Mua lại giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
Bên cạnh việc mở rộng ASA, trong cuộc họp cấp cao ASEAN +3 tại Chiang Mai, tháng 11 năm 2000, 3 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán về Các Thoả thuận Hoán đổi Song phương (BSA) với ASEAN. Theo các nước này, BSA là phương tiện tài chính được thiết lập nhằm cung cấp các thể thức tài trợ ngắn hạn (tiền mặt) dưới dạng hoán đổi Đô la Mỹ với các đồng tiền nội địa của các nước tham gia thoả thuận. Cuộc họp cũng đã thoả thuận về khuôn khổ và những nguyên tắc cơ bản của các BSA bao gồm cả việc kết nối với IMF, thời hạn và lãi suất. Chẳng hạn,
1
Quy định “các đối tác bằng nhau” của ASA có nghĩa là các nước thành viên của ASA phải cung cấp một lượng hoán đổi bằng nhau để tài trợ cho nước thành viên khác có nhu cầu hoán đổi.
2
Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, IMF và các nước cho vay khác đã tài trợ cho Philippin 1 tỷ USD, Thái Lan 17,2 tỷ USD, Indonesia 42,3 tỷ USD và Hàn Quốc là 58,4 tỷ USD
các nước có thể vay tiền mặt có thế chấp bởi các đồng tiền nội địa với sự đảm bảo của chính phủ, chứ không phải thế chấp bằng trái phiếu kho bạc Mỹ. Thời hạn hoán đổi là 90 ngày, được gia hạn tối đa 7 lần và với mức lãi suất tương đương với lãi suất Libor cộng với 150 điểm phần trăm cho lần rút vốn đầu tiên và lần gia hạn đầu tiên. Sau đó, điểm gia tăng sẽ tăng thêm 50 điểm phần trăm trong các đợt gia hạn thứ hai, thứ tư và thứ sáu nhưng không được quá 300 điểm phần trăm. Khác với ASA, lượng tiền tối đa có thể rút ra dưới mỗi BSA được xác định tùy thuộc vào hợp đồng giữa các bên và việc đàm phán về các BSA được thực hiện song phương trên cơ sở các nguyên tắc đã được thống nhất.
Hệ thống BSA của CMI gồm 3 nhóm hay 3 bên hợp đồng tham gia: một là giữa các nước Đông Bắc Á với nhau, hai là giữa các thành viên ASEAN với nhau và ba là giữa ba nước Đông Bắc Á và các thành viên của ASEAN. Trong đó, các BSA lại bao gồm các thỏa thuận hoán đổi một chiều và hai chiều. Trong các hoán đổi một chiều, một bên hợp đồng là nước cung cấp hoán đổi còn bên kia là nước yêu cầu hoán đổi. Ví dụ, Trung Quốc, Nhật Bản là các nước ký thỏa thuận hoán đổi một chiều với ASEAN (nghĩa là chỉ có năm nước ASEAN là được rút vốn còn Trung Quốc và Nhật Bản không yêu cầu các khoản hỗ trợ tài chính từ các thành viên của ASEAN). Trong các hoán đổi hai chiều, các bên hợp đồng có thể là nước cung cấp hoán đổi và là nước yêu cầu hoán đổi.
Mỗi một thỏa thuận hoán đổi được chia làm 2 phần. Thứ nhất là phần tiêu chuẩn, ở phần này các nước yêu cầu hoán đổi có thể tự động rút một khoản vốn (10% lượng vốn góp) mà không cần sự đồng ý của IMF. Điều này cũng có thể so sánh với phần dự trữ hợp lý của IMF. Thứ hai là phần vốn điều kiện, phần vốn này phải được sự đồng ý bởi cơ chế tự quyết định của NBSA và nó có thể so sánh với phần tín dụng điều kiện của IMF.
Cho đến tháng 5/2004, vòng đầu tiên của CMI đã được hoàn thành bằng việc ký kết 16 BSA với tổng giá trị là 36,5 tỷ đô-la (bảng 2.5). Trong đó, Nhật Bản đã ký 7 thỏa thuận với Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonexia, Malayxia, Philippin, Thái Lan và Singapore; Trung Quốc đã ký 5 thỏa thuận với Hàn Quốc,
Indonexia, Malayxia, Philippin và Thái Lan; Hàn Quốc đã ký 5 thỏa thuận với Trung Quốc, Indonexia, Malayxia, Philippin và Thái Lan. 3 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã ký các BSA với nhau.
