2.2.3.1. Sáng kiến xây dựng thị trường trái phiếu khu vực (ABMI)
Sau khủng hoảng Đông Á năm 1997-1998, rất nhiều quốc gia trong khu vực đã ưu tiên cải cách tài chính nội địa để phát triển các thị trường vốn nội địa
nhằm tăng cường hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở tài chính trong khu vực (bảng 2.6).
Bảng 2.6. Cơ cấu tài chính của các nền kinh tế Châu Á và một số nước trong năm 1995 và 2003 (Tính theo % tổng tài chính) Nước/ Nền kinh tế 1995 2003 Các khoản nợ ngân hàng Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Các khoản nợ ngân hàng Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Hồng Kông 39,6 55,6 4,8 23,3 69.7 7.0 Indonesia 60,2 38,0 1,8 42,9 51.3 5.8 Hàn Quốc 44,6 29,4 26,1 45,7 23.9 30.4 Malaysia 22,4 65,3 12,4 29,7 47.9 22.4 Philippines 30,1 64,9 4,9 47,9 47.3 4.7 Singapore 31,5 60,0 8,4 32,5 47.5 20.0 Đài Loan 62,9 31,2 5,9 42,5 43.1 14.4 Thái Lan 50,8 43,9 5,3 38,3 40.2 21.5 Tổng cộng 45,0 44,5 10,6 36,8 44.6 18.5 Mỹ 21,1 30,4 48,5 19,5 33.2 47.2 Anh 42,5 44,5 13,1 44,7 38.8 16.5 Nhật Bản 43,4 27,8 28,8 33,7 21.9 44.4 Tổng cộng 30,2 30,7 39,1 25,1 31.4 43.5 Lưu ý:
1. Tổng tài chính được định nghĩa là tổng số khoản nợ gồm nợ ngân hàng, cổ phiếu và trái phiếu
2. Nợ ngân hàng là tín dụng nội địa được mở rộng sang khu vực tư nhân.
3. Năm 1995, số liệu về nợ trái phiếu được tính cuối năm, trừ Vương quốc Anh (cuối tháng 3 năm 1995). Năm 2003, số liệu về nợ trái phiếu được tính cuối năm, trừ Nhật Bản và Singapore (cuối năm 2002), Indonesia (cuối năm 2000) và Philippin (cuối năm 1999). Các số liệu được định danh bằng đồng tiền nội địa.
4. Các số liệu trái phiếu về Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Anh, và Nhật Bản là từ các NHTW. Số liệu về Indonesia và Philippin từ Thông tin thị trường mới nối IFC. Số liệu của Thái Lan từ Trung tâm Giao dịch trái phiếu Thái. Số liệu từ Singapore được ước tính dựa trên MAS và Tài chính Thomson.
5. Tổng số phần trăm có thể không bằng 100% do làm tròn số liệu
Nguồn: Yung Chul Park, Beyond the Chiang Mai Initiative: Prospects for Regional Financial and Monetary Integration in East Asia, 2004
Bên cạnh việc phát triển các thị trường vốn nội địa, các nước Đông Á cũng nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một thị trường trái phiếu khu vực. Bởi vì, một trong những nguyên nhân dẫn tới thất thoát vốn ở Đông Á trong thời gian xảy ra khủng hoảng là do thị trường trái phiếu nội địa kém phát triển và khu vực chưa có một thị trường trái phiếu khu vực hiệu quả.
Chính vì vậy, tại hội nghị phi chính thức của AFDM+3 tại Tokyo vào tháng 11 năm 2002, Hàn Quốc đã đề xuất tạo mở và cải tiến các thị trường trái phiếu Châu Á đã có trong khuôn khổ ASEAN+3. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ lớn của 13 thành viên, và một tháng sau đó, Nhật Bản đã đưa ra một kế hoạch toàn diện nhằm phát triển các thị trường trái phiếu khu vực ở Châu Á, Sáng kiến Trái phiếu Châu Á (ABI). Tại hội nghị AFDM+3 sau đó, các nước thành viên đã đồng ý kế hoạch này và tổ chức 6 nhóm làm việc tự nguyện nhằm xây dựng các nghiên cứu chi tiết về sự phát triển thị trường trái phiếu khu vực.
