8. Cấu trúc luận văn
2.1. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung, thời gian, địa điểm, chất lƣợng và kết
quả khảo sát
2.1.1. Đối tượng, phạm vi hoạt động tự học của học viên trung tâm
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về các chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX. Theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGD&ĐT, trung tâm GDTX có các chức năng dạy học văn hóa bậc THPT, liên kết mở các lớp trung cấp, các lớp học nghề ngắn hạn...cho mọi lứa tuổi trong và ngoài địa phƣơng có nhu cầu học. Do đó, đối tƣợng học viên của trung tâm GDTX cũng khác nhau về lứa tuổi, khác nhau về hình thức đào tạo. Tuy nhiên, căn cứ vào lứa tuổi và đặc điểm của lớp học, trung tâm GDTX chia thành hai đối tƣợng học viên, đó là: Học viên trong độ tuổi và Học viên ngoài độ tuổi.
Học viên trong độ tuổi (dƣới 21 tuổi) là những học viên vừa mới học hết chƣơng trình THCS (đã tốt nghiệp lớp 09), dự tuyển vào học ở trung tâm GDTX. Những học viên này vào học tại trung tâm, tiếp tục học văn hóa chƣơng trình bậc trung học phổ thông (học bổ túc văn hóa) gồm 07 bảy môn học bắt buộc đó là: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa và ba môn khuyễn khích (Ngoại ngữ, Tin học và GDCD). Cuối năm học có nhận xét, đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm.
Học viên ngoài độ tuổi là những học viên chƣa học hết văn hóa hoặc chƣa có bằng cấp chuyên môn, nay có nhu cầu học tập vừa để hoàn thiện hoàn thiện trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho bản thân (hệ vừa học, vừa làm).
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào việc tổ chức hoạt động tự học cho học viên trong độ tuổi (dƣới 21 tuổi) với mục đích
xây dựng cho các em tính tự giác trong học tập, biết cách học có hiệu quả, biết tận dụng thời gian ngoài giờ học trên lớp dành cho việc học, đồng thời sẽ giảm đƣợc số học viên lƣời học, lƣời lao động, thích ăn chơi, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội...không phân biệt đƣợc đúng sai phải trái, tục ngữ có câu: " Ngọc bất trác, bất thành khí; Nhân bất học, bất tri lý", (ngọc không mài dũa không thành đồ có ích; Ngƣời không học không biết gì). Vì vậy, với vai trò nhà giáo dục, nhà trƣờng cần hình thành cho học viên có ý thức tự học, có ý thức tu dƣỡng học tập rèn luyện bản thân để trở thành con ngƣời có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
2.1.2. Nội dung hoạt động tự học của học viên trung tâm
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp
Giáo viên tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho học viên học theo nhóm, kết hợp với thảo luận, tăng cƣờng việc giải các bài tập thực hành trong quá trình tự học. Tích cực hoá hoạt động học tập của học viên, từ chỗ học viên tiếp nhận tri thức một cách thụ động, chuyển thành tự giác, tự lực và năng động quá trình học tập của mình. Hay nói cách khác, hoạt động học tập của học viên là quá trình giáo viên sử dụng các biện pháp dạy học bộ môn làm chuyển biến việc học từ chỗ học bắt chƣớc, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sao chép, ôn luyện máy móc...trở thành hoạt động học tập, có động cơ, có mục đích xác định với hệ thống những hành động cụ thể, đƣợc tiến hành với những phƣơng pháp, phƣơng tiện thích hợp, có kỹ năng, có kế hoạch dựa trên cơ sự tự giác, tích cực, chủ động học tập của học viên.
Nhƣ vậy, bản chất của hoạt động tự học của học viên là quá trình giáo viên tiến hành các biện pháp giảng dạy bộ môn nhằm phát huy tới mức cao nhất tính tự giác, tính tích cực học tập của học viên, thông qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập nhằm đạt đƣợc các mục tiêu học tập đề ra. Để tích cực hoá hoạt động học tập ở trên lớp của học viên, ngƣời giáo viên còn phải thực hiện tốt một số nội dung sau:
* Tạo môi trường học tập cho học viên
Môi trƣờng học tập là toàn bộ những điều kiện về vật chất và tinh thần liên quan đến ngƣời học, là nơi mà hoạt động học tập của học viên đƣợc thực hiện. Môi trƣờng học tập tốt là môi trƣờng mà ở đó học viên đƣợc nghe, đƣợc làm, đƣợc xem một cách tự giác, tích cực... Môi trƣờng học tập bao gồm cả môi trƣờng vật chất và môi trƣờng tinh thần do giáo viên tạo ra trong đó môi trƣờng tinh thần giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng, vì nó góp phần tạo nên động cơ, mục đích, sự hứng thú học tập cho học viên đồng thời nó cũng là tác nhân kích thích tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học viên đạt hiệu quả cao.
