Quy chế Bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch năm 2003; Luật Du lịch, năm 2005 và Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật du lịch,... Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học có liên quan đã đƣa ra các tiêu chí xây dựng các khu du lịch, tiêu chí xây dựng các đơ thị du lịch, tiêu chuẩn quy hoạch ngành,…
Tuy nhiên, chƣa có quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nào cho xây dựng, thiết lập khu DLST, chƣa có những phân biệt rõ các loại hình khu DLST... và chƣa có chính sách quy định cụ thể về loại hình DLST. Vì thế, một bộ phận khơng nhỏ các “khu du lịch sinh thái” khơng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một khu DLST nhƣng vẫn "khốc áo" loại hình này để hoạt động kinh doanh, đánh lừa du khách thiếu thơng tin, kiến thức… làm ảnh hƣởng đến hình ảnh của DLST nhƣng khơng có sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây cũng là điểm khó khăn về hành lang pháp lý để khuyến khích loại hình DLST phát triển.
2.2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và các điều kiện khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