Mở rộng thoả thuận Hoán đổi ASEAN (ASA)

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 54)

Thoả thuận Hoán đổi ASEAN đã được thành lập vào tháng 8 năm 1977 bởi 5 thành viên sáng lập ASEAN là Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Sin gapore

và Thái Lan với mục đích là cung cấp các phương tiện tài chính hoán đổi ngắn và trung hạn cho các nước thiếu hụt các phương tiện thanh khoản ngắn hạn hoặc gặp khó khăn trong cán cân thanh toán. Tổng giá trị đóng góp ban đầu của ASA là 100 triệu USD (mỗi thành viên góp 20 triệu USD). Đến năm 1978, tổng giá trị đóng góp này đã tăng lên 200 triệu USD (mỗi thành viên góp 40 triệu USD). Tuy nhiên, số lượng này đã không đủ để chống lại sự đảo ngược dòng vốn, một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998.

Bên cạnh đó, trong thời gian trước khi xảy ra khủng hoảng, mức độ sử dụng ASA trong khu vực là rất thấp: từ năm 1979 đến 1992, chỉ có 4 thành viên của ASEAN sử dụng ASA, đó là Indonesia năm 1979, Malaysia năm 1980, Thái Lan năm 1980 và Philippin trong các năm 1981 và 1992. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, phần hỗ trợ từ ASA là rất nhỏ so với nhu cầu. Do đó, các nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng ngoại trừ Malaysia đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ IMF với các điều kiện hết sức khắt khe.

Chính vì vậy, ngày 17/11/2000, theo Sáng kiến Chiang Mai, thoả thuận Hoán đổi ASEAN đã được mở rộng tới tất cả các nước thành viên ASEAN với tổng số vốn tăng từ 200 triệu USD lên đến 1 tỷ USD (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Số lượng vốn góp của ASA (tháng 11/2000)

Nhóm 1

Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin Singapore, Thái Lan

Lƣợng vốn góp (triệu USD) 150 (mỗi nước) 41.5 Nhóm 2 Việt Nam Myanmar Campuchia Lào 60 20 15 5

Nguồn: Pradmuna B. Rana (2002), “Hợp tác tài chính và tiền tệ ở Đông Á: Sáng kiến Chiang

ASA đã sử dụng lãi suất của đồng EURO, Yên Nhật và lãi suất LIBOR Châu Âu làm tỷ lệ lãi suất cơ bản để thực hiện các giao dịch hoán đổi, đồng thời cho phép các NHTW các nước thành viên hoán đổi đồng tiền nội địa của mình với các đồng tiền quốc tế chính như Đô la Mỹ, Yên Nhật Bản và Euro với số lượng tối đa bằng 2 lần giá trị vốn góp của họ (khoảng 80 triệu USD) và với thời hạn không quá 6 tháng (gia hạn không quá 6 tháng) khi các nước thành viên gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán.

Việc mở rộng ASA của CMI đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng đối với thị trường tài chính về khả năng trợ giúp tín dụng ngắn hạn một khi sự thiếu hụt xảy ra. Tuy nhiên, do quy định của ASA là “các đối tác bằng nhau”1

và cho phép một nước thành viên có thể tự hạn chế việc cung cấp khoản cho vay của mình nên ASA không thể cung cấp một lượng tín dụng có ý nghĩa cho các thành viên của mình khi những nước đó gặp phải các khó khăn về tài chính. Quy mô của ASA đã tăng lên đáng kể sau CMI tuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu2

nên ASA vẫn chưa đạt được mục tiêu là một phương tiện tài chính hoán đổi ngắn và trung hạn hiệu quả cho các nước thiếu hụt các phương tiện thanh khoản ngắn hạn hoặc gặp khó khăn trong cán cân thanh toán.

Một phần của tài liệu Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)