8. Cấu trúc luận văn
2.3.1.3. Nhận định chung
Xuất phát từ nhận thức "học tập suốt đời là hoạt động tự học", việc đọc sách đƣợc xem là nhiệm vụ trọng yếu của ngƣời học, giúp học viên nắm bắt đƣợc những tri thức khoa học phục vụ cho cuộc sống. Do đó, ngoài các buổi học trên lớp, học viên cần phải tranh thủ thời gian để đọc sách. Đề cập đến tầm quan trọng của việc đọc sách, trong sách Luận ngữ, Khổng Tử - ngƣời thầy dạy học đầu tiên của Trung Quốc đã khẳng định: "Các trò sao không đọc Thi? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ Vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, khảo sát thực tế của một số nhà nghiên cứu và một số cơ quan thông tấn báo chí, chúng ta thấy vẫn tồn tại một thực trạng khá phổ biến trong học sinh, sinh viên và hoc viên đó là "Bệnh lƣời đọc”. Lƣời đọc là một "căn bệnh" của nhiều hoc viên thời nay. Và nhìn chung, học viên của trung tâm GDTX chƣa nhận thức rõ động cơ học tập đúng đắn, về hoạt động tự học. Học viên còn lƣời học, thiếu ý thức tự giác trong học tập. Học viên học theo hình thức đối phó để có điểm còn rất phổ biến, điều này dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức không sâu.
Thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, đó là phần lớn học viên khi chuyển cấp sang một môi trƣờng học mới chƣa có khả năng để thích ứng, chƣa có kỹ năng tự học nên chƣa biết lựa chọn phƣơng pháp học tập phù hợp cũng nhƣ những kỹ năng cơ bản nên chƣa chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Ngoài ra, hoạt động tự học của học viên còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố tác động khác nhƣ phƣơng pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của thầy cô giáo, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của học viên... khiến kết quả học tập của các em học viên cũng bị ảnh hƣởng.