8. Cấu trúc luận văn
3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp tổ chức là sự tác động của chủ thể tới khách thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Nó là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có những ƣu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác tổ chức.
Biện pháp tổ chức hoạt động tự học của học viên là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện biện pháp tổ chức này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp tổ chức khác. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ theo từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà thực hiện các biện pháp hoặc lựa chọn kết hợp các biện pháp cho phù hợp. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong đề tài cần đƣợc tiến hành đồng bộ. Nếu chỉ thực hiện đơn lẻ một biện pháp sẽ không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Biện pháp (3) Tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho học viên. Biện pháp (4) Tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học viên có ý nghĩa then chốt đến thành công của công tác tổ chức hoạt động tự học của học viên.Tuy nhiên, để 2 biện pháp này phát huy tác dụng cần phải có sự hỗ trợ của các biện pháp khác và ngƣợc lại.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Tổ chức tự học là một loại hình thức tổ chức dạy học hƣớng vào ngƣời học. Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học viên là quá trình giáo viên thiết kế, sắp xếp cách thức, quy trình, các biện pháp dạy học sao cho hợp lý hoặc sử dụng, phối hợp các yếu tố, nguồn lực trong quá trình tự học của học viên nhằm hình thành và phát triển ý thức tự học của học viên, làm cho họ trở thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự học.. Các biện pháp tổ chức tự học cho học viên phải có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau . Điều kiện để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho học viên là học viên phải có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phải hình thành đƣợc hệ thống kỹ năng tự học, phải có thời gian và các phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động tự học. Giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động tự học của học viên, giáo viên phải thay đổi hoạt động dạy học trên lớp theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của ngƣời học, bằng nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau tạo môi trƣờng học tập, tổ chức học viên học theo nhóm kết hợp với thảo luận, giải các bài tập thực hành, tổ chức câu lạc bộ học theo môn học...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ những nội dung đã đề cập ở các chƣơng nêu trên, luận văn đã hoàn thành đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị nhƣ sau: