Mục tiêu và các cấp độ tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.1. Mục tiêu và các cấp độ tổ chức

* Mục tiêu:

Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân ngƣời học bằng các hành động của chính mình, hƣớng tới những mục đích nhất định. Hoạt động tự học của học viên có thể diễn ra dƣới sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của giao viên, bản thân ngƣời học quyết định và thực hiện một cách tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động tự học, trung tâm GDTX Bảo Lạc luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao năng lực tự học của học viên, với mong muốn giúp cho học viên có khả năng tự học và học tập suốt đời từ đó nâng cao năng lực nhận thức của cá nhân, có kỹ năng tự tìm kiếm thông tin và kiến thức liên quan đến hoạt động chuyên môn ; Chủ động, linh hoạt thích ứng với những thay đổi về môi trƣờng làm việc cũng nhƣ trong cuộc sống. Qua đó nâng cao hiệu quả, chất lƣợng đào tạo của Trung tâm, từng bƣớc đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Để tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động tự học của học viên và đánh giá quá trình học tập của học viên và nhất là ý thức tự giác học tâp của học viên, trung tâm GDTX Bảo Lạc ra một số mục tiêu chính nhƣ sau:

- Giúp ngƣời học hiểu đƣợc vai trò của tự học, những yêu cầu mới về tự học và trên cơ sở đó có tri thức lý luận vững chức trong tổ chức tự học co học viên.

- Cung cấp cho ngƣời học hệ thống tri thức lý luận về tự học, tổ chức tự học ở trung tâm GDTX giúp cho học viên phát triển kỹ năng tự tổ chức tự học.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên gắn với việc đánh giá nội dung tự học của học viên, khắc phục tình trạng kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên chỉ dựa vào việc kiểm tra kiến thức qua các bài kiểm tra viết trên lớp mà bỏ qua kiểm tra việc tự học ở nhà của các em học viên.

Có thể nói, quản lý hoạt động tự học là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội và ở nhiều góc độ khác nhau. Song với vai trò là ngƣời định hƣớng, quản lý và theo dõi, nhà trƣờng đã có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện cho hoạt động tự học đƣợc diễn ra theo đúng mục tiêu giáo dục đào tạo của trung tâm, đảm bảo tính tập trung và giao chỉ tiêu chất lƣợng bộ môn cho các tổ bộ môn. Để đảm bảo thƣc hiện đúng kế hoạch chung của nhà trƣờng, nhà trƣờng đã chú trọng xây dựng hệ thống quy định các quy chế phù hợp với cơ cấu tổ chức phân cấp của Nhà trƣờng cụ thể nhƣ sau:

+ Ban Giám đốc.

- Xây dựng kế hoạch năm học chung cho nhà trƣờng và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch giảng dạy của bộ môn.

- Tổ chức điều hành kế hoạch giảng dạy và học tập theo đúng phân phối chƣơng trình năm học;

- Phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức Hội giảng các cấp cho giáo viên, tổ chức thi học kỳ, thi kết thúc năm học theo đúng kế hoạch.

- Thu nhận thông tin phản hồi của giảng viên và học viên về hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên để xử lý thông tin hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy đúng chế đào tạo và các quy định khác về công tác giảng dạy, kịp thời đề xuất những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh hoặc bổ sung.

+ Tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn. Mục tiêu, kế hoạch của tổ phải bám sát vào mục tiêu giáo dục đào tạo của trƣờng, của Ngành và những điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy.

- Giao chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể cho giáo viên bộ môn. - Xây dựng thời khóa biểu cho giáo viên lên lớp.

- Kiểm tra, quản lý hồ sơ sổ sách, giáo án và giờ dạy của giáo viên. - Tổ chức chấm thi kết thúc môn học theo lịch của Nhà trƣờng

- Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, sinh hoạt chuyên môn đúng định kỳ.

- Phối hợp với nhà trƣờng giải quyết các công việc khác.

Nhìn chung, các tổ, các bộ phận đã triển khai thực hiện đầy đủ, đúng với nội dung kế hoạch của nhà trƣờng và có sự phối hợp giữa các tổ chức, bộ phận thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện giữa các tập thể, các nhân đôi khi chƣa đƣợc nhịp nhàng, còn chậm, thiếu tính đồng bộ.

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)