Sáu nhóm làm việc đó là:
Nhóm làm việc Chủ tịch
1. Thành lập các công cụ nợ được đảm bảo mới Thái Lan
2. Các cơ chế đảm lãnh tín dụng và cơ chế đầu tư Hàn Quốc
3. Các vấn đề về giải quyết và giao dịch trao đổi ngoại hối Malaysia 4. Phát hành các trái phiếu được định danh bằng đồng tiền nội
địa bởi các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs), các cơ quan chính phủ và công ty đa quốc gia Châu Á
Trung Quốc 5. Các hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm của địa phương và
khu vực
Singapore và Nhật Bản
6. Phối hợp hỗ trợ kỹ thuật Indonesia (đồng chủ tịch:
Philippin và Malaysia)
Sáu nhóm làm việc đã gặp nhau ở Tokyo ngày 16/6/2003 để thảo luận về vai trò của các khu vực tư nhân và công cộng trong việc thúc đẩy các thị trường trái phiếu Châu Á. Theo các nhóm, vai trò của khu vực công cộng là cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi đó vai trò của khu vực tư nhân là mở rộng
người cho vay và người đầu tư của các thị trường. Sáu nhóm làm việc được giao nhiệm vụ phân tích:
1) Triển vọng gia nhập thị trường của các nước thành viên thông qua các vấn đề như: phát hành trái phiếu từ chính phủ các nước Châu Á để thành lập các điểm chuẩn; phát hành trái phiếu từ các tổ chức tài chính của chính phủ Châu Á để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân nội địa; thành lập các thị trường trái phiếu dựa trên các tài sản, bao gồm cả trách nhiệm trả các khoản nợ ký quỹ (CDOs); phát hành trái phiếu từ các thể chế tài chính đa quốc gia và các trung gian chính phủ; phát hành trái phiếu để tài trợ cho đầu tư trực tiếp ở các nước Châu Á; phát hành các loại chính trái phiếu được định danh bằng các đồng tiền khác nhau và giới thiệu các trái phiếu giỏ tiền tệ.
2) Tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển các thị trường như: cung cấp các bảo lãnh tín dụng; cải thiện hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm; thiết lập cơ chế phổ biến thông tin; cải thiện hệ thống thanh toán; phát triển hạ tầng thể chế và pháp luật cho sự phát triển thị trường trái phiếu
2.2.3.2. Quỹ trái phiếu Châu Á
Trên cơ sở ABMI, năm 2003, mười một NHTW của Đông Á và Thái Bình Dương thuộc EMEAP (Diễn đàn các NHTW Đông Á và Thái Bình Dương) gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Australia, và New Zealand đã thành lập Quỹ trái phiếu Châu Á (ABF) I và II.
ABF I được thành lập vào tháng 6 năm 2003 với số vốn ban đầu khoảng 1 tỷ đô la Mỹ do 11 NHTW EMEAP đóng góp. ABF I chỉ đầu tư vào các trái phiếu được định danh bằng đô la Mỹ do chính phủ của tám nền kinh tế EMEAP phát hành (Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Philippin, Malaysia, Singapore và Thái Lan).
Sự ra đời ABF I đã tạo ra các nhà đầu tư và phát hành vòng thứ hai tham gia vào các thị trường trái phiếu Châu Á, mở rộng cơ sở đầu tư và tăng mức thanh khoản của các thị trường đồng thời thể hiện nỗ lực hợp tác trong việc phát triển thị trường chứng khoán khu vực của các nước Đông Á.
Sau thành công của ABF 1, tháng 4 năm 2004, đề cương chi tiết của ABF 2 đã được EMEAP trình bày. ABF 2 bao gồm hai thành phần (hình 2.7): Một là, Quỹ Chỉ số Trái phiếu Pan-Asian (PAIF). Đây là quỹ chỉ số trái phiếu chỉ đầu tư vào các trái phiếu được định danh bằng các đồng tiền của các nền kinh tế EMEAP. Hai là, Quỹ của các Quỹ trái phiếu (FoBF). Đây là một quỹ hai bậc gồm một quỹ gốc đầu tư và các quỹ phụ quốc gia (sub-funds). Các quỹ này bao gồm các trái phiếu được định danh bằng các đồng tiền địa phương được phát hành tại các nền kinh tế EMEAP.