Bảng 2.5: Tiến trình ký kết các thoả thuận hoán đổi song phương trong khuôn khổ sáng kiến Chiang Mai (tính đến 30/5/2004)
BSA Các đồng tiền Ngày ký Quy mô
(tỷ USD)
Nhật Bản - Hàn Quốc USD - Won (một chiều) 04/7/2001 71
Nhật Bản - Thái Lan2
USD - Baht (một chiều) 30/7/2001 3
Nhật Bản – Philippin USD - Peso (một chiều) 27/8/2001 3
Nhật Bản – Malaysia USD - Ringgit (một chiều) 5/10/2001 3.5
Nhật Bản - Trung Quốc Yên - NDT (hai chiều) 28/3/2002 3
Nhật Bản - Inđônêxia USD-Rupiah (một chiều) 17/2/2003 3
Trung Quốc - Hàn Quốc Won - NDT (hai chiều) 24/6/2002 2
Hàn Quốc - Thái Lan USD-Won hoặc USD- Baht (hai chiều) 25/6/2002 1
Hàn Quốc – Malaysia USD-Won hoặc USD-Ringgit
(hai chiều) 26/7/2002 1
Hàn Quốc – Philippin USD-Won hoặc USD-Peso (hai chiều) 09/8/2002 1
Trung Quốc - Thái Lan USD - Baht (một chiều) 6/12/2001 2
Trung Quốc – Malaysia USD - Ringgit (một chiều) 9/10/2002 2
Trung Quốc – Philippin USD - Peso (một chiều) 29/8/2003 1
Nhật Bản – Singapore USD - đô la Sing (một chiều) 10/11/2003 1
Trung Quốc - Inđônêxia Rupiah - NDT (một chiều) 30/12/2003 1
Hàn Quốc - Inđônêxia USD - Won hoặc USD - Ringgit
(hai chiều) 03/12/2003 1
1
Lượng USD này bao gồm cả lượng USD được ký kết trong khuôn khổ sáng kiến Miyazawa: 5 tỷ USD cho Hàn Quốc và 2.5 tỷ USD cho Malaysia
2
Hợp đồng đã hết hạn. Hai nước đang đàm phán để ký kết BSA hai chiều
Nguồn: Yung Chul Park, Beyond the Chiang Mai Initiative: Prospects for Regional Financial and Monetary Integration in East Asia, 2004
Bên cạnh việc thiết lập NBSA, CMI cũng đề cập tới việc xây dựng các Thoả thuận Mua lại (Repo) giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc. Theo đó, các thỏa thuận mua lại song phương được sử dụng nhằm cung cấp phương tiện thanh khoản ngắn hạn cho các thành viên tham gia thông qua việc bán và mua lại những chứng khoán phù hợp. Đó là các trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc Mỹ với thời hạn còn lại không quá 5 năm và chứng khoán chính phủ của nước đối tác trong khuôn khổ thỏa thuận mua lại. Đặc điểm cơ bản của các thỏa thuận mua lại là nó được thông qua lần cuối cùng qua các đàm phán song phương giữa các bên tham gia hợp đồng. Thời hạn của thỏa thuận mua lại là một tuần nhưng có thể mở rộng bằng thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Lượng tiền tối thiểu cho mỗi giao dịch mua lại là 5% tổng giá trị của thỏa thuận mua lại. Trong mỗi giao dịch mua lại, người mua sẽ có được số dư là 102% Trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc Mỹ hoặc 105% trái phiếu chính phủ của nước đối tác.
Giống như việc mở rộng ASA, thông qua việc thiết lập NBSA và Repo giữa các nước ASEAN+3, CMI đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng đối với thị trường tài chính về khả năng trợ giúp tín dụng ngắn hạn một khi sự thiếu hụt xảy ra. Nhưng khác với ASA, do một tỷ trọng lớn tài trợ được gắn liền với các điều kiện của IMF cũng như lãi suất được áp dụng là lãi suất luỹ tiến trong NBSA nên phương thức tài trợ này còn giảm thiểu được hiệu ứng rủi ro đạo đức - một trong những cản trở khiến sáng kiến thành lập quỹ tiền tệ châu Á năm 1997 không được ủng hộ. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm tính kịp thời của tài trợ. Hơn thế nữa, lượng tài trợ ban đầu rất nhỏ (10%) và khó có thể đối phó ngay được với sự di chuyển mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân trong điều kiện hiện nay.
Bên cạnh đó, theo các thỏa thuận hiện tại của CMI, bất kỳ quốc gia nào muốn nhận được sự hỗ trợ ngắn hạn trong NBSA đều phải thảo luận kế hoạch sử dụng của mình với từng nước cung cấp hoán đổi. Do vậy, nếu có nhiều thành viên từ chối cung cấp hoán đổi hoặc các nhà cung cấp hoán đổi yêu cầu thời hạn và điều kiện khác nhau thì CMI không thể trở thành một hệ thống cung cấp tài trợ hiệu quả.
2.2.2.3. Đề xuất thiết lập Thỏa thuận tài trợ khu vực và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ở Đông Á