Nhận thức của học viên về hoạt độngtự học

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.1. Nhận thức của học viên về hoạt độngtự học

Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lƣợng giáo dục - đào tạo nói chung thì cần phải chú trọng nâng cao năng lực tự học cho học viên. Trong Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) đã nêu: “Phương pháp giáo dục... phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có đƣợc năng lực tự học mới có thể học suốt đời đƣợc. Bởi vậy, với trung tâm GDTX Bảo Lạc, trƣớc hết học viên cần học cách học, học phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu kiến thức.

Đổi mới trong phƣơng pháp giáo dục là" lấy người học làm trung tâm"

của hoạt động dạy học với mục tiêu trang bị cho ngƣời học không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng tƣ duy sáng tạo và biết nhận xét, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm "dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm", việc dạy học phải xuất phát từ ngƣời học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu và điều kiện của ngƣời học. Dạy học lấy học viên làm trung tâm trƣớc tiên phải nhận thức đúng đối tƣợng ngƣời học trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể từ đó mới thấy đƣợc những điểm mạnh và hạn chế của ngƣời học...Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của học viên. Phải để cho học viên hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần chứ không để cho học viên bị động tiếp thu mà đòi hỏi học viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để học viên thƣờng xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để không ngừng hoàn thiện phƣơng pháp tự học. có nhƣ vậy học viên mới có đƣợc ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời.

Theo khảo sát thực trạng về hoạt động tự học của học viên trung tâm GDTX cho kết quả nhƣ sau: Đa số học viên đều có nhận thức và hiểu biết về vai trò của hoạt động tự học.

Bảng 2.2. Nhận thức của học viên về hoạt động tự học

Nhận thức Cao Bình thƣờng Thấp

Tính tích cực, tự giác 5.6 % 26 % 68.5%

Tính chủ động 9.4% 32,5 % 58,5%

Thói quen tự học 5.4% 34 % 61%

(Theo kết quả khảo sát học viên trung tâm GDTX Bảo Lạc)

Trên thực tê, ý thức tự học của học viên chƣa cao, đó là do học viên thiếu tính tích cực, tự giác, có đến 68.5% học viên công nhận điều này là đúng. Kết quả cho thấy học viên coi việc học tập là phƣơng tiện chứ không phải mục đích nhƣ học lấy điểm cao, học để không phải thi lại, học để đối phó,...Có đến 59% học viên đều cho rằng tính chủ động của học viên trong học tập còn thấp, có đến 61% số học viên không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.

Học tập tích cực là quá trình tự biến đổi và làm phong phú bản thân mình bằng cách chọn và xử lý thông tin từ môi trƣờng xung quanh. Tính tích cực, tự giác là điều cần phải có để học viên đạt đƣợc kết quả tốt trong học tập nhƣng đây lại là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong học tập của học viên học. Học viên của trung tâm GDTX Bảo Lạc chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập, học tập của học viên còn mang tính thụ động. Trong giờ học trên lớp, phần lớn học viên chƣa tích cực chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài giảng điều này cho thấy việc chuẩn bị bài, học bài chƣa đầy đủ trƣớc khi lên lớp của học viên chƣa có. Trên lớp, học viên chủ yếu ghi chép những kiến thức cơ bản mà thầy cô truyền đạt là chính và học máy móc theo những gì đã ghi chép đƣợc còn việc học viên tự học, tự nghiên cứu kiến thức thêm thì ít do đó, hàng năm chất lƣợng giáo dục của trung tâm chƣa cao. Việc học nhóm giúp học viên có thêm kỹ năng làm việc, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức với bạn bè. Phƣơng thức tổ chức tự học, yêu cầu học viên phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, chủ động tìm tòi và học nhóm để tăng thêm hiệu quả học tập.

Biện pháp tự học thật sự tốt và bổ ích cho học viên nói riêng đó là việc đọc sách. Sách là nguồn thông tin rộng lớn bổ ích cho con ngƣời, sách chứa đựng kho tàng tri thức phong phú, giúp con ngƣời cập nhật tri thức nhanh và hiệu quả. Theo nhà văn M.Go-rơ-ki có viết: " Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới ". Có thể thấy sách có vai trò và tác dụng to lớn trong đời sống tinh thần của mỗi con ngƣời. Theo kết quả khảo sát ngẫu nhiên một số học viên các trung tâm về việc đọc sách của các em cho thấy, đa số đều lúng túng khẳng định là "có đọc", nhƣng không thƣờng xuyên, phần lớn thời gian chủ yếu chơi bời, xem phim và làm lụng một số công việc khác, rất ít xem bài vở thậm chí có học viên không có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học. Tình trạng đọc sách cũng còn phải tùy vào từng thời điểm, đây là tình trạng khá phổ biến đối với học viên. Thƣờng khi chuẩn bị thi kết học kỳ, thi cuối năm, học viên mới đọc sách, xem lại bài vở. Hầu hết học viên chƣa thật sự nhận thức đúng về vai trò và tác dụng to lớn của sách đối với đời sông tinh thần của con ngƣời.

Có thể thấy, học viên chƣa tạo đƣợc thói quen, ý thức về tự học mà vẫn học theo kiểu đối phó là chủ yếu, điều đó dẫn đến chất lƣợng giáo dục hằng năm không cao. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học viên lƣời học, lƣời đọc sách, lƣời học ngoài giờ lên lớp còn do nhiều yếu tố, môi trƣờng học tác động nhƣ:

- Môi trƣờng học tập ở miềm núi khác xa so với môi trƣờng học tập ở khu vực thành thị có điều kiện kinh tế phát triển và nhất là so với miền xuôi thì học viên ở miền núi chƣa có phong trào học tập tốt, chƣa có ý thức ganh đua nhau trong học tập. Những hôm đƣợc nghỉ học, học viên còn phải tranh thủ phụ giúp bố mẹ làm các công việc đồng áng, nƣơng rẫy...vì thế, học viên chƣa có thói quen tự học.

- Tâm lý e ngại, rụt rè, nhút nhát không mạnh dạn phát biểu, học hỏi của các em học viên trƣớc lớp, trƣớc đám đông. Vì vậy trong giờ học học viên ít khi phát biểu, thể hiện quan điểm riêng của mình mà chỉ thụ động ngồi nghe và chép theo lời thầy cô giáo ở trên lớp là chủ yếu.

Tóm lại, nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả của quá trình giáo dục phần lớn là phụ thuộc tính tự giác, ý thức tự học của học viên, tuy nhiên vai trò của ngƣời dạy không phải là không quan trọng.

Một phần của tài liệu Tổ chức tự học cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)