Các NTTW
EMEAP
Quỹ chỉ số trái phiếu Pan-Asia (PAIF)
Quỹ phụ quốc gia
Quỹ phụ
quốc gia Quỹ phụ quốc gia
Các trái phiếu cơ bản
Các quỹ dành cho đầu tư từ khu vực tư nhân và công cộng
Hình 2.7. Thiết kế của ABF2
ABF2
Quỹ của các quỹ trái phiếu (FoBF) Quỹ gốc
Với một quy mô nhỏ, tác động của ABF 1 tới thị trường các trái phiếu đô la của các chính phủ Đông Á là không nhiều hay nói cách khác là rất ít. Bên cạnh đó, do ABF 1 chỉ đầu tư vào các chứng khoán được định danh bằng đô la Mỹ nên nó không thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợ của các nhà phát hành trái phiếu khi một đồng tiền nội địa của Châu Á bị giảm giá đột n gột, như trường hợp đã xảy ra với đồng bath Thái và đồng won Hàn Quốc năm 1997 (sai lệch về tiền tệ). Ngoài ra, do các nhà đi vay Châu Á thường có xu hướng sử dụng đồng tiền để đầu tư dài hạn còn những người cho vay nước ngoài lại có xu hướng cho vay các khoản đầu tư ngắn hạn nên các ngân hàng nước ngoài sẽ rút tiền khỏi quỹ và gây khó khăn cho những nhà kinh doanh nội địa khi xảy ra khủng hoảng (sai lệch về thời hạn).
Chính vì vậy, việc thành lập ABF II có thể tăng đầu tư vào các trái phiếu nội địa Châu Á. Hiện nay, nhu cầu tư nhân về các trái phiếu Châu Á được định danh hoặc bằng đồng tiền địa phương hoặc các đồng tiền quốc tế vần còn cao. Vì vậy, các nhà quản lý ABF II sẽ không can thiệp vào trái phiếu được định danh bằng đồng tiền địa phương ở Châu Á. Bên cạnh đó, ABF II còn có thể là một cơ chế tài trợ cho các thâm hụt tài khóa của một số nước thành viên bằng các thành viên khác thuộc EMEAP. Ngoài ra, hoạt động đầu tư của ABF II có thể ảnh hưởng đến các chính sách trao đổi ngoại hối và lãi suất của các thành viên EMEAP, những nước mà trái phiếu của họ chỉ được Quỹ này mua và bán nên nếu lượng bán hoặc mua tương ứng là nhỏ, hoạt động của Quỹ có thể đưa ra các dấu hiệu sai lầm về các thị trường tài chính. Điều này đi ngược lại với mong muốn của các NHTW EMEAP.
Tóm lại việc xây dựng quỹ trái phiếu và phát triển thị trường trái phiếu khu vực đã đa dạng hoá nguồn tài trợ và giúp các nước trong khu vực giảm thiểu được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng cũng như dòng vốn ngắn hạn từ bên ngoài trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm khu vực lớn. Đặc biệt, sự phát triển của thị trường trái phiếu được định danh bằng đồng tiền nội địa trong khu vực đã giúp các nước tránh được vấn đề sai lệch kép: sai lệch thời hạn và sai lệch tiền tệ (the mismatch of maturity and currency), vốn là vấn đề trung tâm của
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á 1997-1998. Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn của thị trường trái phiếu khu vực, Đông Á còn cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của khu vực này.
2.3. Những cản trở đối với cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á
2.3.1. Chênh lệch phát triển lớn giữa các nước trong khu vực
Thách thức lớn nhất trong khu vực hiện nay là các nền kinh tế trong khu vực có sự khác biệt và không đồng nhất về tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, độ mở của nền kinh tế và mức độ thu hút FDI (bảng 2.8). Sự khác biệt và không đồng nhất này tạo ra những khó khăn cho việc thỏa thuận phối hợp chính sách.
Tuy các nước Đông Á đã có chu kỳ kinh doanh tương đối giống nhau (xem chương trước) nhưng trong khu vực vẫn có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng GDP. Trung Quốc vẫn dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng với mức tăng bình quân là trên 9% hàng năm. Trong khi đó nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa phục hồi, tốc độ tăng trưởng dưới 2,5% / năm. Chính vì vậy, mỗi nước sẽ
Bảng 2.8a: Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) của các nƣớc Đông Á
có các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau để đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nước trong việc phối hợp chính sách để đạt được các mục tiêu hợp tác tài chính - tiền tệ dài hạn.
Bên cạnh sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng GDP, các nước Đông Á còn rất khác biệt nhau về mức thu nhập bình quân đầu người. Điều này thể hiện Đông Á là khu vực có các nền kinh tế đa dạng, bao gồm từ những nước có nền kinh tế hiện đại với mức thu nhập bình quân đầu người cao (Nhật Bản, Singapore) đến những nước nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp (Campuchia, Lào). Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người ở Châu Á năm 2004 giữa nước giàu nhất là Nhật Bản (37180 USD) và nước nghèo nhất là Campuchia (320 USD) lên tới 116 lần.
