Quy trình đối thoại chính sách và kiểm điểm kinh tế ASEAN+

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 48)

(ASEAN+3 Economic Review and Policy Dialogue Process)

Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác tài chính khu vực, cuộc họp các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 đã lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 4/1999 bên lề cuộc họp hàng năm của ADB. Trong cuộc họp vào tháng 11/1999 các bộ trưởng tài chính đã khẳng định sự cần thiết “tăng cường khả năng tự tài trợ và các cơ chế tài trợ ở Đông Á thông qua khuôn khổ ASEAN+3”. Tiếp theo đó, quy trình kiểm điểm kinh tế và đối thoại chính sách ASEAN+3 (ERPD) đã được đưa ra vào tháng 5/2000 với việc thúc đẩy đối thoại và phối kết hợp chính sách về những vấn đề tài chính - tiền tệ trên cơ sở những lợi ích chung. Quy trình này tập trung vào những vấn đề như quản lý rủi ro kinh tế vĩ mô, quản lý công ty, theo dõi sự di chuyển dòng vốn trong khu vực, củng cố hệ thống tài chính - ngân hàng, cải cách hệ thống tài chính quốc tế và thúc đẩy việc thiết lập một hệ thống tự tài trợ ở Đông Á.

Cuộc họp kiểm điểm ngang hàng đầu tiên trong khuôn khổ ERPD ASEAN+3 đã được thực hiện vào tháng 5/2000 bên lề cuộc họp hàng năm của ADB. Sau đó, các cuộc họp kiểm điểm kinh tế phi chính thức và đối thoại chính sách đã được thực hiện tại Hội nghị các Thứ trưởng tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFDM+3) và Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (AFMM+3).

Nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động của ERPD, các nước ASEAN+3 đã quyết định thành lập Nhóm Nghiên cứu tại Honolulu ngày 9/5/2001. Nhiệm vụ của Nhóm là khảo sát các biện pháp để tăng cường hiệu quả của ERPD. Nhật Bản và Malaysia là đồng chủ tịch Nhóm Nghiên cứu và các thành viên của Nhóm, trên cơ sở tự nguyện, sẽ bao gồm các nhân viên tài chính và ngân hàng trung ương từ các nước ASEAN+3.

Hội nghị của Nhóm nghiên cứu ASEAN+3 được tổ chức lần đầu tiên tại Kuala Lumpur vào 22/11/2001. Tại đây, Ngân hàng Negara Malaysia và Bộ Tài chính Nhật Bản đã giới thiệu một chương trình hành động gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là tăng cường quá trình kiểm điểm kinh tế và đối thoại chính sách đã có giữa các nước ASEAN+3 (từng bước chính thức hóa ERPD) và giai đoạn 2 là xây dựng một cơ chế đối thoại chính sách mới mạnh hơn. Hội nghị này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước thành viên trong khu vực.

Ngày 02/4/2002, Hội nghị Nhóm Nghiên cứu ASEAN+3 đã được tổ chức lần thứ hai tại Myanmar. Hội nghị đã tập trung thảo luận về phương thức xây dựng một cơ chế đối thoại chính sách mạnh hơn do Malaysia đề xuất. Theo phương án này của Malaysia, khu vực cần thành lập hoặc chỉ định một nhóm hoặc một tổ chức để thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động của ERPD. Tổ chức này có thể được xây dựng thông qua việc:

- Phát triển Ban thư ký ASEAN

- Sử dụng một tổ chức đã tồn tại như các tổ chức đa phương khu vực, các trường đại học và

Với bất kỳ lựa chọn nào thì các nước ASEAN+3 cũng sẽ sử dụng các đánh giá của tổ chức này nhưng khi thực hiện việc kiểm điểm ngang hàng tại AFDM+3 và không công bố công khai.

Tuy nhiên, đề xuất này đã không được thông qua. Các nước ASEAN+3 chỉ đồng ý thể chế hóa hội nghị các thứ trưởng ASEAN+3 để kiểm điểm và đối thoại chính sách phi chính thức chứ chưa sẵn sàng cho việc thiết lập một bộ phận giám sát và kiểm soát độc lập thực sự tại khu vực.

Vì vậy, cũng giống như AASP, ASEAN+3 ERPD chưa thực sự có được hiệu quả như mong muốn. Hiện tại, không có ban thư ký nhằm trợ giúp cho hoạt động của quy trình cũng như chưa có thể chế (ngoài ADB) cung cấp đầy đủ dữ liệu cho quy trình.

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)