Quỹ trái phiếu Châ uÁ

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 64)

Trên cơ sở ABMI, năm 2003, mười một NHTW của Đông Á và Thái Bình Dương thuộc EMEAP (Diễn đàn các NHTW Đông Á và Thái Bình Dương) gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Australia, và New Zealand đã thành lập Quỹ trái phiếu Châu Á (ABF) I và II.

ABF I được thành lập vào tháng 6 năm 2003 với số vốn ban đầu khoảng 1 tỷ đô la Mỹ do 11 NHTW EMEAP đóng góp. ABF I chỉ đầu tư vào các trái phiếu được định danh bằng đô la Mỹ do chính phủ của tám nền kinh tế EMEAP phát hành (Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Philippin, Malaysia, Singapore và Thái Lan).

Sự ra đời ABF I đã tạo ra các nhà đầu tư và phát hành vòng thứ hai tham gia vào các thị trường trái phiếu Châu Á, mở rộng cơ sở đầu tư và tăng mức thanh khoản của các thị trường đồng thời thể hiện nỗ lực hợp tác trong việc phát triển thị trường chứng khoán khu vực của các nước Đông Á.

Sau thành công của ABF 1, tháng 4 năm 2004, đề cương chi tiết của ABF 2 đã được EMEAP trình bày. ABF 2 bao gồm hai thành phần (hình 2.7): Một là, Quỹ Chỉ số Trái phiếu Pan-Asian (PAIF). Đây là quỹ chỉ số trái phiếu chỉ đầu tư vào các trái phiếu được định danh bằng các đồng tiền của các nền kinh tế EMEAP. Hai là, Quỹ của các Quỹ trái phiếu (FoBF). Đây là một quỹ hai bậc gồm một quỹ gốc đầu tư và các quỹ phụ quốc gia (sub-funds). Các quỹ này bao gồm các trái phiếu được định danh bằng các đồng tiền địa phương được phát hành tại các nền kinh tế EMEAP.

Các NTTW

EMEAP

Quỹ chỉ số trái phiếu Pan-Asia (PAIF)

Quỹ phụ quốc gia

Quỹ phụ

quốc gia Quỹ phụ quốc gia

Các trái phiếu cơ bản

Các quỹ dành cho đầu tư từ khu vực tư nhân và công cộng

Hình 2.7. Thiết kế của ABF2

ABF2

Quỹ của các quỹ trái phiếu (FoBF) Quỹ gốc

Với một quy mô nhỏ, tác động của ABF 1 tới thị trường các trái phiếu đô la của các chính phủ Đông Á là không nhiều hay nói cách khác là rất ít. Bên cạnh đó, do ABF 1 chỉ đầu tư vào các chứng khoán được định danh bằng đô la Mỹ nên nó không thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợ của các nhà phát hành trái phiếu khi một đồng tiền nội địa của Châu Á bị giảm giá đột n gột, như trường hợp đã xảy ra với đồng bath Thái và đồng won Hàn Quốc năm 1997 (sai lệch về tiền tệ). Ngoài ra, do các nhà đi vay Châu Á thường có xu hướng sử dụng đồng tiền để đầu tư dài hạn còn những người cho vay nước ngoài lại có xu hướng cho vay các khoản đầu tư ngắn hạn nên các ngân hàng nước ngoài sẽ rút tiền khỏi quỹ và gây khó khăn cho những nhà kinh doanh nội địa khi xảy ra khủng hoảng (sai lệch về thời hạn).

Chính vì vậy, việc thành lập ABF II có thể tăng đầu tư vào các trái phiếu nội địa Châu Á. Hiện nay, nhu cầu tư nhân về các trái phiếu Châu Á được định danh hoặc bằng đồng tiền địa phương hoặc các đồng tiền quốc tế vần còn cao. Vì vậy, các nhà quản lý ABF II sẽ không can thiệp vào trái phiếu được định danh bằng đồng tiền địa phương ở Châu Á. Bên cạnh đó, ABF II còn có thể là một cơ chế tài trợ cho các thâm hụt tài khóa của một số nước thành viên bằng các thành viên khác thuộc EMEAP. Ngoài ra, hoạt động đầu tư của ABF II có thể ảnh hưởng đến các chính sách trao đổi ngoại hối và lãi suất của các thành viên EMEAP, những nước mà trái phiếu của họ chỉ được Quỹ này mua và bán nên nếu lượng bán hoặc mua tương ứng là nhỏ, hoạt động của Quỹ có thể đưa ra các dấu hiệu sai lầm về các thị trường tài chính. Điều này đi ngược lại với mong muốn của các NHTW EMEAP.