Bảng 2.8b: GNI bình quân đầu ngƣời (USD)
Nƣớc 2000 2001 2002 2003 2004 Campuchia 280 280 290 300 320 Trung Quốc 840 900 970 1.100 1.290 Indonesia 590 710 830 940 1.140 Nhật Bản 35.280 35.780 33.650 34.190 37.180 Hàn Quốc 9.790 10.580 11.270 12.050 13.980 Lào 280 310 320 340 390 Malaysia 3.390 3.410 3.550 3.880 4.650 Philippines 1.030 1.030 1.020 1.060 1.170 Sing apo re 22.890 21.240 20.730 21.410 24.220 Thái Lan 2.010 1.980 2.000 2.190 2.540 Việt Nam 380 410 430 480 550
Source: World Development Indicators database
Độ mở cửa thương mại hay tỷ trọng ngoại thương trên GDP của các nước Đông Á cũng rất khác nhau. Bên cạnh một số nước có mức độ mở cửa thương mại lớn như Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan vẫn còn có một số nước có độ mở thương mại thấp như Nhật Bản, Lào, Indonesia. Thực tế này phản ánh vai trò ngoại thương của các nước trong khu vực là rất khác nhau. Điều
này sẽ gây khó khăn cho các nước trong việc phối hợp chính sách đặc biệt là việc phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái.
Bảng 2.8c. Độ mở thương mại và đầu tư nước ngoài ròng vào các nước Đông Á
Nƣớc Độ mở thƣơng mại (% GDP) Đầu tƣ nƣớc ngoài ròng (tr. USD) 2000 2001 2002 2003 2000 2001 2002 2003 2004 Campuchia 71 74 77 81 149 149 145 87 .. Trung Quốc 44 43 49 60 38399 44241 49308 53505 .. Indonesia 64 61 51 45 -4550 -3278 -1513 -597 .. Nhật Bản 18 18 19 20 8227 6191 9087 6238 7805 Hàn Quốc 65 60 58 62 9283 3528 2392 3222 8189 Lào 51 49 42 43 34 24 25 19 .. Malaysia 200 184 182 175 3788 554 3203 2473 .. Myanmar .. .. .. .. 258 210 191 134 .. Philippines 101 94 95 94 1345 989 1792 319 .. Singapore 298 280 274 298 17220 15003 5653 11431 .. Thái Lan 107 110 105 109 3366 3892 953 1949 .. Việt Nam 97 95 101 115 1298 1300 1400 1450 ..
Source: World Development Indicators database
Ngoài ra, dòng vốn FDI ở Đông Á cũng rất không cân đối. Theo bảng trên, Trung Quốc vẫn là nước tiếp nhận vốn nước ngoài nhiều nhất trong khu vực Đông Á. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước thu hút được ít vốn FDI là Lào, Campuchia thậm chí ở Indonesia, dòng vốn FDI lại bị chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư trong nội bộ các nước Đông Á cũng chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn như năm 2000, ¼ lượng FDI vào Malaysia là từ Singapore, đưa Singapore trở thành nước đầu tư lớn nhất của Malaysia. Điều này thể hiện chiến lược đầu tư của các nước trong khu vực là không đồng nhất và các quốc gia sẽ cạnh tranh với nhau để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố bất lợi cho quá trình phát triển hợp tác tài chính tiền tệ ở Đông Á.
Tóm lại, chênh lệch trình độ phát triển lớn giữa các nước thành viên là một thách thức lớn cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Á. Thách thức này đòi hỏi các nước Đông Á phải có quyết tâm cao để xây dựng được một Liên minh tiền tệ trong tương lai.
2.3.2. Vấn đề nước đứng đầu
Thách thức thứ hai cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ khu vực là hiện tại Đông Á không có người lãnh đạo chính trị nào đủ mạnh để dẫn đầu khu vực đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các nước thành viên và là trung gian hòa giải các lợi ích khác nhau của các nước thành viên. Điều này là do các quốc gia có sự khác biệt về hệ thống chính trị và không có quốc gia nào nhận được niềm tin tưởng tuyệt đối của khu vực. Đông Á không có nền kinh tế nào đóng vai trò chi