* Tổ chức cho học viên làm việc theo nhóm
Tổ chức học viên làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề học tập, thực hiện các mục tiêu học tập đề ra, trao đổi, rút kinh nghiệm. Tổ chức dạy học theo nhóm kết hợp với thảo luận là giải pháp nhằm đảm bảo quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả. Làm việc theo nhóm sẽ tạo cho học viên trong quá trình học linh hoạt hơn, không cứng nhắc, không dập khuôn máy móc, có tinh thần tập thể. đồng thời tạo cơ hội cho học viên có thể tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả nghiên cứu của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu, và có tác dụng giúp học viên phát triển hoang thiện nhân cách của mình. Ngoài ra học tập theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học của học viên, năng lực tổ chức, quản lý và tạo điều kiện cho mỗi học viên có cơ hội để trải nghiệm sự thành công hay thất bại của mình.
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho học viên * Hướng dẫn học viên lập kế hoạch học bài. * Hướng dẫn học viên lập kế hoạch học bài.
Thực trạng hiện nay, học viên chƣa có thói quen lập kế hoach tự học vì thế việc tự học của học viên còn mang tính tự phát, không đều đặn, học viên học theo "mùa vụ" là chủ yếu. Để học viên có kế hoạch học tập thật sự hiệu quả, có tính bền vững, giáo viên cần hƣớng dẫn lập kế hoạch tự học cho học
viên. Kế hoach cần xác định mục tiêu bài học, ý nghĩa của bài học đối với từng môn học, những nội dung tri thức cơ bản của bài học, các hoạt động mà học viên cần tiến hành, cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu học tập.
* Bồi dưỡng một số các kỹ năng tự học cho học viên
Kỹ năng tự học là năng lực sử dụng hệ thống những tri thức, những kinh nghiệm mà chủ thể tự học đã tích luỹ đƣợc, nhằm tiến hành các hành động học tập để thực hiện một cách có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ dạy học đề ra. Tuy nhiên kỹ năng tự học của học viên còn non kém, chƣa thật sự có hiệu quả nhƣ: Kỹ năng sắp xếp thời gian tự học, kỹ năng đọc sách, kỹ năng giải các bài tập thực hành; Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng; Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá...
* Hình thành kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học.
Việc lập kế hoạch tự học đòi hỏi học viên phải có tính tự giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và hiệu quả của hoạt động tự học, đòi hỏi ngƣời thầy giáo cần hƣớng dẫn tri thức cơ bản về kế hoạc hoá hoạt động tự học cho học viên, giúp họ phát huy hết năng lực tự học của mình. Tuy nhiên, kế hoạch tự học của học viên chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan.
* Hình thành kỹ năng đọc sách cho học viên.
Đọc sách có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học viên. Đọc sách đƣợc coi nhƣ là một bộ phận của quá trình học tập, nó luôn gắn liền với hoạt động dạy của giáo viên. Kỹ năng đọc sách giúp cho học viên nắm vững, hệ thống tri thức, mở rộng, đào sâu tri thức, làm tăng thêm sự hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng học viên hiện nay ít đọc, ngại đọc sách dẫn đến tình trạng có những học viên đọc chƣa lƣu loát, ngắt nhịp câu không đúng chính tả... bởi vậy, nhà trƣờng coi đây cũng là một trong những nội dung cần đƣợc quan tâm trong quá trình dạy học.
2.1.3. Thời gian, địa điểm hoạt động tự học của học viên trung tâm
Tổ chức hoạt động tự học đƣợc tiễn hành trong quy thời gian chung của năm học với hai hình thức học tập cơ bản là: học tập trên lớp và học tập ngoài giờ lên lớp, theo cách tiếp cận này, căn cứ vào đặc điểm môi trƣờng học tập của học viên, ngƣời ta phân chia các hình thức tổ chức dạy học và học tập thành: chính khóa, ngoại khóa, tự học, tham quan, thực hành - thí nghiêm...
Thời gian tổ chức, quản lý hoạt động tự học cho học viên trung tâm đƣợc tiễn hành trong thời gian ngoài giờ học trên lớp thƣờng là vào buổi chiều hoặc buổi tối, học viên tự học ở ký túc xã, nơi trọ học, ở gia đình... Thời gian tự học này, học viên tự giác độc lập, không theo kế hoạch kiểm soát của nhà trƣờng nhƣng có thể có sự kiểm soát của gia đình. Thời gian tự học của học viên trung tâm GDTX diễn ra trong môi trƣờng học tập, giáo dục khó khăn nhiều mặt về cơ sở vật chất, về kinh tế, về phong trào tự học. Thời gian tự học của học viên trung tâm GDTX ở mức độ khác nhau. Cách quản lý hoạt động tự học của học viên chủ yếu kiểm tra qua bài học của học viên vào buổi học hôm sau. Cách quản lý này gián tiếp đánh giá chất lƣợng, hiệu quả tự học của học viên, đồng thời có tác dụng giúp cho học viên thƣơng xuyên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần tự học hơn.
Thời gian tổ chức hoạt động tự học (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là những công việc của học viên đƣợc tổ chức tự học, nhằm mục đích rèn luyện cho học viên có ý thức tự giác học tập hơn. Đây là trách nhiệm của xã hội, của gia đình, của nhiều lực lƣợng giáo dục tham gia, trong đó nhà trƣờng có vai trò chủ đạo, tổ chức, phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục.