Tóm lại việc xây dựng quỹ trái phiếu và phát triển thị trường trái phiếu khu vực đã đa dạng hoá nguồn tài trợ và giúp các nước trong khu vực giảm thiểu được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng cũng như dòng vốn ngắn hạn từ bên ngoài trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm khu vực lớn. Đặc biệt, sự phát triển của thị trường trái phiếu được định danh bằng đồng tiền nội địa trong khu vực đã giúp các nước tránh được vấn đề sai lệch kép: sai lệch thời hạn và sai lệch tiền tệ (the mismatch of maturity and currency), vốn là vấn đề trung tâm của

khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á 1997-1998. Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn của thị trường trái phiếu khu vực, Đông Á còn cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của khu vực này.

2.3. Những cản trở đối với cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á

2.3.1. Chênh lệch phát triển lớn giữa các nước trong khu vực

Thách thức lớn nhất trong khu vực hiện nay là các nền kinh tế trong khu vực có sự khác biệt và không đồng nhất về tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, độ mở của nền kinh tế và mức độ thu hút FDI (bảng 2.8). Sự khác biệt và không đồng nhất này tạo ra những khó khăn cho việc thỏa thuận phối hợp chính sách.

Tuy các nước Đông Á đã có chu kỳ kinh doanh tương đối giống nhau (xem chương trước) nhưng trong khu vực vẫn có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng GDP. Trung Quốc vẫn dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng với mức tăng bình quân là trên 9% hàng năm. Trong khi đó nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa phục hồi, tốc độ tăng trưởng dưới 2,5% / năm. Chính vì vậy, mỗi nước sẽ

Bảng 2.8a: Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) của các nƣớc Đông Á

có các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau để đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nước trong việc phối hợp chính sách để đạt được các mục tiêu hợp tác tài chính - tiền tệ dài hạn.

Bên cạnh sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng GDP, các nước Đông Á còn rất khác biệt nhau về mức thu nhập bình quân đầu người. Điều này thể hiện Đông Á là khu vực có các nền kinh tế đa dạng, bao gồm từ những nước có nền kinh tế hiện đại với mức thu nhập bình quân đầu người cao (Nhật Bản, Singapore) đến những nước nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp (Campuchia, Lào). Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người ở Châu Á năm 2004 giữa nước giàu nhất là Nhật Bản (37180 USD) và nước nghèo nhất là Campuchia (320 USD) lên tới 116 lần.

Bảng 2.8b: GNI bình quân đầu ngƣời (USD)

Nƣớc 2000 2001 2002 2003 2004 Campuchia 280 280 290 300 320 Trung Quốc 840 900 970 1.100 1.290 Indonesia 590 710 830 940 1.140 Nhật Bản 35.280 35.780 33.650 34.190 37.180 Hàn Quốc 9.790 10.580 11.270 12.050 13.980 Lào 280 310 320 340 390 Malaysia 3.390 3.410 3.550 3.880 4.650 Philippines 1.030 1.030 1.020 1.060 1.170 Sing apo re 22.890 21.240 20.730 21.410 24.220 Thái Lan 2.010 1.980 2.000 2.190 2.540 Việt Nam 380 410 430 480 550

Source: World Development Indicators database

Độ mở cửa thương mại hay tỷ trọng ngoại thương trên GDP của các nước Đông Á cũng rất khác nhau. Bên cạnh một số nước có mức độ mở cửa thương mại lớn như Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan vẫn còn có một số nước có độ mở thương mại thấp như Nhật Bản, Lào, Indonesia. Thực tế này phản ánh vai trò ngoại thương của các nước trong khu vực là rất khác nhau. Điều

này sẽ gây khó khăn cho các nước trong việc phối hợp chính sách đặc biệt là việc phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái.

Bảng 2.8c. Độ mở thương mại và đầu tư nước ngoài ròng vào các nước Đông Á

Nƣớc Độ mở thƣơng mại (% GDP) Đầu tƣ nƣớc ngoài ròng (tr. USD) 2000 2001 2002 2003 2000 2001 2002 2003 2004 Campuchia 71 74 77 81 149 149 145 87 .. Trung Quốc 44 43 49 60 38399 44241 49308 53505 .. Indonesia 64 61 51 45 -4550 -3278 -1513 -597 .. Nhật Bản 18 18 19 20 8227 6191 9087 6238 7805 Hàn Quốc 65 60 58 62 9283 3528 2392 3222 8189 Lào 51 49 42 43 34 24 25 19 .. Malaysia 200 184 182 175 3788 554 3203 2473 .. Myanmar .. .. .. .. 258 210 191 134 .. Philippines 101 94 95 94 1345 989 1792 319 .. Singapore 298 280 274 298 17220 15003 5653 11431 .. Thái Lan 107 110 105 109 3366 3892 953 1949 .. Việt Nam 97 95 101 115 1298 1300 1400 1450 ..

Source: World Development Indicators database

Ngoài ra, dòng vốn FDI ở Đông Á cũng rất không cân đối. Theo bảng trên, Trung Quốc vẫn là nước tiếp nhận vốn nước ngoài nhiều nhất trong khu vực Đông Á. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước thu hút được ít vốn FDI là Lào, Campuchia thậm chí ở Indonesia, dòng vốn FDI lại bị chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư trong nội bộ các nước Đông Á cũng chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn như năm 2000, ¼ lượng FDI vào Malaysia là từ Singapore, đưa Singapore trở thành nước đầu tư lớn nhất của Malaysia. Điều này thể hiện chiến lược đầu tư của các nước trong khu vực là không đồng nhất và các quốc gia sẽ cạnh tranh với nhau để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố bất lợi cho quá trình phát triển hợp tác tài chính tiền tệ ở Đông Á.

Tóm lại, chênh lệch trình độ phát triển lớn giữa các nước thành viên là một thách thức lớn cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Á. Thách thức này đòi hỏi các nước Đông Á phải có quyết tâm cao để xây dựng được một Liên minh tiền tệ trong tương lai.

2.3.2. Vấn đề nước đứng đầu

Thách thức thứ hai cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ khu vực là hiện tại Đông Á không có người lãnh đạo chính trị nào đủ mạnh để dẫn đầu khu vực đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các nước thành viên và là trung gian hòa giải các lợi ích khác nhau của các nước thành viên. Điều này là do các quốc gia có sự khác biệt về hệ thống chính trị và không có quốc gia nào nhận được niềm tin tưởng tuyệt đối của khu vực. Đông Á không có nền kinh tế nào đóng vai trò chi phối như Mỹ ở phía tây bán cầu, cũng như không có bất kỳ mối quan hệ lưỡng cực nào như sự liên minh Pháp - Đức ở Châu Âu.

Trung Quốc và Nhật Bản được coi là 2 ứng cử viên giữ vai trò lãnh đạo trong khu vực nhưng cho đến nay, hai nước này vẫn chưa thống nhất được với nhau về nhiều vấn đề đặc biệt là trong việc mở rộng và thống nhất các BSA với tư cách là một thể chế khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nhật Bản còn có các mối quan tâm khác nhau, do đó hai quốc gia này có các chiến lược liên kết kinh tế khác nhau ở Đông Á.

Đối với Trung Quốc, liên kết kinh tế với 10 nước ASEAN, các nước Nam Á và Trung Á có vai trò quan trọng cả về kinh tế và địa - chính trị hơn là hợp tác tài chính hay tự do thương mại với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Trung Quốc có đường biên giới với Nga và rất nhiều quốc gia ở Nam Á, Trung Á, và một số quốc gia của ASEAN. Do đó, một điều hiển nhiên là Trung Quốc mong muốn mở rộng và tăng cường các mối quan hệ về thương mại và tài chính với các nước láng giềng. Trên thực tế, vì lý do này, Trung Quốc đã tranh thủ ký kết hiệp định thương mại tự do với ASEAN và tham gia vào Hiệp định thương mại Bangkok tháng 11 năm 2001 về thương mại tự do bao gồm cả Hàn Quốc và các nước Nam Á (Bangladeshi, Ấn Độ, Lào và Sri Lanka). Ở Trung Á, Trung Quốc cũng giữ

vai trò lãnh đạo trong việc thành lập nhóm đa phương khu vực đầu tiên - Tổ chức Hợp tác Thượng Hải4. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã mở rộng số lượng và tăng cường các mối quan hệ song phương với các nước khác, tham gia vào nhiều hiệp ước thương mại và an ninh, tăng cường vai trò của mình trong các tổ chức đa phương quan trọng và góp phần giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.

