Các gợi ý mang tính tổng thể

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 103)

Hội nhập kinh tế đồng thời chính là quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nước. Hai mục tiêu này không tách rời nhau mà gắn chặt với nhau, hội nhập là phương tiện để đạt tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả hơn. Để thực hiện mục tiêu đó Việt Nam cần chuẩn bị và tiến hành tốt những công việc sau:

Thứ nhất, khẩn trương xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập, trong đó các công việc về hoàn thiện môi trường chính sách pháp luật, chiến lược đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lưc, cải cách nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước phải được thiết kế đồng bộ, khả thi, có lợi cho hội nhập một cách hiệu quả. Trong chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược hội nhập cần giữ vững lập trường lợi ích dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để tránh bị động vào các yêu sách của các tổ chức quốc tế và nước ngoài mà làm tổn hại đến lợi ích của đất nước. Song cũng cần đấu tranh với tư tưởng và hành động bảo thủ, vin vào những lợi ích cục bộ, ngắn hạn để cản trở quá trình hội nhập chung.

Thứ hai, tích cực sửa đổi những sai lầm khuyếm khuyết đã thấy rõ trong hệ thống các văn bản pháp lý, hệ thống chính sách và cung cách điều hành của nhà nước để đẩy nhanh quá trình hội nhập có lợi cho Việt Nam. Tranh thủ thời

cơ để tận dụng các cơ hội hiếm hoi dành cho các nước hội nhập trước trên thị trường thế giới. Hơn nữa, quá trình cải cách này tự nó cũng nâng cao sức cạnh tranh chung của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện môi trường thị trường trong nước, kiên quyết cắt bỏ bao cấp của nhà nước nhằm tạo điều kiện tập dượt cho các doanh nghiệp Việt Nam để khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp của chúng ta có thể trụ được trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt nhanh chóng cho phép hình thành các thị trường hiện còn rất yếu ớt như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường quyền sở hữu trí tuệ... Không những tạo điều kiện cho những thị trường này ra đời mà ngay từ đầu cần đưa chúng vào hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư, đấy nhanh cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng để vừa giảm nhẹ gánh nặng bao cấp của nhà nước theo các cam kết đã ký vừa tạo ra chỗ dựa vững chắc để nhà nước kiểm soát vĩ mô nền kinh tế.

Thứ năm, tuyên truyền sâu rộng về yêu cầu, nội dung lộ trình hội nhập cho từng người dân đồng thời giúp họ tìm phương thức ứng sử hợp lý nhất thông qua các hình thức thông tin đa dạng, thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội và đặc biệt cắt bỏ kiên quyết những bao cấp và bảo hộ không thích đáng để tạo sức ép cho người dân chủ động chuẩn bị hội nhập.

Hội nhập là một quá trình khó khăn phức tạp đòi hỏi không chỉ tài năng của nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân mà còn cả sức mạnh của một nước. Chỉ với sự chuẩn bị cẩn thận, khoa học nhất chúng ta mới mong thu được lợi ích từ chính quá trình hội nhập đó.

3.3.3.2. Một số gợi ý về lĩnh vực tài chính - tiền tệ

Ngoài các biện pháp mang tính chiến lược và tổng thể trên, để có thể hội nhập hiệu quả hơn vào khu vực Đông Á đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác tài chính và tiền tệ, Việt Nam cần chú ý các biện pháp sau:

Đảm bảo an ninh tài chính - ngân hàng trong quá trình hội nhập

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém. Thể hiện ở quy mô của các ngân hàng đều nhỏ; mức độ an toàn vốn không đạt mức tiêu chuẩn; chất lượng tài sản thấp; khả năng sinh lời thấp và đang có xu hướng giảm, khả năng chi trả của các ngân hàng thương mại Việt Nam rất thấp; nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống; tỷ lệ cho vay tập trung vào một số ngành ít có lợi thế cạnh tranh và đang được bảo hộ; hệ thống giám sát và điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả; cơ sở hạ tầng nhân lực và công nghệ lạc hậu, chậm được đổi mới; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là hệ thống kế toán, kiểm toán chưa phù hợp với hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế và đặc biệt là Việt Nam chưa tích cực tham gia vào hợp tác tài chính - tiền tệ khu vực (chưa đàm phán hay ký kết một thoả thuận song phương hay đa phương nào về hoán đổi tiền tệ theo sáng kiến Chiang Mai).