Trong phạm vi không gian, thời gian nhất định, hoạt động tự học của học viên diễn ra dƣới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, để hoàn thành các nhiệm vụ dạy học, ôn tập, củng cố, mở rộng, và hoàn chỉnh tri thức và bài học mới. Tuy nhiên, hoạt động tự học của học viên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:
Học viên phải nắm bắt đƣợc kiến thức, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ bài tập và do giáo viên giao cho. Hình thành nền nếp và thói quen tự học cho học viên, xây dựng ý thức tập thể trong tự học, ý thức tự lực trong học tập... ngoài ra các yêu cầu cụ thể về thời gian, địa điểm tự học, vai trò của cá nhân, giáo viên trong việc tổ chức tự học cho học viên đƣợc quy định rõ ràng, chặt chẽ.
Nhƣ vậy, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động tự học cho học viên trung tâm GDTX là sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động tự học cho học viên sao cho hợp lý, có hiệu quả tốt nhất. Có nhƣ vậy, mới có thể đạt đƣợc mục tiêu của hoạt động tự học cho học viên.
Tự học có hiệu quả cao khi tạo đƣợc môi trƣờng học tập cho ngƣời học và ngƣời học không ngừng rèn luyện cho mình kĩ năng tự học. Muốn tự học có kết quả cao đòi hỏi chủ thể tự học phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, phải có nhu cầu và hứng thú học tập, phải có sự say mê khoa học, phải nhận thức rõ đƣợc mục đích của hoạt động học tập và ý thức một cách đầy đủ về việc học của mình. Để hoàn thành nội dung học tập đòi hỏi chủ thể tự học phải có ý chí vƣợt khó để vƣợt qua vật cản hay chƣớng ngại vật trong quá trình tự học nhằm đạt đƣợc các mục tiêu học tập đã đề ra.
Tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi ngƣời học có đầy đủ các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động tự học, phƣơng tiện đầu tiên phải kể đến là tài liệu sách giáo, sách bài tập, các tài liệu hƣớng dẫn tự học và các tài liệu tham khảo khác. Ngoài ra còn các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ băng hình, máy vi tính, các phƣơng tiện nghe nhìn khác...
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ cơ cấu bộ máy:
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Biên chế trung tâm GDTX: 13 ngƣời. + Ban Giám đốc: 02 ngƣời
+ Hành chính: 02 ngƣời (01 kế toán, 01 thủ quý kiêm văn thƣ và phục vụ) + Giáo viên bộ môn: 09 ngƣời (GV các môn: Toán 01; Lý 01; Hóa 01 ; Sinh 01 ; Văn 02 ; Sử 01 ; Địa 01 ; Ngoại ngữ 01), ngoài ra trung tâm có thể hợp động thêm một số giáo viên bộ môn còn thiếu để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo của Trung tâm GDTX.
2.2.1.1. Quy mô đào tạo
Trung tâm GDTX Bảo Lạc có các hình thức tổ chức dạy học: Dạy học văn hóa các bậc học cho mọi đối tƣợng, Tổ chức dạy nghề, Liên kết đào tạo các lớp trung cấp, Cao đẳng, Tổ chức thi cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, lớp tự học có hƣớng dẫn cho các học viên nhà ở xa không có thời gian học tập trung... Tổng số học viên của trung tâm GDTX Bảo Lạc năm học 2010 - 2011 là: 453 Học viên, năm học 2011-2012 là 335 Học viên.
Giám đốc Phó giám đốc
Tổ tự nhiên Tổ xã hội Tổ hành chính - Quản trị
Với sự đa dạng về hình thức đào tạo nhƣ vậy, Nhà trƣờng đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của xã hội trong địa phƣơng góp phần đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội huyện nhà ngày một đi lên.
2.2.1.2. Chất lượng và hiệu quả giảng dạy
Việc tổ chức các chức năng nhiệm của trung tâm đƣợc Ban Giám đốc triển khai đúng quy chế, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu học tập của ngƣời dân, thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng ngƣời học, nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức lối sống, phát triển các chi đoàn vững mạnh luôn đƣợc Nhà trƣờng quan tâm. Nổi bật là phong trào tình nguyện do Đoàn Thanh niên tổ chức gây quỹ, ủng hộ các gia đình đặc biệt khó khăn. Hàng năm, có khoảng 60 học viên tham gia học lớp Cảm tình Đoàn và đƣợc kết nạp vào Đoàn. Năm học 2010 - 2011, trung tâm có 162 học viên là đoàn viên. Các hoạt động giáo dục về giá trị truyền thống, đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn đƣợc Nhà trƣờng, các tổ chức Đoàn thể trung tâm chú trọng thực hiện trong năm học và tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm với bản thân và xã hội của ngƣời học.
Trong công tác chuyên môn, Nhà trƣờng luôn đặc biệt quan tâm, khuyến khích giáo viên, học viên phát huy tinh thần dạy tốt, học tốt nhất là ý thức tự học của học viên. Kết quả đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên qua các năm học theo học các lớp dạy học văn hóa chƣơng trình trung học phổ