Tuy Trung Quốc có lực lượng quân đội mạnh trên thế giới nhưng quốc gia này vẫn là một nước kinh tế đang phát triển với lỗ hổng lớn cần thu hẹp về công nghệ so với Nhật Bản. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa thể bắt kịp Nhật Bản để trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chính sự khác biệt về kinh tế và tình hình quân sự của hai quốc gia này cho thấy thậm chí nếu hai quốc gia có thể vượt qua các vấn đề trong quá khứ thì Trung Quốc và Nhật Bản vẫn khó làm việc với nhau như là các đối tác cân bằng cho quá trình liên kết khu vực ở Đông Á.

Đối lập lại, Nhật Bản lại không thể tuyên bố rõ ràng các mối quan tâm chiến lược của mình ở Đông Á. Nhật Bản đang là nước đứng đầu trong việc hỗ trợ hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Á, nhưng mong muốn của Nhật Bản với Đông Á không hoàn toàn rõ ràng. Có ý kiến cho rằng, Nhật Bản không quan tâm đến các hiệp định thương mại tự do và tài chính ở Đông Á. Thay vào đó, Nhật Bản lại chú trọng thảo luận với các nước Đông Á khác về các hiệp định khu vực nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là nền kinh tế lớn nhất khu vực. Rất nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng Nhật Bản tích cực tham gia vào liên kết kinh tế khu vực do nhu cầu duy trì vị trí đứng đầu truyền thống của mình.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Nhật Bản cũng đang gặp phải khó khăn bởi suy thoái kéo dài hai thập kỷ và do đó, Nhật Bản chưa có khả năng cấu trúc lại nền kinh tế. Đối với việc hỗ trợ tài chính cho khu vực, ngoại trừ Nhật Bản, trong khu vực hiện không có quốc gia nào kể cả Trung Quốc sẵn sàng tăng -lượng tiền cho

4

Được thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài và phi quân sự hóa các biên giới quốc gia, tổ chức này hiện đang hợp tác nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và tăng cường thương mại khu vực giữa Nga,

vay trong các thỏa thuận hoán đổi song phương của họ với các đối tác khác. Nhật Bản có thể tăng số tiền hoán đổi với các nước ASEAN và Hàn Quốc (giả định là Trung Quốc sẽ không yêu cầu hoán đổi từ Nhật Bản) khiến cho CMI trở thành một hệ thống tài chính được tín nhiệm. Tuy nhiên, do những nhà cầm quyền Nhật Bản không nhận được sự đảm bảo chắc chắn rằng các khoản cho vay ngắn hạn của họ sẽ được hoàn trả, nên Nhật Bản không sẵn sàng trong việc mở rộng và thể chế hóa CMI với tư cách là nước dẫn đầu. Các vấn đề này cộng với việc thiếu chiến lược cho sự phát triển Đông Á đã làm suy yếu khả năng lôi kéo các nước Đông Á cùng tham gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực của Nhật Bản.

Chính vì những lý do trên nên cho đến nay Nhật Bản và Trung Quốc chưa thể trở thành nhà lãnh đạo quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ ở Đông Á.

2.3.3. Sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do song phương giữa các nước Đông Á và các đối tác bên ngoài

Khủng hoảng kinh tế 1997-1998 tại Đông Á đã buộc các nước trong khu vực phải tìm kiếm các động lực cải cách và tăng trưởng mới, chuyển hướng chính sách kinh tế đối ngoại sang liên kết khu vực và song phương.

Để tăng trưởng, đa số các nền kinh tế Đông Á, mà tiêu biểu là Hàn Quốc,

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)