Những yếu kém kể trên sẽ khiến cho rủi ro đối với hệ thống ngân hàng gia tăng trong quá trình hội nhập. Cụ thể là: dễ bị tổn thương bất ngờ khi gặp phải các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro quản lý, rủi ro thị trường…do không có khả năng đánh giá chuẩn xác hoạt động của thị trường cũng như doanh nghiệp; khó có thể cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng nước ngoài trong dài hạn; khó có khả năng phòng chống lại các cú sốc, đặc biệt là các cú sốc từ bên ngoài do sự yếu kém nội tại của hệ thống. Thêm vào đó, khủng hoảng còn có thể xảy ra mà không liên quan gì đến các nền tảng cơ bản của hệ thống như dưới tác động của sự không hoàn hảo của thị trường vốn quốc tế với những hiệu ứng như sự lựa chọn nghịch, hành vi bầy đàn, rủi ro đạo đức và hiệu ứng lây lan.

Những phân tích trên cho thấy, để đảm bảo an ninh tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập, những yếu kém của hệ thống ngân hàng cần phải được khắc phục một cách cơ bản và đồng bộ.

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin tài chính - ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, cần từng bước áp dụng

hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế và thiết lập cơ quan đánh giá hệ số tín dụng quốc gia độc lập (sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau). Điều này sẽ cho phép có được những thông tin kịp thời và chuẩn xác về thực trạng hoạt động của hệ thống, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách đảm bảo an ninh cho hệ thống;

Thứ hai, cần thiết lập một cơ chế điều tiết và giám sát thận trọng hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc tế, cụ thể dựa trên những nguyên tắc cơ bản Basle của Uỷ ban Basle về giám sát nghiệp vụ ngân hàng5. Đồng thời, cần thiết lập hệ thống điều tiết (một cách linh hoạt) sự di chuyển của dòng vốn quốc tế ra và vào Việt Nam, đặc biệt là vốn ngắn hạn. Thực tế cho thấy, nếu không có hệ thống điều tiết này hệ thống ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực của những hiệu ứng nảy sinh từ sự không hoàn hảo của thông tin trên thị trường tài chính.

Thứ ba, những chính sách điều tiết vĩ mô của ngân hàng Nhà nước cần được sử dụng linh hoạt hơn, đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái với việc chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn bằng các biện pháp như: nới lỏng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới việc xoá bỏ chúng; cải cách hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền và mở rộng việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và bảo hiểm tỷ giá, đặc biệt là nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap), tương lai (Future) và quyền chọn (Options); điều hành một cách linh hoạt dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ theo những thay đổi của tình hình tài chính - tiền tệ trong cũng như ngoài nước; nâng cao và đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ chính thức; chuyển đổi tự do đồng tiền đối với các giao dịch vãng lai; tăng cường hợp tác tiền tệ với các tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF, WB...) và với các nước trong khu vực như trao đổi thông tin, ký các hiệp định về hoán đổi tiền tệ (Currency Swap)... nhằm ổn định thị trường và đề phòng những cú sốc bên trong cũng như bên ngoài.

5

Uỷ ban Basle về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một uỷ ban gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các T hống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10, năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng T rung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Lúc- xăm-bua, Hà Lan, Thuỵ Điển, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ.

Thứ tư, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại với việc cho phép thực hiện các biện pháp như cổ phần hoá, sáp nhập và mua lại bên cạnh các giải pháp như tăng vốn; giảm nợ khó đòi; nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ thực hiện nghiệp vụ; áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến…Đồng thời, cần đẩy mạnh việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao sức cạnh tranh; lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp; nâng cao kỹ năng quản lý, kinh doanh cũng như phát triển nguồn nhân lực…

Hệ thống ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, an ninh của hệ thống này có liên quan trực tiếp đến an ninh của toàn bộ nền kinh tế xã hội nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cần đảm bảo an ninh của hệ thống bằng các biện pháp kiểm soát hành chính. Ngược lại, an ninh của hệ thống sẽ được đảm bảo khi hệ thống có đủ các điều kiện cần thiết để có thể phát triển theo quy luật của thị trường. Bên cạnh việc đảm bảo những tiêu chí vững mạnh của hệ thống ngân hàng theo khuôn khổ CAMELS, việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế (tăng trưởng ổn định; cán cân thanh toán bền vững; lạm phát phù hợp; nợ nước ngoài ở mức chấp nhận được…) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Phát triển thị trường vốn, dịch vụ tài chính trong nước để hội nhập vào thị trường tài chính khu vực

Thị trường vốn, thị trường chứng khoán là công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn nhằm giải quyết nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, thị trường vốn quốc tế cũng là một kênh huy động vốn quan trọng và giúp Việt Nam hội nhập hơn nữa vào thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy, phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kế toán kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, chứng khoán) là yêu cầu cấp thiết cho đất nước để góp phần huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đảm bảo an ninh tài chính, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo tính toán sơ bộ của Viện Nghiên cứu Nomura, Nhật Bản, tổng giá trị nợ trái phiếu chưa được thanh toán hiện nay tại Việt Nam là trên 5 tỷ USD (tính

đến tháng 7 năm 2004) trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ (4 tỷ USD) và chỉ có khoảng ¼ (1 tỷ USD) số trái phiếu này có thời hạn dài là 10 và 15 năm.

Bảng 3.4: Tổng giá trị trái phiếu hiện có (tính đến tháng 7/2004)

Loại Nhà phát hành Cơ quan duyệt Cơ quan

phát hành Giá trị Trái phiếu chính phủ Tín

phiếu Bộ Tài chính Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước

1 tỷ USD Trái

phiếu Bộ Tài chính Bộ Tài chính

Bộ Tài chính, TTGDCK, nhà bảo lãnh 3 tỷ USD Trái phiếu địa phương

Chính quyền địa phương (đến

nay mới chỉ có TPHCM/HIFU) Bộ Tài chính

TTGDCK, TP HCM, Nhà bảo lãnh 130 triệu USD Trái phiếu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệpNN (mới chỉ có

Petro Việt Nam)

Bộ Tài chính Nhà bảo lãnh 20 triệu USD Trái phiếu của các thể chế tín dụng Các thể chế tín dụng (ví dụ như các ngân hàng) Ngân hàng Nhà nước TTGDCK, TP HCM, nhà bảo lãnh 900 triệu USD

Nguồn: Tài liệu Hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, tháng 7 năm 2004

Hiện nay, thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự tồn tại sơ khai của thị trường trái phiếu Chính phủ. Dư nợ trái phiếu còn rất thấp (khoảng 7% GDP) so với các thị trường trái phiếu trong khu vực (Trung Quốc 21%, Thái Lan 33%, hay Malaysia 62%); chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, ở Việt Nam chưa thực sự tồn tại một thị trường để giúp hai đối tượng rất quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương huy động vốn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010, nhu cầu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế là rất lớn, khoảng 30 - 35% GDP/năm.

Bên cạnh thực tế trên, tại cuộc Hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam” tháng 7/2004, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) đã đưa ra một báo cáo tổng kết, trong đó tóm lược 5 nhược điểm lớn của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: các tiêu chí phát hành không được quy định rõ ràng; thiếu thông tin; chưa có tổ chức định mức tín nhiệm (CRA); các quy định điều chỉnh việc chào bán riêng lẻ không đầy đủ và hệ thống giao dịch trái phiếu không đồng bộ (xem thêm phụ lục 3).

Trước các thách thức trên, hiện nay Việt Nam đang triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu nội địa, đặc biệt là tạo kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp và các chính quyền địa phương trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế theo hướng xoá bỏ bao cấp của nhà nước cho khu vực doanh nghiệp và phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương. Cụ thể là nâng cao tỷ trọng trái phiếu trên GDP; gắn việc phát hành trái phiếu với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán; tăng cường khả năng quản lý, giám sát để thị trường hoạt động an toàn, có hiệu quả; đáp ứng yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế: thị trường trái phiếu châu Á, liên kết thị trường vốn với Singapore...

Với quan điểm trên, Việt Nam cần nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu. Cụ thể, đối với thị trường phát hành, sẽ xây dựng hệ thống các đại lý cấp I với trách nhiệm tham gia mua trái phiếu trong các đợt phát hành và quyền lợi: ưu đãi thuế, vay tái cấp vốn...; đồng thời sẽ hạn chế bán lẻ, tập trung phát hành gắn liền với niêm yết trên thị trường chứng khoán; xây dựng kế hoạch tổng thể toàn thị trường; quy định bắt buộc công khai hoá thông tin; từng bước hình thành lãi suất chuẩn cho thị trường bằng cách tăng số lượng thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, từng bước xoá bỏ lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu tín phiếu, đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu chính phủ phát hành; phát hành trái phiếu hợp nhất nhằm tạo lô lớn cho giao dịch trái phiếu thông qua việc mỗi năm chỉ phát hành 2 đến 4 loại trái phiếu và thực hiện đấu thầu coupon, bán trái phiếu theo hình thức thấp hơn hoặc cao hơn mệnh giá. Đối với thị trường giao dịch, thực hiện nâng cấp hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ bằng việc tự

động hoá hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ, rút ngắn thời gian thanh toán, thành lập trung tâm lưu ký độc lập; phát triển các định chế trung gian trên thị trường và

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 103)